Phát hiện hành tinh bí ẩn có nước trong khí quyển
Trong một nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu do Bjorn Benneke, giáo sư tại Viện nghiên cứu về ngoại hành tinh tại Đại học Montréal, đã phát hiện ra hơi nước và thậm chí có thể có mây trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh có tên K2-18 b.
Trước hết, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơi nước và thậm chí có thể là những đám mây nước lỏng, mưa trong bầu khí quyển của một hành tinh ngoại kỳ lạ nằm trong vùng có thể ở của ngôi sao chủ của nó cách Trái Đất khoảng 110 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học vừa phát hiện hành tinh có nước trong khí quyển.
Nghiên cứu mới tập trung vào K2-18 b, một ngoại hành tinh được phát hiện vào năm 2015, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ đủ gần để nhận được lượng phóng xạ tương đương từ ngôi sao của nó giống như Trái Đất từ Mặt Trời của chúng ta.
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những hành tinh khổng lồ có hơi nước trong khí quyển, nhưng đây là hành tinh nhỏ nhất từng có hơi nước được phát hiện trong bầu khí quyển của nó.
“Phát hiện hơi nước khá rõ ràng”, tác giả chính Bjorn Benneke, giáo sư tại Đại học Montréal, nói. Vì vậy, ông và các đồng nghiệp đã phát triển các kỹ thuật phân tích mới để cung cấp bằng chứng cho thấy các đám mây được tạo thành từ các giọt nước lỏng có khả năng tồn tại trên K2-18 b.
Nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng cho nước lỏng và hydro trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh này và nó được cho nằm trong vùng có thể ở được.
Các hành tinh có bầu khí quyển giàu hydro có thể lưu trữ một số dạng sống nhất định, Benneke nói. Tuy nhiên, bầu khí quyển rộng lớn của K2-18 b cực kỳ dày đặc và tạo ra các điều kiện áp suất cao.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho các đám mây nước lỏng trên K2-18 b, do không có bề mặt, mưa sẽ không chảy trên hành tinh. Khi mưa di chuyển qua lớp khí dày bao quanh lõi hành tinh, nó sẽ trở nên ấm đến mức nước sẽ bốc hơi ngược lên những đám mây nơi nó ngưng tụ và lại rơi xuống, giáo sư Benneke nói thêm.
Nếu không có bề mặt thực sự, có thể nói, hạ cánh trên hành tinh này cũng gần như không thể, đặc biệt là vì khí quá dày và có áp suất cực cao đến nỗi bất kỳ tàu vũ trụ nào do Trái Đất tạo ra sẽ bị phá hủy.
Benneke gợi ý rằng, có thể hành tinh này được hình thành bằng cách tích tụ lượng khí khổng lồ, giống như một máy hút bụi. Sự tích tụ khí này sẽ tăng gấp đôi bán kính của hành tinh và tăng gấp tám lần thể tích của nó.
Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các quan sát của Kính viễn vọng Không gian Hubble mà họ đã thực hiện từ năm 2016 đến 2017 của hành tinh K2-18 b đi qua phía trước ngôi sao của nó tám lần. Kỹ thuật này cho phép các nhà khoa học phát hiện đặc điểm khác biệt của các phân tử như nước trong bầu khí quyển của một hành tinh.
Minh Long
Theo Live Science
10 hành tinh "anh em" với Trái Đất mới phát hiện gần đây
Du hành vũ trụ tới 1 hành tinh khác luôn cuốn hút con người. Dưới đây là 10 hành tinh "anh em" tương đồng nhất với Trái Đất có khả năng tồn tại sự sống.
Teegarden b: Hành tinh này quay quanh một ngôi sao nằm trong "vùng sống được". Tháng 7/2019, đây là hành tinh có khả năng tồn tại sự sống nhất dựa trên Chỉ số Tương đồng với Trái Đất (ESI). Theo chỉ số này, Teegarden b giống Trái Đất tới 95%.
Trappist 1-e: Ngoại hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất này nằm cách chúng ta xấp xỉ 40 năm ánh sáng. Theo Planetary Habitability Catalogue, Trappist 1-e là hành tinh có tiềm năng tồn tại sự sống cao thứ 3 và cũng có các đặc điểm tương tự với Trái Đất tới 95%.
Trappist 1-d: Là một hành tinh "anh em" của Trappist 1-e, hành tinh này cũng được cho là có thể sinh sống được. Theo các nhà khoa học, Trappist 1-d có nhiệt độ rất giống với Trái Đất và thậm chí có thể còn tồn tại cả bầu khí quyển, các đại dương và các lớp băng. Hành tinh này giống Trái Đất 89%.
Kepler-438b: Hành tinh này quay quanh một ngôi sao có tên là Kepler 438 và được tàu vũ trụ Kepler của NASA phát hiện. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng nước ở thể lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy hành tinh này có bức xạ cực mạnh từ ngôi sao mà nó quay quanh, một đặc điểm khiến Kepler-438b khó có thể sống được. Hiện nay, hành tinh này giống Trái Đất 88%.
Proxima Centauri b quay quanh một ngôi sao có tên là Proxima Centauri b - ngôi sao gần với Mặt Trời của chúng ta nhất. Hành tinh này nằm trong vùng sống được, có các thành phần thuộc khí quyển và có thể tồn tại nước trên bề mặt. Tuy nhiên, khả năng sinh sống trên Proxima Centauri b bị đặt câu hỏi bởi nó bị khóa thủy triều khi một mặt của hành tinh luôn hướng về phía Mặt Trời và mặt kia vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Sự sống được cho là có thể tồn tại ở biên giới giữa 2 nửa này và hành tinh này có các đặc điểm giống Trái Đất 87%.
Kepler-442b: Ngoại hành tinh gần giống Trái Đất này được miêu tả là một trong những hành tinh có kích cỡ và nhiệt độ giống hành tinh của chúng ta nhất với tỷ lệ là 84%.
EPIC 201238110.02: Ngoại hành tinh mới được phát hiện gần đây này là hành tinh duy nhất nằm trong vùng sống được so với ngôi sao của nó. Ngôi sao chủ EPIC 201238110 cách chúng ta 522 năm ánh sáng, nằm giữa 2 chòm sao Sư tử và Xử nữ.
Teegarden c: Nằm cách Trái Đất 12 năm ánh sáng, ngoại hành tinh này là hành tinh gần thứ 4 nằm trong vùng sống được. Nhiệt độ trên hành tinh này được cho là có thể tồn tại nước và băng trên bề mặt. Theo ESI, tỷ lệ Teegarden c giống Trái Đất là 63%.
Wolf 1061c: Nằm ở khoảng cách 13,8 năm ánh sáng so với Trái Đất, hành tinh gần thứ 5 này cũng là một nơi có khả năng tồn tại sự sống. Ngôi sao của nó có thể tiếp tục cháy khoảng 400 - 500 triệu năm nữa, tức là lâu hơn Mặt Trời của chúng ta 40 - 50 lần. Hành tinh này giống hành tinh của chúng ta 76%.
Ross 128 b: Đây là hành tinh gần với hệ Mặt trời của chúng ta nhất và quay quanh một ngôi sao lùn đỏ. Do đó, nó cũng là một "ứng viên" có khả năng tồn tại sự sống. Nếu hành tinh này có bầu khí quyền, nhiệt độ của nó sẽ phù hợp để duy trì nước ở thể lỏng trên bề mặt. Ross 128 b giống Trái Đất tới 86%./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo Brightside
Lạ kỳ bầu trời Florida chuyển màu tím khi 'siêu bão quái vật' Dorian quét qua Những bức ảnh ghi lại bầu trời ở một số vùng của Florida chuyển sang màu tím kỳ lạ sau khi cơn bão Dorian quét qua. Người dân địa phương đã chia sẻ những hình ảnh về bầu trời bất thường trên phương tiện truyền thông xã hội. "Florida nhỏ bé của chúng tôi đã sống sót sau cơn bão Dorian và chúng...