Cứu sống hai trẻ đuối nước đã ngừng tim, ngừng thở
Hai cháu bé đuối nước được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, điều trị hồi sức tích cực cứu sống bệnh nhi.
Ngày 29/8, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp nhận cấp cứu và áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.
Cụ thể, ngày 3/8, khoa tiếp nhận cháu C.A.D. (13 tuổi, trú huyện Diễn Châu) bị đuối nước trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ tử vong rất cao.
Theo lời kể của người nhà, cháu D. bị đuối nước tại ao. Khi được phát hiện và cứu lên, D. trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim. Cháu D. được sơ cứu, cấp cứu ngừng tuần hoàn, vào bệnh viện huyện đặt ống nội khí quản.
Video đang HOT
Sau đó, cháu D. được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng hôn mê, bóp bóng qua ống nội khí quản, trào nhiều bọt hồng qua ống, mạch ngoại vi bắt yếu, đồng tử 2 bên phản xạ ánh sáng yếu. Xác định tình trạng người bệnh rất nặng, do thời gian chìm trong nước không rõ và thời gian ngừng tuần hoàn sau đuối nước khá lâu, cơ hội sống và phục hồi rất thấp.
Bệnh nhi T.T.K. nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sau ngừng tim do bị đuối nước được cứu sống thần kỳ.
Trước đó, ngày 19/7, cháu T.T.K. (28 tháng tuổi, huyện Thanh Chương) nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sau ngừng tim do bị đuối nước. May mắn cháu bé được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nhờ gặp được bác sĩ trên đường vận chuyển từ nhà tới bệnh viện huyện. Đây là trường hợp được báo Sức khỏe và Đời sống phản ánh trong bài “Bác sĩ đuổi theo xe máy người lạ cứu bé 2 tuổi bị đuối nước, ngừng tim”.
ThS BS. Bùi Thị Hương, khoa Hồi sức tích cực chống độc cho biết, tình trạng ngưng tuần hoàn của 2 bệnh nhân do đuối nước sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tại các cơ quan do tim mất chức năng co bóp khiến rối loạn các chức năng tế bào, gây hoại tử và chết theo chương trình, đặc biệt là tế bào não. Các tổn thương não sau ngừng tim thường không hồi phục và để lại di chứng nặng nề thậm chí là tử vong.
“Các bác sĩ và gia đình thống nhất áp dụng các can thiệp hồi sức chuyên sâu cho các bé, đặc biệt là kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Kỹ thuật hạ thân nhiệt sẽ ngăn chặn đáng kể quá trình tổn thương cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót hơn và hạn chế được các biến chứng. Sau 72h theo dõi sát sao, hạ thân nhiệt chỉ huy, các bệnh nhi được ngừng an thần để đánh giá tri giác.
Điều rất tích cực là tri giác bệnh nhi được cải thiện, có phản xạ tốt. Cả 2 bé đều được cai máy thở và phục hồi tốt, và đã được ra viện về nhà”, Ths BS. Bùi Thị Hương cho biết.
BS Hương khuyến cáo, với bệnh nhân ngừng tim, việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đuối nước, cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ và tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ đúng phương pháp. Nếu thấy nạn nhân đuối nước bất tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (ép tim, thổi ngạt) ngay lập tức. Sau đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế đủ điều kiện để tiếp tục điều trị.
Tham gia giải chạy, nam thanh niên bỗng gục gã, ngừng tim ngay gần vạch đích
Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tiên lượng của bệnh nhân vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức.
Giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng qua, 14/4. Theo báo cáo sơ bộ, vào khoảng 5h55 phút, nam thanh niên gục ngã ngay trên đường chạy Tay Ho Half Marathon 2024, cách vạch đích khoảng 100m.
Ngay lập tức, trưởng nhóm y tế giải chạy đã tiến hành khám, đánh giá tình trạng bệnh nhân.
Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tình trạng của bệnh nhân tiên lượng vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức. (ảnh minh họa)
Kết quả cho thấy bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ekip y tế đã tiến hành biện pháp sơ cấp cứu như ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, thở oxy, tiêm Adrenalin, truyền dịch.
Theo bác sĩ, bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ 30 phút nhưng kém hiệu quả, có 5 lần có mạch trở lại nhưng lại mất mạch sau 20 giây. Đánh giá bệnh nhân có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp, ekip đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhân đã được khoa cấp cứu áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai, được ekip cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch Mai đến tăng cường hỗ trợ trực tiếp tại bệnh viện.
Bệnh nhân được đặt ECMO, chuyển về điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai khoảng 12h trưa ngày 14/4. Thông tin cập nhật đến chiều nay - 15/4, tình trạng bệnh nhân tiên lượng rất nặng.
Theo các chuyên gia tim mạch, bất cứ ai tham gia giải chạy dù phong trào hay chuyên nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, rủi ro trong thể thao luôn có nguy cơ xảy ra, ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì thế, không nên chỉ vì sự động viên của bạn bè hay hội nhóm mà đăng kí một cự ly vượt khả năng của bản thân. Đồng thời, nên đi khám sàng lọc sức khỏe để đánh giá sự ảnh hưởng của việc tập luyện tới bản thân.
Bên cạnh sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình luyện tập, các chuyên gia khuyến cáo, nếu trong quá trình tham gia chạy, khi cảm thấy cơ thể có những cơn đau tức ngực lạ thường mà không xuất hiện ở trong các buổi tập; nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, không đúng với việc gắng sức (theo dõi qua đồng hồ thể thao); cảm giác mệt mỏi, ngưỡng gắng sức kém đi so với cùng mức độ tập luyện ở ngày thường... đều là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên giảm tốc độ, báo ngay cho đội ngũ y tế để được kiểm tra, theo dõi kĩ lưỡng kịp thời.
Cứu sống bệnh nhi nguy kịch do đuối nước Một bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đuối nước. Tuy nhiên, với sự điều trị tích cực của các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Sản - nhi tỉnh), đến nay, bé đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng. Chiều 2/4, bệnh nhi H.T.N.N (14 tuổi) ở...