Phát hiện kiến trúc Phật giáo 1.200 năm tuổi tại Bangladesh
Nhóm các chuyên gia thuộc Sở Khảo cổ Bangladesh vừa phát hiện khu phức hợp Phật giáo cổ, cách đây 12 thế kỷ.
Nơi phát hiện ra công trình cổ này là Dalijhara Dhibi, ngoại ô phụ cận Kheshbpur thuộc quận Jessore. Tại đây, các nhà khảo cổ quan sát thấy tàn tích của 2 ngôi chùa, cổng chùa cùng 18 phòng ở của chư Tăng trong khu này. Qua đánh giá, các cấu trúc này có mặt từ giữa thế kỷ 9 đến thế kỷ 11.
Khu phức hợp bị chôn vùi từng là một cánh đồng xoài, được phát hiện lần đầu tiên cách đây 30 năm
Ông Afroza Khan Mita, giám đốc Cơ quan Khảo cổ quận Khulna, giám sát công trình khai quật khẳng định “đây là lần đầu tiên cấu trúc dạng này được tìm thấy ở vùng Tây Nam Bangladesh và phía nam khu vực Tây Bengal”.
Khám phá này có ý nghĩa khảo cổ học quan trọng về lịch sử phát triển Phật giáo ở Bangladesh. Ngôi tự viện thứ 2 được phát hiện ở Nam Bengal sau khi một ngôi tự viện được tìm thấy trước đó ở khu khảo cổ Bharat Bhayana – tiến sĩ khảo cổ học người Ấn Độ Arun Nag cho biết (theo Dhaka Tribune).
Theo đó, công trình cổ xưa này có nhiều điểm khác biệt so với các cấu trúc từng được tìm thấy trước đó ở các điểm khảo cổ Phật giáo khác tại Bangladesh hay tại Bihar, Odisha, Tây Bengal (Ấn Độ). Hiện các chuyên gia đang tiến hành so sánh những khác biệt này với các cấu trúc khác cùng niên đại tại vùng Nam Á. Sau khi việc khai quật được hoàn tất, sự phát hiện này được xem là sẽ làm giàu có hơn cho ngành khảo cổ học Bangladesh – các chuyên gia nhấn mạnh.
Theo tờ báo địa phương Prothom Alo ở Bengal, khu vực phát hiện công trình cổ xưa này từng là một cánh đồng xoài. Năm 1988, một trận bão lớn đã đánh bật hầu hết các cây xoài ở đây. Sau đó, người dân nơi đây bắt đầu canh tác chuối. Khi chuẩn bị đất trồng trọt, một lớp nền bằng gạch nằm sâu bên dưới được phát hiện. Điều này khiến người dân ngạc nhiên nhưng không được các nhà khảo cổ học quan tâm.
Tháng 11 năm ngoái, hơn 30 năm sau phát hiện đầu tiên, chủ nhân của mảnh vườn này quyết định trồng xoài trở lại và phát hiện các khối gạch đỏ lớn bên dưới. Từ đó, các chuyên gia khảo cổ bắt tay về việc khai quật.
Huệ Trần
5 mãng xà đáng sợ của thế giới thần thoại: Con số 1 giết thần Thor sau 9 bước chân
Trong các nền văn hóa Hy Lạp, Bắc Mỹ... rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, tái sinh và bất tử.
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là hình tượng của 5 con rắn tiêu biểu xuất hiện trong lịch sử và thần thoại, đóng vai trò quan trọng trong các nền văn hóa trên thế giới.
1/ Jrmungandr , con rắn biển trong truyền thuyết người Viking
Thor vùi dập con rắn Jrmungandr. Photo: Fine Art Images/Heritage Images/Getty Images
Trong thần thoại Bắc Âu, có rất ít câu chuyện kịch tính như của Jrmungandr - con rắn biển mạnh mẽ, khổng lồ, được xem là 'Mãng xà trần gian'. Jrmungandr, một trong ba người con của vị thần Loki và nữ khổng lồ Angrboda, đã bị Odin (cha của thần Thor) ném xuống biển.
Nó lớn dần lên cho đến khi cơ thể bao quanh toàn bộ Trái Đất. Trong trận chiến Ragnarok, Thor dung búa Mjolnir giết chết Jrmungandr, tuy nhiên sau khi bước được 9 bước Thor đã gục ngã và chết ngay trên chiến trường do nọc độc từ vết cắn của Jrmungandr.
2/ Truyền thuyết Medusa và Gorgons
Đầu của Medusa, được vẽ bởi Peter Paul Rubens. Photo: Leemage/Corbis/Getty Images
Trong thần thoại Hy Lạp, Gorgons là một người phụ nữ có mái tóc là những con rắn, ai nhìn vào mắt mụ ta sẽ bị hóa đá. Theo một số truyền thuyết, Medusa ban đầu là một phụ nữ xinh đẹp, cuộc hẹn hò của cô với thần Poseidon trong ngôi đền của thần Athena đã làm cho vị thần tức giận và biến cô thành Gorgons.
Athena sau đó đã giúp anh hùng Perseus giết Medusa bằng cách đưa cho anh ta một chiếc khiên bằng đồng, thứ có thể phản chiếu Medusa mà không phải nhìn vào mắt mụ ta.
3/ Thần Quetzalcoatl
Một cái nhìn chi tiết về nghệ thuật Aztec mô tả Tezcatlipoca và Quetzalcoatl (phải) nuốt chửng một con người. Photo: PHAS/Universal Images Group/Getty Images
Trong số các vị thần nổi bật nhất của nền văn hóa ở miền Trung châu Mỹ, Quetzalcoatl là một vị thần có sự pha trộn giữa chim và rắn chuông. Đây chính là vị thần gió và mưa của người Aztec cổ, tượng trưng cho sự học tập, nghiên cứu khoa học và nông nghiệp. Quetzalcoatl đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới.
Trong thần thoại vị thần này đã tự biến mình thành rắn và xe xác con quái vật biển khổng lồ tên là Cipactli làm đôi, một phần của con quái vật trở thành mặt đất, phần còn lại trở thành bầu trời. Mặc dù những mô tả đầu tiên của Quetzalcoatl là một con rắn có chum lông dài, tuy nhiên các nền văn hóa sau này đã lấy hình ảnh con người để đại diện cho vị thần này.
4 / Rồng
Ảnh: Wolfgang Kaehler / LightRocket / Getty Images
Hội trường Chariot ở thị trấn di sản thế giới Luông Pha Băng ở miền Trung Lào có xe tang bằng gỗ được chạm khắc bằng vàng của vua Sisavang Vong, được trang trí với những con rắn Naga lớn ở phía trước.
Trong các tôn giáo của Ấn Độ có đề cập đến một chủng tộc bán thần được gọi là Naga, lấy hình dạng nửa người, nửa rắn, nửa hổ. Trong Phật giáo, Naga thường được miêu tả là những chiến binh bảo vệ Đức Phật, tuy nhiên chúng cũng rất mạnh mẽ và trở nên nguy hiểm khi tức giận.
Trong số các Naga được nhắc đến trong Phật giáo, nổi tiếng nhất là Mucalinda, một vị vua Naga đã dùng chiếc mũ đầu rắn của mình để che chở cho Đức Phật khi người đang ngồi thiền trong một trận bão cát.
5/ Vũ điệu rắn của người Hopi
Điệu nhảy rắn của bộ lạc Hopi người Mỹ bản địa. Photo: Culture Club/Getty Images
Trong hàng ngàn năm, các thành viên của bộ lạc người Mỹ bản địa ở phía Hopi ở phía Bắc Arizona thực hiện một nghi thức được gọi là vũ điệu rắn.
Các nghi lễ kéo dài nhiều ngày, với mục đích gọi mưa và khuyến khích việc sinh sản. Các vũ công nam thu thập rắn từ nhiều nơi khác nhau đến. Các con rắn này được rủa sạch và được quấn lên người của các vũ công khi họ thực hiện nghi lễ.
8/ Truyền thuyết về Bạch cốt tinh
Ảnh: Herve Bruhat / Gamma-Rapho / Getty Images
Một nữ diễn viên đóng vai con rắn trắng trong Baishe Zhuan (Truyền thuyết về Bạch cốt tinh) trong một vở opera Trung Quốc, 2000.
Câu chuyện bắt nguồn từ Trung Quốc kể về về một nữ xà tinh màu trắng sống dưới nước, có hình dạng con người, được gọi là Bai Suzhen. Sau khi Bai yêu và kết hôn với một người đàn ông phàm trần.
Một tu sĩ Phật giáo có tên là Fahai đã tiết lộ danh tính của cô với chồng. Sau đó Fahai đã bắt cóc chồng của Bai và bẫy cô trong một ngôi chùa. Có nhiều truyền thuyết khác nhau về câu chuyện của Bạch cốt tinh, từ kinh dị đến lãng mạn trong nhiều thế kỉ ở Trung Quốc.
Một truyền thuyết về việc Fahai phải chiến đấu với bạch cốt tinh độc ác, đến mối tình lãng mạn, vượt qua khoảng cách giữa con người và loài rắn nhưng lại bị ngăn cấm của Bai và chồng mình.
Nguồn: History.com
Hoàng Tiến Đạt
Theo Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Ashoka - "bạo đế" ấn độ trở thành "người bảo trợ" cho phật giáo Dù có công lao mở mang bờ cõi, định hình bản đồ Ấn Độ như hiện nay nhưng khi phải đối diện với sự tàn khốc và vô lý của chiến tranh, Ashoka Đại đế đã tự đặt cho mình muôn vàn câu hỏi. Để rồi, từ một vị bạo chúa hiếu chiến, ông trở thành một hiện thân rõ nét của tinh...