Phát hiện ‘hạt sang rởm’ chữa dạ dày có chất độc gây ngừng tim
Theo Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm nước tiểu của nữ bệnh nhân 67 tuổ.i ở Thanh Hóa vào nhập viện trong tình trạng hôn mê phát hiện chất độc strychnin.
Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuố.c người bệnh sử dụng.
Theo Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, nữ bệnh nhân 67 tuổ.i ở Thanh Hóa vào nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây để chữa viêm dạ dày.
Theo lời kể của con gái bệnh nhân, mẹ cô có tiề.n sử viêm dạ dày, nên tự xin thuố.c bột từ một xưởng chế biến ở cùng thôn để chữa. Loại thuố.c bột này bào chế từ hạt sang, theo dân gian, loại hạt này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và đại tràng. Đáng chú ý, đây là một trong số các xưởng ở thôn nghiền bột sang để cung cấp nguyên liệu làm thuố.c y học cổ truyền.
Hạt sang và hạt mã tiề.n có hình thức gần giống nhau.
Sau khi uống 2 thìa bột hạt, khoảng 40 phút nữ bệnh nhân xuất hiện co giật, khởi đầu tay trái sau tăng dần co giật toàn thân. Chỉ trong 5 phút đi từ nhà đến bệnh viện, bệnh nhân tím tái, ngừng thở, bất tỉnh. Khi tới bệnh viện bác sĩ xác định tim đã ngừng đậ.p. Sau khi được cấp cứu khẩn cấp có tuần hoàn trở lại, bệnh nhân xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân, kéo dài khoảng 2 – 3 phút/cơn. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện tuyến tỉnh, rồi chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân phát hiện chất độc strychnin. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuố.c người bệnh sử dụng.
Video đang HOT
Do di chứng ngừng thở, ngừng tim nên não bệnh nhân nữ đã có những tổn thương nặng, tiên lượng khó cải thiện. Ngoài ra bệnh nhân còn bị viêm phổi, tiêu cơ vân cấp.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên đang khám cho bệnh nhân. (Ảnh: Nguyên Hà)
Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc strychnin do sử dụng nguyên liệu thuố.c nam không đảm bảo. Ngay lập tức, Trung tâm Chống độc đã chia sẻ thông tin với Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa để cơ quan này vào cuộc thanh kiểm tra, tìm nguyên nhân và ngăn chặn.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, sau thanh tra, lấy các mẫu bột nghiền, miếng thái được gọt từ “hạt sang” của tất cả các xưởng nghiền, chế biến hạt sang tại thôn, thậm chí các viên nang có nhồi bột trông giống như sản phẩm thuố.c tân dược để bán, kết quả xét nghiệm tất cả các mẫu này đều thấy có strychnin, một chất có trong hạt mã tiề.n.
Như vậy, các hạt được chế biến ở tất cả các xưởng của thôn này đều có hạt mã tiề.n. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có biện pháp ngăn chặn, gửi văn bản thông báo các cơ quan liên quan và chia sẻ với truyền thông để cảnh báo tới người dân.
Do hình thức hạt sang trông giống hạt mã tiề.n nên rất dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể có hiện tượng dùng hạt mã tiề.n để thay thế do dễ kiếm và rẻ hơn hạt sang.
Kiểm tra sản phẩm viên nang có chứa bột nghiền từ hạt, xét nghiệm có strychnin.
Thực trạng còn đáng báo động hơn, khi không chỉ thôn của người bệnh mà có thể còn có nhiều các cơ sở khác nhau trên cả nước chế biến, sử dụng cái gọi là “hạt sang rởm” (hạt mã tiề.n), bán rộng rãi, bán trên mạng, nguy cơ gây ngộ độc cho nhiều người.
Theo các bác sĩ, strychnin là chất độc, hạt mã tiề.n độc. Nếu ăn, uống dễ gây ngộ độc dẫn đến t.ử von.g. Cây sang, có tên khoa học là Sterculia lanceolata, khác hoàn toàn với cây mã tiề.n có tên khoa học là Strychnos nux – vomica L.
Vụ việc nguy hiểm ở chỗ, người mua nghĩ đây là hạt sang, không độc hoặc ít độc, nên dùng liều lượng thoải mái, nhưng không may lại dùng phải mã tiề.n nên dễ bị ngộ độc nặng và t.ử von.g. Thậm chí khi bị ngộ độc nhưng không biết, lại nghĩ do vấn đề khác nên đến bệnh viện muộn. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế ít kinh nghiệm có thể chẩn đoán nhầm, điều trị không đúng, dẫn đến nguy cơ người bệnh có thể t.ử von.g.
'Thủ phạm' chính khiến bạn bị viêm dạ dày
Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến viêm loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mạn tính). Ảnh: Shutterstock.
TS.BS Bùi Văn Tân, Chủ nhiệm khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết viêm dạ dày là thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm vấn đề với điểm chung là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc tiến triển từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mạn tính).
Theo bác sĩ Tân, viêm dạ dày có thể dẫn đến viêm loét hoặc tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đa phần bệnh không nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày
Viêm dạ dày thường phát triển khi lớp bảo vệ dạ dày bị suy yếu hoặc tổn thương. Đây là lớp dịch nhầy bảo vệ thành dạ dày khỏi các axit tiêu hóa. Khi hàng rào này suy yếu, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm.
Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày mạn tính. "Khoảng một nửa dân số thế giới được cho là nhiễm vi khuẩn này, thường lây từ người sang người. Tuy nhiên, đa số không gặp biến chứng. Ở một số trường hợp, vi khuẩn Helicobacter pylori phá vỡ lớp bảo vệ dạ dày, gây tổn thương niêm mạc", bác sĩ Tân chia sẻ.
Chẩn đoán viêm dạ dày
Để chẩn đoán, bác sĩ thường dựa vào tiề.n sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Một số xét nghiệm cần thiết có thể bao gồm:
Kiểm tra hơi thở: Xác định sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Nội soi tiêu hóa trên: Giúp phát hiện bất thường trong đường tiêu hóa mà X-quang khó nhận biết.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và thuố.c phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân.
Điều gì xảy ra khi bạn uống nước ấm mỗi sáng? Uống nước ấm vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần kết hợp thói quen này với một lối sống khoa học và lành mạnh. 1. Hỗ trợ tiêu hóa: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh tiêu hóa và Vận động cho thấy nước...