Phát hiện loài bọt biển thủy tinh mới giống như người ngoài hành tinh
Đáy đại dương thực sự là một thế giới xa lạ và cũng là nơi sinh sống của các loài trông giống như du khách đến từ các hành tinh khác.
Hình ảnh bọt biển thuỷ tinh Advhena magnifica.
Loài bọt biển thuỷ tinh mới được phát hiện có tên Advhena magnifica sống trên ở khu vực biển Thái Bình Dương. Nó được thu thập lần đầu tiên vào năm 2016 bởi tàu nghiên cứu Okeanos Explorer của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) ở gần rãnh Mariana.
Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một loài bọt biển thủy tinh có hình dáng rất ma quái với hai lỗ to giống như hốc mắt.
Video đang HOT
Sống ở độ sâu mà ánh sáng hầu như không chạm tới, bọt biển thủy tinh không có tầm nhìn và thiếu hệ thống thần kinh trung ương để xử lý thông tin mà mắt có thể cung cấp. Thay vào đó, đây là những lỗ mở lớn ra bên ngoài, thông qua các lỗ đó bọt biển đẩy nước ra sau khi nó được hút vào qua các lỗ nhỏ hơn với các hạt thức ăn được loại bỏ trong một mạng lưới.
Bằng những hình ảnh kính hiển vi điện tử quét khiến nhà nghiên cứu Branco nhận ra A. Magnifica không phải là bọt biển Bolosoma.
Thực tế chúng ta biết rất ít về vị trí của A. Magnifica trong hệ sinh thái biển sâu của nó, nhưng bọt biển, giống như san hô, cung cấp môi trường sống cho các loài khác, tạo ra những nơi chúng phát triển các điểm nóng sinh học.
Bên cạnh đó, ngoài A. Magnifica, nghiên cứu còn mô tả hai loài mới có tên Euplectella sanctipauli và Bolosoma perezi, được phát hiện ở Nam Đại Tây Dương. Đáng chú ý là bọt biển Bolosoma chưa bao giờ được báo cáo ở Đại Tây Dương.
Hầu hết các bọt biển sống ở độ sâu 450-900 mét nhưng A. magnifica đã được thu thập ở độ sâu lên đến 2.028 mét và E. Sanctuarytipauli gần gấp đôi con số này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện loài cá mập đi bộ trên đất liền?
Cá mập vốn là loài hung dữ, được ví như sát thủ đại dương, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện loài cá mập tiến hóa có khả năng đi bộ trên đất liền?
Cá mập có khả năng đi bộ được phát hiện ngoài khơi Australia
Cá mập đi bộ nghe có vẻ giống như những gì bạn nhìn thấy trong các bộ phim khoa học giả tưởng nhưng đó hoàn toàn là sự thật khi mới đây các nhà khoa học phát hiện cá thể cá mập biết đi tại Australia.
Một nghiên cứu mới trên tạp chí Marine and Freshwater Research tiết lộ các nhà khoa học vừa tìm thấy 4 loài cá mập đang tiến hóa để có khả năng đi bộ trên mặt đất.
Những con cá mập này dùng vây để đi lại như 4 chiếc chân. Mặc dù vẫn sống chủ yếu dưới nước, đôi khi, người ta sẽ thấy chúng lội giữa những rặng san hô hoặc trèo hẳn lên khỏi mặt đất để đi từ những vũng nước này sang vũng nước khác.
Loài cá mập đi bộ được phát hiện ngoài khơi bờ biển nước Australia. Chúng thường có kích thước nhỏ hơn so với những con cá mập đại dương.
Đồng tác giả nghiên cứu cho biết hầu hết những con các mập biết đi dành cả cuộc đời xung quanh một rạn san hô nơi chúng sinh ra, và thường không di chuyển ra khỏi bán kính 1,6 km.
Cá mập vốn nổi tiếng là một trong những loài động vật to lớn, hung dữ, sinh sống ở dưới đại dương. Chúng xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ xuất hiện khủng long. Cá mập từ lâu là nỗi ảm ánh của nhiều loài động vật cũng như con người.
Tuy nhiên, những con cá mập đi bộ trên môi trường khô cạn lại hoàn toàn vô hại đối với con người.
Các nhà nghiên cứu nói rằng họ sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu cá mập đi bộ để tìm hiểu thêm về thói quen của chúng. Cá mập đi bộ vẫn là một tập hợp ít cá thể và chưa có nhiều thông tin vì vậy vẫn còn nhiều câu hỏi cần tìm lời giải đáp trong tương lai.
'Cứu hộ' san hô ở bán đảo Sơn Trà Lặn ngụp dưới làn nước lạnh, các thành viên của Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa đang ra sức 'cứu chữa', chăm sóc cho những rạn san hô bị hư hại dưới chân bán đảo Sơn Trà. Nhóm Sasa được thành lập từ 2 năm trước, trong một lần cứu hộ một cá thể cá heo dạt vào bãi biển Đà...