Phát hiện học sinh ngủ gật trong lớp, cô giáo nhắn tin phê bình với phụ huynh, nhưng cuối cùng chính cô phải hối hận
Vội vàng khi mang lỗi ngủ gật của học sinh ra nhóm chat đông người để chỉ trích, cuối cùng cô giáo lại phải hối hận khi biết nguyên nhân.
Đa số các trường học ở Trung Quốc, phụ huynh học sinh và giáo viên trao đổi tình hình học tập của con thông qua ứng dụng WeChat.
Mới đây, trong nhóm chat của một lớp 5, cô giáo bé Na Na đã phê bình học sinh gục xuống ngủ ngon lành ngay trong giờ học với lời lẽ rất chỉ trích: “Mẹ Na Na à, trường lớp là nơi để học tập. Làm ơn hãy để bọn trẻ ngủ ở nhà sau giờ học”. Kèm theo đó là hình ảnh cô giáo chụp Na Na đang ngủ ngon trên lớp.
Trước khi phê bình học sinh, giáo viên nên tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân.
Đọc được những lời khiển trách của cô giáo, mẹ Na Na không hề giận con, mà chỉ rơi nước mắt vì thương. Lý do Na Na ngủ gật trong lớp như vậy là vì tối qua, cô bé đã phải thức trông mẹ trong viện khi mẹ trượt chân ngã trong nhà tắm phải đi cấp cứu. Ở nhà lúc đó lại chỉ có 2 mẹ con. Na Na đã rất bình tĩnh gọi xe cấp cứu đưa mẹ tới bệnh viện kịp thời. Rồi chính cô bé 10 tuổi đã ở lại viện chăm sóc cho mẹ tới sáng khi mẹ đã ổn định mới vội vàng đi học.
Giáo viên nên gặp riêng học sinh để nói chuyện khi trẻ mắc lỗi, tránh chỉ trích trẻ nơi đông người.
Mẹ Na Na cũng đã nhắn tin lại cho cô giáo: “Tôi đã nhìn thấy và biết con tôi ngủ trong lớp qua phản ánh của cô giáo. Con tôi đã có một đêm mất ngủ và mệt mỏi, vì thế tôi không thấy buồn vì hành động trên của con gái mình”.
Sau đó mẹ cô bé lớp 5 đã kể rõ lại sự tình trong nhóm chat để cô và các vị phụ huynh khác hiểu. Các phụ huynh trong lớp đã khen ngợi Na Na thông minh, nhạy bén trong tình huống đó. Cô giáo đã xin lỗi vì chưa hiểu chuyện mà trách học sinh, đồng thời chúc mẹ Na Na mau khỏe”.
Giáo viên, phụ huynh và học sinh nên trao đổi trực tiếp với nhau về lỗi của trẻ ở trường.
Từ tình huống này cho thấy, trước khi phê bình học sinh ở chỗ đông người, giáo viên nên tìm hiểu kỹ nguyên do và không nên lấy nhóm chat ra làm chỗ phê bình cá nhân. Hành vi như vậy sẽ vô tình khuếch đại thêm lỗi lầm của trẻ. Dù là lỗi xuất phát từ phía trẻ hay cha mẹ, việc chỉ trích chỗ đông người cũng bị coi là thiếu tôn trọng người khác.
Khi trẻ mắc lỗi, việc đầu tiên giáo viên nên gặp nói chuyện trực tiếp với các em hoặc phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân, thay vì kết luận hay đổ lỗi. Không nên chỉ trích học sinh ở chỗ đông người, bởi làm như thế các em sẽ xấu hổ và có phản ứng tiêu cực.
Theo Sohu/Helino
Quảng Bình: Cô giáo vùng cao chào đón đầy yêu thương khiến trẻ vui đến trường
Mỗi sáng đến lớp, các em học sinh mầm non tại xã vùng cao Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình sẽ được lựa chọn màn chào hỏi nhiều hình thức như ôm, đập tay với cô giáo của mình.
Đây là cách để các cô giáo vùng cao tạo sự hứng khởi cho học sinh, giảm tình trạng bỏ học.
Video: Cách đón trẻ tới lớp của cô giáo Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa.
Đó là cách đón trẻ đến lớp mỗi ngày của các cô giáo tại Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Đây là ngôi trường đóng trên địa bàn xã miền núi, còn rất nhiều khó khăn, là nơi sinh sống của đồng bào người Khùa, Mày, Chứt...
Cô giáo đón trẻ với bộ "menu" lựa chọn hành động như: trái tim ấm áp, đôi bàn tay xinh, nắm tay kỳ diệu và bàn chân đáng yêu.
Cách đón trẻ đầy độc đáo nói trên được Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa triển khai ở tất cả các điểm trường vào đầu năm học mới vừa qua. Vào mỗi buổi sáng đón trẻ, các cô giáo sẽ chờ các em ở cửa với bộ "menu" lựa chọn hành động như: trái tim ấm áp, đôi bàn tay xinh, nắm tay kỳ diệu và bàn chân đáng yêu.
Với mỗi lựa chọn này, cô giáo sẽ đập tay đầy hứng khởi hoặc dành tặng những cái ôm yêu thương cho học trò trước khi vào lớp. Không những vậy, mỗi khi tan trường, các cô cũng dành tặng các em những cái ôm và chào tạm biệt để về bên gia đình.
Cô trò đập tay đầy hứng khởi trước khi vào lớp.
Chia sẻ với Dân trí, cô Đinh Thị Bùi Chung, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Trọng Hóa cho biết, do điều kiện đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, học sinh đều là con em đồng bào dân tộc nên rất nhút nhát và ngại việc đến trường. Chính vì vậy các cô giáo của ngôi trường này luôn phải tạo ra cảm giác gần gũi, thích thú đến lớp đối với các em. Cũng theo cô Chung, cô được biết và tìm hiểu hình thức đón trẻ này trên một số tờ báo và thấy thú vị cũng như mang lại hiệu quả nên đã triển khai thực hiện.
"Cứ vào đầu năm học mới là các em lại không chịu quay lại trường, hoặc học giữa buổi lại bỏ trốn về nhà. Vì vậy, ngoài việc đến trực tiếp từng nhà đón các em lên lớp, các cô giáo của nhà trường còn muốn đón trẻ với nhiều yêu thương, để học trò cảm thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui", cô Chung chia sẻ.
Những cái ôm ấp áp, yêu thương.
Cô Thái Thị Ngân, giáo viên cắm bản tại điểm trường bản Sy, xã Trọng Hóa cho biết, không chỉ học sinh mà ngay cả các cô giáo cũng rất thích thú với các hoạt động đón trẻ đầy ý nghĩa này. Nó làm tăng thêm không khí vui tươi, nâng cao tinh thần yêu nghề, mến trẻ của cô giáo mầm non.
"Với học sinh dân tộc, các em còn thiếu thốn rất nhiều, thiệt thòi nhiều so với các bạn dưới xuôi. Ngay từ cái ăn, cái mặc đến sự quan tâm của bố mẹ cũng ít, chính vì thế những cử chỉ yêu thương sẽ khiến các em vui hơn, cảm nhận sự yêu thương nhiều hơn", cô Ngân cho hay.
Cô và trò điểm trường Ra Mai, Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa.
Cũng như cô Ngân, cô giáo cắm bản Đinh Thị Huyền Trang tâm sự, do điều kiện cũng như hiểu biết hạn chế nên tâm lý phụ huynh hầu như không quan tâm đến trẻ, khiến các em rất nhút nhát, giao tiếp với cô và các bạn rất là rụt rè.
"Để tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin thì phải gần gũi với trẻ, muốn cho trẻ đến lớp học thường xuyên thì không những trang trí lớp đẹp, sân vườn đẹp, khuôn viên cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp mà còn tạo sự thân thiện giữa cô và trẻ. Kể từ khi thực hiện đón và trả trẻ như thế thì các em và phụ huynh cũng tỏ ra thích thú, phấn khởi hơn", cô Trang tươi cười nói.
Các cô giáo mầm non luôn tạo sự thân thiện với trẻ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa hiện có tất cả 7 điểm trường với 21 giáo viên và 214 học sinh. Đặc biệt, 2 phòng học tại điểm trường bản Sy chính là công trình mà báo Dân trí kết nối với Tập đoàn Đỉnh Vàng ủng hộ, xây dựng vào năm 2017. Nhờ vậy mà từ đó đến nay, cô và trò tại điểm trường này được dạy và học trong căn phòng khang trang, sạch đẹp.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Những cô giáo đến từ phía mặt trời Nắng cũng như mưa, đều đặn từng ngày, từ phía mặt trời, các cô giáo lên điểm trường Hô Củng, điểm trường ấy chẳng khi nào ngớt tiếng cười của lũ học trò nhí Sau những ngày về thăm gia đình, các cô lại đến với lớp học phía trong lòng núi, các cô đến từ phía mặt trời mọc, đến từ ánh...