Phát hiện ‘hệ Mặt trời’ có 2 hành tinh khổng lồ cách Trái đất 300 năm ánh sáng
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra một hệ thống đa hành tinh xoay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời trong vũ trụ.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn cho biết, 2 ngoại hành tinh khổng lồ là TYC 8998-760-1b và TYC 8998-760-1c quay quanh ngôi sao TYC 8998-760-1, cách Trái đất khoảng 300 năm ánh sáng.
“Phát hiện này là một ảnh chụp nhanh về một môi trường rất giống với Hệ mặt trời của chúng ta, nhưng ở giai đoạn tiến hóa sớm hơn nhiều”, Alexander Bohn, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Hình ảnh này được Kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile chụp lại.
Hình ảnh cho thấy ngôi sao TYC 8998-760-1 (trái) với hai ngoại hành tinh khổng lồ. (Ảnh: ESO)
Mặc dù các nhà thiên văn học gián tiếp phát hiện hàng nghìn hành tinh trong Dải Ngân hà, nhưng chỉ một phần rất nhỏ các ngoại hành tinh này được chụp trực tiếp.
“Quan sát trực tiếp hết sức quan trọng trong việc tìm kiếm các môi trường có thể hỗ trợ sự sống”, Matthew Kenworthy tới từ Đại học Leiden, đồng tác giả nghiên cứu cho hay.
Video đang HOT
Cả TYC 8998-760-1b và TYC 8998-760-1c đều có kích thước khá đồ sộ.
TYC 8998-760-1b lớn gấp 14 lần khối lượng của sao Mộc trong khi TYC 8998-760-1c lớn gấp 6 lần. 2 hành tinh quay quanh ngôi sao trung tâm ở khoảng cách lần lượt là 160 và 320 đơn vị thiên văn.
Các chuyên gia cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem còn hành tinh nào quay xung quanh ngôi sao 17 triệu năm tuổi này hay không.
“Với các thiết bị trong tương lai, có khả năng sẽ phát hiện các hành tinh có khối lượng thấp hơn xung quanh ngôi sao này. Điều này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng để hiểu về các hệ thống đa hành tinh”, ông Bohn giải thích.
Trong hơn 4.000 ngoại hành tinh mà NASA phát hiện cho tới nay, có khoảng 50 ngoại hành tinh được cho là có thể ở được. Chúng có kích thước và quỹ đạo phù hợp với ngôi sao của chúng để hỗ trợ sự sống theo lý thuyết.
Phát hiện ngoại hành tinh gần một ngôi sao trẻ
Nghiên cứu mới phát hiện thấy một hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương quanh một ngôi sao trẻ, cách Trái Đất khoảng 32 năm ánh sáng.
Ngoại hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), nghiên cứu được công bố hôm 24/6 trên Tạp chí Nature cho biết ngôi sao trẻ có tên gọi AU Microscopii sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về sự hình thành và tiến hóa của hành tinh, tìm hiểu thêm về sự tương tác giữa các hành tinh với những ngôi sao của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết hành tinh vừa được phát hiện là AU Mic b. Nó hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao AU Microscopii sau 8,5 ngày Trái Đất. Sao AU Mic từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học. Nó nằm trong chòm sao Microscopium và một phần của chòm sao Beta Pictoris. Sao Beta Pictoris có hai hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trên quỹ đạo.
Trong hơn một thập kỷ, các nhà thiên văn học đã tìm kiếm xung quanh AU Mic để có bằng chứng về một ngoại hành tinh, hoặc hành tinh quanh một ngôi sao bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.
Ngôi sao lùn đỏ, lạnh này chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu năm tuổi, trẻ hơn khoảng 150 lần so với Mặt Trời của chúng ta. Ngôi sao này được bao quanh bởi một chiếc đĩa chứa khí gas và những mảnh bụi vụn, tàn dư sót lại khi ngôi sao này hình thành.
Au Mic là một ngôi sao lùn đỏ, lạnh. Ảnh: CNN
Nhờ dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian Spitzer, Vệ tinh Khảo sát Exoplanet và kính viễn vọng không gian (TESS) của NASA, các nhà thiên văn học cuối cùng cũng đã phát hiện được một ngoại hành tinh lớn hơn kích thước của sao Hải Vương trong quỹ đạo xung quanh sao AU Mic khoảng 8%.
Sao AU Mic và Beta Pictoris bằng tuổi nhau. Điểm tương đồng giữa hai ngôi sao này là đều có những mảnh bụi vụn xung quanh. Tuy nhiên, sao Beta Pictoris là một ngôi sao loại A lớn hơn và nóng hơn 2 ngoại hành tinh của nó. Với khối lượng lớn hơn ít nhất 50 lần, sao Beta Photosoris b và Beta Photosoris c phải mất lần lượt khoảng 21 và 3,3 năm Trái đất để hoàn thành quỹ đạo của ngôi sao này.
"Chúng tôi nghĩ rằng AU Mic b hình thành xa ngôi sao này và di chuyển vào trong quỹ đạo hiện tại của nó. Ngược lại, quỹ đạo của Beta Pictoris b dường như không di chuyển nhiều. Sư khác biệt giữa các chòm sao có độ tuổi tương tự này có thể giúp chúng ta có nhiều thông tin về sự hình thành và di chuyển của các hành tinh", ông Thomass Barclay, đồng tác giả nghiên cứu và nhà khoa học dự án cho TESS tại Trung tâm nghiên cứu không gian Goddard, có trụ sở ở Greenbelt, Maryland, nói.
AU Mic b hình thành xa ngôi sao AU Mic. Ảnh: CNN
Mặc dù AU Mic là một ngôi sao nhỏ, nhưng nó rất trẻ và năng động. Vào tháng 7 và tháng 8/2018, TESS đã quan sát ngôi sao này và chứng kiến ngôi sao giải phóng rất nhiều chớp lửa sao. Trên thực tế, một số chớp lửa sao thực sự mạnh hơn một số loại mạnh nhất mà Mặt Trời của chúng ta đã phát ra.
Chòm sao AU Mic đủ gần để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Nó rất sáng, có một đĩa sao và hiện tại ít nhất một hành tinh có số đo kích thước trực tiếp. Các nhà thiên văn học coi AU Mic là "phòng thí nghiệm gần", nơi họ có thể dễ dàng nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các ngôi sao và các hành tinh.
Thông thường, các nhà thiên văn học chỉ có thể quan sát các hành tinh sau khi chúng hình thành và hoạt động chậm rãi, nhằm xác định chúng đến vị trí của mình hoặc quỹ đạo một ngôi sao như thế nào. Người ta tin rằng các hành tinh hình thành từ các khối khí và bụi trong những đám mây có hình dạng như những chiếc đĩa xung quanh các ngôi sao, nhưng quá trình quan sát AU Mic đã làm sáng tỏ hơn quá trình đó.
Các nhà thiên văn học coi AU Mic là một "phòng thí nghiệm gần". Ảnh: CNN
"Một trong những điều chúng tôi muốn biết là các hành tinh hình thành từ khi nào và chúng hoạt động ra sao trong những ngày đầu. Bằng việc nghiên cứu hành tinh này, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hệ Mặt Trời được hình thành như thế nào. Ngôi sao này có lẽ chưa có thời gian để hình thành các hành tinh nhỏ hay hành tinh đá. Tuy nhiên, nó giúp chúng ta có thêm hình ảnh về những gì đã xảy ra trước khi các hành tinh trên mặt đất, như Trái Đất và Sao Hỏa được hình thành", ông Barclay nói.
Ngoại hành tinh Kepler-1649 mới được phát hiện quay quanh sao lùn đỏ nóng. Ảnh: CNN
Các nhà khoa học cũng muốn quan sát thêm về các chòm sao để tìm hiểu nhiều hơn về bầu khí quyển của hành tinh. Sau đó, họ sẽ xác định liệu có thể có một hành tinh thứ 2 xung quanh ngôi sao này hay không.
Phát hiện ngoại hành tinh giống Trái Đất quay quanh ngôi sao giống như mặt trời Các nhà khoa học tìm thấy ngoại hành tinh tương tự Trái Đất quay quanh ngôi sao giống mặt trời, cách chúng ta khoảng 3.000 năm ánh sáng. Theo CNN, kính viễn vọng Kepler săn ngoại hành tinh của NASA phát hiện ngôi sao Kepler-160, có kích thước và nhiệt độ tương tự mặt trời của Trái Đất. Những quan sát trước đây...