Phát hiện loài ếch mới trong rừng Amazon kích thước nhỏ, mũi giống heo
Các chuyên gia phát hiện ra loài ếch mới kỳ lạ có chiếc mũi ‘giống lợn vòi’ để đào hang dưới lòng đất trong rừng nhiệt đới Amazon.
Loài ếch mới sinh sống ở hạ lưu vực Putumayo ở Loreto, Peru, có mõm dài và cong xuống, giống như lợn vòi, loài động vật có vú ăn cỏ ở Amazon.
Phát hiện loài ếch mới trong rừng Amazon kích thước nhỏ, mũi giống heo
Có tên khoa học là Christened Synapturanus danta, những con ếch mới có làn da màu đỏ nâu sẫm với kích thước chỉ 1,79 cm.
Theo các nhà nghiên cứu, ếch cũng có ngực, bụng màu vàng kem và có đốm nâu ở hai bên sườn.
Hình dạng cơ thể và ngoại hình chung của nó, lý tưởng cho việc đào hang, dường như cho thấy nó thích nghi với đất mềm của vùng đất than bùn Amazonian.
Video đang HOT
Lợn vòi to lớn có chiếc mùi nhọn dài
Các nhà nghiên cứu chỉ có thể tìm thấy loài ếch này qua một thời gian theo dõi tiếng kêu bíp bíp đặc biệt ở một số vùng đất than bùn.
Hình dạng cơ thể và vẻ ngoài của nó thích nghi với đất mềm của vùng đất than bùn, những vùng đất ngập nước trải thảm cỏ giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều xác thực vật.
Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm vào ban đêm vì đó là thời gian những con ếch hoạt động mạnh nhất. Họ đã ghi âm tiếng kêu của chúng và thực hiện phân tích ADN giúp xác nhận một loài ếch mới.
Michelle Thompson, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Field ở Chicago, đồng tác giả nghiên cứu cho biết đây là bằng chứng mới về sự đa dạng tiềm tàng của Amazon.
Ông cho biết: “Sinh vật nhỏ bé trông giống như một bức tranh biếm họa về một con lợn vòi. Ếch này lan rộng khắp Amazon, nhưng vì chúng sống dưới lòng đất và không thể đi xa nên phạm vi phân bố khá nhỏ”.
Trước đây, một số người dân ở Comunidad Nativa Tres Esquinas, Peru đã nhìn thấy về loài ếch đào hang nhỏ bé này và gọi là ếch vòi vì có ngoại hình giống với động vật có vũ mũi lớn. Nhưng cho đến nay, các nhà sinh vật học vẫn thấy khó nắm bắt được loài ếch mới.
Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Chiếc mặt nạ vàng tìm thấy ở Peru khiến các chuyên gia đau đầu tìm lời giải về vết máu trong lớp sơn đỏ.
Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Lần đầu tiên người ta tìm thấy chiếc mặt nạ vàng vào những năm 1990 nhưng từ đó đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được chất kết dính hữu cơ trong lớp sơn đỏ cho đến gần đây.
Mặt nạ nằm trên hộp sọ của một người đàn ông ưu tú đã chết cách đây 1.000 năm ở Peru.
Mặt nạ bằng vàng có lớp sơn đỏ có vết máu người. Người đàn ông, khoảng 40 đến 50 tuổi vào thời điểm qua đời, sống trong thời Sicán kéo dài từ năm 750 sau Công nguyên đến năm 1375. Đây là thời đại nổi tiếng với hàng loạt đồ vật bằng vàng chói lọi.
Bên cạnh người đàn ông là bộ xương của hai phụ nữ trẻ và hai bộ xương của trẻ em đang cúi mình đặt ở một tầng cao hơn.
Các nhà khảo cổ phát hiện trong nhiều ngôi mộ của tầng lớp ưu tú thời đó chứa nhiều đồ vật bằng vàng. Nhiều khả năng đồ dùng của người quá cố sẽ được chôn cất cùng.
Phân tích mới của các nhà nghiên cứu cho thấy phần sơn đỏ bên ngoài mặt nạ vàng là một dạng thủy ngân màu đỏ gạch, có chất kết dính hữu cơ chứa máu người và protein trứng chim.
Izumi Shimada, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Dự án Khảo cổ học Sicán cho biết chiếc mặt nạ cổ đại có chứa máu người. Bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sáu protein từ máu người trong lớp sơn đỏ, bao gồm albumin huyết thanh và immunoglobulin G, một loại kháng thể huyết thanh người.
Ngoài ra còn có protein khác bao gồm ovalbumin, từ lòng trắng trứng. Vì các protein bị phân hủy rất mạnh nên các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác loài trứng chim được sử dụng để làm sơn.
Ông nói: "Sự hiện diện của máu người trên chiếc mặt nạ vàng bổ trợ cho lý thuyết trước đây về sơn chu sa đỏ, đại diện cho sức mạnh dồi dào hỗ trợ tái sinh".
Nền văn hóa Sican sinh sống ở bờ biển phía bắc của Peru ngày nay và những người thuộc tộc Inca, nhưng họ phát triển như thế nào thì không có nhiều tài liệu rõ ràng.
Một số người cho rằng người Sicáns là hậu duệ của nền văn hóa Moche phát triển mạnh mẽ ở Peru từ năm 100 đến năm 700 sau Công nguyên.
Văn hóa Sicán chú trọng nhiều vào các tập tục an táng của giới tinh hoa, những người này sau khi qua đời được chôn cất với nhiều vật phẩm trang trọng. Hơn nữa, tục lệ Sicán có hiến tế con người và chủ yếu là phụ nữ được hiến tế và đặt trong lăng mộ của đàn ông.
Giải mã bí ẩn về bức tượng không đầu, chuyên gia bất ngờ: Người phát minh ra kim tự tháp Cuối cùng các nhà nghiên cứu cũng tìm ra danh tính của bức tượng không đầu thời Ai Cập cổ đại. Theo đó, các chuyên gia nghiên cứu từng bối rối khi tìm thấy một bức tượng không đầu làm bằng đồng thời Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, sau đó, các chuyên gia đã giải được câu đố về danh tính thật...