Phát hiện hộp sọ của ‘chim sấm’ khổng lồ đã tuyệt chủng ở Úc
Việc phát hiện hóa thạch của chim sấm Genyornis newtoni (G. newtoni) không chỉ làm sáng tỏ về chính nó mà còn về toàn bộ nhóm Dromornithidae, một nhánh các loài chim Úc lớn hiện đã tuyệt chủng.
Suốt hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã săn lùng hóa thạch hộp sọ của loài chim sấm G. newtoni, còn được gọi là mihirung, nhưng không thành công. Khoảng 50.000 năm trước, những loài chim người khổng lồ này đã đi bộ qua các khu rừng và đồng cỏ ở Úc trên đôi chân cơ bắp. Chúng cao hơn con người và nặng hàng trăm kg.
Ảnh mô phỏng về loài chim sấm khổng lồ. Ảnh: CNN
Loài mihirung cuối cùng đã tuyệt chủng khoảng 45.000 năm trước. Hộp sọ đầu tiên được tìm thấy vào năm 1913, không hoàn thiện và bị hư hỏng nặng, đặt ra câu hỏi về khuôn mặt, thói quen và tổ tiên của loài chim khổng lồ này.
Ngày 3/6, trên tạp chí Historical Biology, các nhà khoa học cho biết việc phát hiện ra hộp sọ G. newtoni hoàn chỉnh đã giải quyết được bí ẩn lâu đời này, mang lại cái nhìn trực tiếp đầu tiên với loài mihirung khổng lồ.
Hộp sọ của G. newtoni, thứ đang giúp giải đáp bí ẩn lâu đời về khuôn mặt của loài chim khổng lồ. Ảnh: Đại học Flinders
Việc phát hiện ra hộp sọ hoàn chỉnh không chỉ làm sáng tỏ về G. newtoni mà còn về toàn bộ nhóm Dromornithidae, từ đó kết nối với các loài chim nước hiện đại như vịt, thiên nga và ngỗng.
Giáo sư giải phẫu và cổ sinh vật học Larry Witmer tại Đại học Ohio cho biết mặc dù các nhà khoa học đã biết về G. newtoni trong hơn một thế kỷ, nhưng những hóa thạch mới và công trình tái tạo hộp sọ cung cấp những chi tiết quan trọng mà trước đây chưa từng biết đến.
Video đang HOT
G. newtoni cao khoảng 2 mét và nặng tới 240 kg. Nó thuộc họ Dromornithidae, một nhóm chim không biết bay được biết đến từ các hóa thạch được tìm thấy ở Úc.
“Hộp sọ là nơi đặt não và các cơ quan cảm giác, là nơi đặt bộ máy kiếm ăn và thường là nơi đặt các cơ quan trưng bày (sừng, mào…). Thêm vào đó, các hộp sọ có xu hướng chứa đựng các đặc điểm cấu trúc giúp chúng ta có manh mối về phả hệ của chúng”, ông Witmer nói.
Trong nghiên cứu mới, “các tác giả đã khai thác những hóa thạch mới này bằng tất cả những gì họ có”, Witmer cho biết. Các nhà nghiên cứu không chỉ mô hình hóa xương trong hộp sọ; họ cũng phân tích vị trí của cơ hàm, dây chằng và các mô mềm khác gợi ý về đặc điểm sinh học của loài chim.
Nhà cổ sinh vật học có xương sống Phoebe McInerney tại Đại học Flinders, tác giả chính của nghiên cứu, mô tả G. newtoni có một cái mỏ rất khác thường, có hình dạng rất giống ngỗng. So với hộp sọ của hầu hết các loài chim khác, hộp sọ của nó khá ngắn, nhưng hàm rất đồ sộ, được hỗ trợ bởi cơ bắp khỏe mạnh.
Hai trong số các đồng tác giả của nghiên cứu, Phoebe McInerney và Jacob Blokland, chụp ảnh bên hộp sọ của Genyornis newtoni. Ảnh: Đại học Flinders
Hộp sọ cho thấy chế độ ăn của G. newtoni. Vùng kẹp phẳng ở mỏ thích hợp để xé những quả mềm, chồi và lá mềm, đồng thời vòm miệng dẹt ở mặt dưới của mỏ trên có thể được sử dụng để nghiền trái cây mềm.
“Hộp sọ cũng là bằng chứng cho thấy sự thích nghi với việc kiếm ăn trong nước, có thể là trên cây nước ngọt”, McInerney nói. Trong khi đó, Witmer cho biết giả định kiếm ăn dưới nước của loài chim thật bất ngờ vì kích thước khổng lồ của nó.
Các tác giả nghiên cứu đặt chúng vào bộ chim nước Anseriformes. Dựa trên cấu trúc xương và các cơ liên quan, Dromornithidae có thể là họ hàng gần với tổ tiên của loài chim hét Nam Mỹ hiện đại, loài chim giống vịt sống ở vùng đất ngập nước ở miền nam Nam Mỹ.
Mặc dù cái nhìn mới về G. newtoni là chính xác nhất cho đến nay, nhưng nếu phát hiện thêm các hóa thạch bổ sung, bức chân dung của loài ngỗng khổng lồ khác thường sẽ được khắc họa rõ nét hơn, cũng như môi trường sống đã biến mất của nó, theo đồng tác giả nghiên cứu và nhà cổ sinh vật học gia cầm Jacob Blokland cho biết.
Ông nói: “Một loài chim khổng lồ và độc đáo như vậy chắc chắn đã ảnh hưởng đến môi trường và các động vật khác mà nó tương tác, dù lớn hay nhỏ. Chỉ thông qua nghiên cứu, chúng ta mới có thể xây dựng được một bức tranh lớn hơn và khám phá những gì chúng ta đang thiếu”.
Đi dạo bãi biển tìm thấy "quái ngư" dài 4,5 m trôi dạt, chuyên gia kiểm tra phát hiện sự thật gây sốc
Người đàn ông không ngờ, khi đang chạy bộ lại bắt gặp một con "quái ngư" dạt vào bờ biển.
"Quái ngư" khổng lồ dạt vào bờ biển
Theo trang Science Alert, vào ngày 5/1/2024, ông Stephen Davies, 72 tuổi đi chạy bộ ở bãi biển gần Vịnh Liverpool, nước Anh thì gặp chuyện bất ngờ. Đó là ông phát hiện ra một con "quái ngư" khổng lồ bị dạt vào bờ.
Quá bất ngờ với vẻ ngoài đáng sợ của con vật, ông Stephen đã gọi cho cảnh sát địa phương. Theo lời của ông, ban đầu ông cứ ngỡ là mình đã tìm thấy xác của sinh vật ngoài hành tinh hay quái thú nào đó. Ông chia sẻ với Science Alert: "Tôi đang chạy trên bãi biển và nhìn thấy một thứ gì đó rất lớn. Tôi chưa bao giờ thấy thứ gì giống như vậy trước đây."
Sau khi hay tin, cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác định xem sinh vật khổng lồ này là gì. Cuối cùng họ cho biết, đây là xác của một con cá mập phơi nắng.
Khi đang chạy trên bãi biển, người đàn ông bất ngờ phát hiện một con "quái ngư" khổng lồ. (Ảnh: Science Alert)
Cá mập phơi nắng hay còn gọi là cá nhám phơi nắng (tên khoa học là Cetorhinus maximus - có nghĩa là cá quái vật). Cá mập phơi nắng hiện đang là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại với kích cỡ lên tới trên 10m, chỉ thua cá mập voi. Và dù cùng họ với lũ cá mập trắng, loài vật này cũng không phải loại săn mồi, vì chúng chủ yếu chỉ ăn phù du.
Nó khổng lồ, bí ẩn và là nỗi sợ hãi của các thủy thủ ngày trước.
Cái tên "phơi nắng" xuất phát từ chính tập tính của chúng: mò lên mặt biển đón nắng trong những tháng hè. Nhưng khi qua mùa hè, lũ quái khổng lồ này biến mất, xuống độ sâu ít nhất là 1.000m dưới lòng đại dương.
Cá mập phơi nắng là một loài quốc tế có thể được tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới. Nó thích vùng nước ôn đới và ấm áp, từ 8-14 ° C nhưng gần đây nó đã được nhìn thấy ở vùng nước ấm hơn nhiều ở gần xích đạo. Cá mập phơi nắng thường được tìm thấy gần đất liền. Thông thường, chúng bơi ở vùng nước khá nông, nhưng chúng cũng xuất hiện ở độ sâu tới 910 mét. Di cư là hành vi đặc trưng của loài này, cũng như cho cá mập hổ và cá mập đầu búa, những con cá mập di cư đến vùng nước ấm hơn vào mùa đông.
Cá mập phơi nắng hiện đang là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại với kích cỡ lên tới trên 10m, chỉ thua cá mập voi. (Ảnh: Pixabay)
Cơ thể của cá nhám phơi mang đặc tính điển hình của cá mập. Chúng có cơ thể dài, hình trục chính và kích thước đồ sộ, do đó, nó có thể dễ bị nhầm với cá mập trắng lớn. Các vòm mang có chứa các lược mang đặc biệt, dài 10-14 cm. Mỗi vòm chứa đến 1000 lược mang. Chức năng của chúng là lọc sinh vật phù du. Mõm của Cá nhám phơi khá ngắn và miệng có từ 4 đến 9 hàng răng nhỏ, cong. Răng chỉ dài 5-9 mm, nhưng có đến 3.000 cái.
Vây của cá nhám phơi nắng tương tự như các loài cá mập khác, vây lưng có hình tam giác, vây ngực thẳng và vây đuôi có hình lưỡi liềm. Màu sắc của cá nhám phơi khác nhau và rất có thể phụ thuộc vào điều kiện quan sát và tình trạng sức khỏe của các cá thể. Hầu hết, chúng có màu nâu sẫm hoặc xám đen ở lưng và nhạt hơn ở bụng, nhưng một số cá thể hoàn toàn tối.
Mặc dù có kích thước lớn, cá mập phơi nắng không phải là loài săn mồi chủ động. Chúng chủ yếu ăn các sinh vật phù du bằng cách lọc nước với các khe mang dài. Chúng có thể lọc đến 1.800 tấn nước mỗi giờ.
Cá mập phơi nắng đang được IUCN liệt vào danh sách những loài vật sắp nguy cấp do bị con người đánh bắt quá mức. (Ảnh: Pixabay)
Cá mập phơi nắng là loài noãn thai sinh. Thời gian mang thai có thể kéo dài từ một đến ba năm, và con non ( thường là 1 hoặc 2 con một lứa) được sinh ra khi đã phát triển đầy đủ và dài 1,5-2 mét . Cá nhám phơi nắng trưởng thành khi được 2 đến 4 tuổi. Giao phối xảy ra vào đầu mùa hè và con cái đẻ con ở vùng nước nông. Tuổi thọ chính xác của cá mập phơi nắng vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng con số này có thể đạt tới 50 năm.
Theo các nhà khoa học, con cá mập phơi nắng được tìm thấy ở gần vịnh Liverpool này dài khoảng 4,5 m có thể vẫn còn nhỏ vì những con cá mập phơi nắng trưởng thành có thể dài tới 12 m.
Họ cũng cho rằng nó có thể chết vào mùa đông và dạt vào bờ biển sau những cơn bão.
Được biết trước kia, cá mập phơi nắng có số lượng cực kỳ phổ biến. Nhưng hiện tại, chúng đang được IUCN liệt vào danh sách những loài vật sắp nguy cấp do bị con người đánh bắt quá mức.
"Quái ngư" nước Mỹ: Nặng tới 56kg, dài hơn 1m, ăn thịt cả đồng loại khiến các nhà chức trách lo lắng Các nhà chức trách Mỹ đang đau đầu bởi sự xâm lấn của loài cá này. Theo IFL Science, vào những năm 1950, ngư dân miền tây nước Mỹ được giới thiệu một loài cá xuất xứ từ sông Mississippi và ven vịnh Mexico để nuôi làm thực phẩm. Sau khi loài cá này được đưa vào quốc gia này, người ta nuôi...