Phát hiện loài rắn lạ, chưa từng được ghi nhận ở Philippines
Các nhà nghiên cứu cho rằng sinh vật này mang những đặc điểm hình thái riêng biệt, đủ để tạo thành một chi mới trong họ nhà rắn.
Một nhóm nghiên cứu do chuyên gia Jeff Weinell thuộc Đại học Kansas, Mỹ dẫn đầum vừa công bố việc tìm thấy các đặc điểm hình thái mới của loài rắn có tên rắn đào hang lùn Waray (tên khoa học là Levitonius mirus) – sinh vật bản địa của hai đảo Samar và Leyte ở Philippines.
Những phát hiện này không giống với những gì giới khoa học biết về loài rắn trước đây.
Theo nghiên cứu, rắn đào hang lùn Waray hiện được phân loại vào chi mới Levitonius, có cấu trúc xương giống với hai họ hàng gần là Myersophis và Oxyrhabdium.
Tuy nhiên, độ dài xương của loài này chỉ đạt tối đa 172 mm, khiến chúng trở thành loài nhỏ nhất từng biết trong họ Rắn hổ. Vì có kích thước nhỏ, rắn Waray chủ yếu ăn giun đất để sống.
Nhà nghiên cứu Jeff Weinell phát hiện ra những đặc điểm hình thái khác biệt của loài rắn Waray. Ảnh: Scitechdaily.
Video đang HOT
Bài nghiên cứu đăng ngày 23/12/2020 có đoạn: “Dữ liệu phân tích phân tử cho thấy chi mới Levitonius có quan hệ họ hàng gần nhất với chi Myersophis và Oxyrhabdium, chúng chia sẻ nhiều đặc điểm bộ xương. Tuy nhiên Levitonius khác với các chi khác ở kích thước, tỷ lệ cơ thể và một số đặc điểm khác”.
“Dữ liệu về bộ xương thể hiện rằng loài rắn này sống trong hang và ăn giun đất. Rắn Levitonius mirus có tổng chiều dài cơ thể tối đa là 172 mm và hiện là loài nhỏ nhất được biết đến trong họ Rắn hổ”.
Nghiên cứu cũng cung cấp nhiều hình ảnh và kết quả khác nhau từ hình chụp cắt lớp, hình X-quang bộ xương, mẫu ADN và các phân tích khác để chứng minh rắn Waray thuộc một chi mới.
Hình ảnh phân tích cung cấp bởi nhóm nghiên cứu. Ảnh: Phys.org.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những dữ liệu này cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo về đa dạng sinh học ở hai đảo Samar và Leyte nói riêng và quần thể động vật của Philippines nói chung.
“Kết quả của chúng tôi cho thấy cần có thêm những nghiên cứu trong tương lai trên các đảo Samar và Leyte, vốn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hệ thống sinh học, một phần là do những quan điểm cho rằng các hòn đảo này chỉ là tập hợp con của hệ động vật xương sống trên đảo lớn Mindanao”.
“Việc phát hiện ra một loài rắn mang nhiều khác biệt rõ rệt về phát sinh loài đóng góp vào việc kêu gọi xem xét lại toàn bộ mô hình phức hợp đảo tổng hợp Pleistocene (mô hình đa dạng hóa PAIC)”, theo các nhà nghiên cứu thuộc dự án.
Cá voi khổng lồ chết dạt bờ biển, người dân sốc khi thấy thứ trong miệng con vật
Người dân hiếu kỳ kéo nhau đến xem con cá voi khổng lồ nằm bất động trên bãi biển nhưng rồi càng sốc khi biết sự thật.
Chuyện cá voi chết dạt vào bờ biển là điều không quá lạ lẫm đối với ngư dân các vùng biển, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, việc một con cá khổng lồ như cá voi nặng hàng chục tấn chết dạt vào bờ lại luôn gây sự chú ý bởi con cá to như vậy chết, ai cũng lo ngại có điều không hay xảy ra.
Hồi giữa tháng 5/2017, ngư dân ở một bãi biển thuộc tỉnh Cavite, phía Nam vịnh Manila (Philippines) không khỏi bàng hoàng khi phát hiện một con cá khổng lồ thân thể vẫn còn rướm đầy máu nằm chết trên bờ biển.
Con cá voi khổng lồ nằm bất động trên bãi cát.
Người ta kéo nhau đến xem sự tình ra sao nhưng rồi lại càng sốc khi biết sự thật. Đó đúng là hình dáng của một con cá voi nhưng là "cá voi giả" với hàng tấn rác thải trôi ra từ miệng.
Trên thực tế đây là mô hình nghệ thuật do Greenpeace, một tổ chức môi trường tại Philippines, tạo ra nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động của rác thải nhựa đối với môi trường biển.
Ông Yeb Sano, giám đốc điều hành của Greenpeace nói trên Facebook: "Con cá voi này được dựng nên hoàn toàn từ nhựa phế thải. Đây là một tác phẩm nghệ thuật được làm ra với hy vọng lan truyền và nâng cao nhận thức của mọi người về ảnh hưởng của các rác thải nhựa đến môi trường biển, cuộc sống của các loài hoang dã và cả con người".
"Xác" con cá voi thu hút sự chú ý của nhiều người.
Miệng trôi ra hàng tấn rác thải khiến nhiều người "sởn da gà".
Ông Yeb Sano cũng nhân dịp này kêu gọi chính phủ và các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực Đông Nam Á chung tay giải quyết vấn nạn về rác thải nhựa.
"Hình ảnh con cá voi chết này mô tả một cách chính xác và thực tế những gì đang diễn ra với môi trường của chúng ta, đồng thời thức tỉnh mọi người về những tác động của rác thải nhựa lên hệ sinh thái biển và lên đời sống của nhân loại. Chúng tôi muốn kêu gọi chính phủ các nước ASEAN giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, mỗi chúng ta nên là một phần, nên chịu trách nhiệm một phần về sự ô nhiễm này", ông Yeb Sano nói.
Ở Philippines, Đạo luật Cộng đồng 9003 và Đạo luật Quản lý chất thải rắn sinh thái năm 2000 đã đưa ra một khung quy định về quản lý chất thải rắn, trong đó bao gồm cả việc tái chế nhựa và chất dẻo. Thế nhưng các lệnh cấm về chất dẻo tại hầu hết các tỉnh thành của quốc gia này vẫn chưa được thực hiện do vẫn đang chờ phê duyệt.
Ở một số thành phố như Quezon, Mandaluyong và Makati, chính quyền đã cho thông qua một số lệnh cấm về chất thải dẻo sau khi các kết quả báo cáo khảo sát thực tế cho thấy các chất thải nhựa đã khiến hệ thống thoát nước tại những thành phố này bị tắc nghẽn.
'Xổng' cách ly chống Covid-19 chỉ 8 giây, bị phạt 82 triệu đồng Giới chức Đài Loan đã phạt một người đàn ông Philippines số tiền 100.000 Đài tệ (khoảng 82 triệu đồng) vì đối tượng rời phòng vỏn vẹn 8 giây trong lúc đang phải cách ly 14 ngày nhằm chống dịch Covid-19. Hình ảnh cho thấy người lao động nhập cư vi phạm cách ly, dù ngắn ngủi SỞ Y TẾ CAO HÙNG Theo...