Phát hiện hàng loạt sai phạm tại một trường trung cấp ở Quảng Bình
Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình mới đây đã bị phát hiện có nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh, đào tạo và quản lý tài chính ngân sách, trong đó có việc đề nghị cấp bù học phí cho 403 học sinh sai quy định với số tiền trên 630 triệu đồng.
Sau khi tiêp nhân đơn tô cao cua nhân dân va phan anh cua bao chi, UBND tinh Quang Binh đa thanh lâp đoan Thanh tra liên nganh, thưc hiên thanh tra đôt xuât Trương Trung câp Kinh tê Quang Binh.
Qua công tac thanh tra đoan đa phat hiên nhiêu sai pham cua ngôi trương này trong công tac tuyên sinh, đao tao va quan ly tai chinh giai đoan tư năm 2016 đên thang 6/2018.
Cụ thể, vào năm 2016, Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình đã tuyển sinh đến 896 chỉ tiêu ngành tin học ứng dụng, trong khi theo quy đinh chỉ được phép tuyển sinh 129 chỉ tiêu.
Có 80 hồ sơ trong tông sô 1.181 hô sơ được lập không đúng quy định, bởi đơn xin chuyển ngành đăng ký tuyển sinh không phải do học sinh lập mà do cán bộ phụ trách xử lý hồ sơ thuộc Phòng Tuyển sinh – Liên kết đào tạo hợp thức hóa.
Có 60 hồ sơ không đăng ký ngành Kinh tế doanh nghiệp nhưng lại có giấy báo trúng tuyển. Tương tự, có 28 hồ sơ không đăng ký ngành Tin học ứng dụng nhưng lại có giấy báo trúng tuyển vào ngành này.
Đơn vi nay con xay ra sai pham vơi viêc có đên 135 học sinh trúng tuyển không nhập học tại trường và viêc Hội đồng tuyển sinh của trường không hề họp, song vẫn lập biên bản các cuộc họp với kết luận học sinh nhập học 100%.
Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình.
Bên cạnh đó, từ năm 2016 – 2018 đơn vi nay quyết định thành lập lớp không căn cứ vào số lượng học sinh đến nhập học mà dựa vào danh sách trúng tuyển, chậm ban hành quyết định xóa tên đối với 135 học sinh không nhập học. Do đó số học sinh nhập học quá thấp so với số lượng theo danh sách lập lớp.
Tổ chức 3 lớp liên kết đào tạo đặt ngoài nhà trường vi phạm nghiêm trọng quy định tại các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về liên kết đào tạo.
Video đang HOT
Nhiều giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc việc cập nhật biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học theo quy định. Đặc biệt co 12 giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn tham gia giảng dạy tại các lớp học.
Đối với công tác quản lý tài chính – ngân sách, phát hiện Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình đề nghị UBND tỉnh cấp bù học phí cho 403 học sinh (đây là số học sinh không nhập học, đã bỏ học, đã tốt nghiệp THPT) sai quy định với số tiền 631 triệu đồng; chi trả sai quy định chế độ nội trú cho 14 trường hợp học sinh đã bỏ học với số tiền 147,74 triệu đồng. Thủ quỹ đã ký vào danh sách và nhập quỹ số tiền này nhưng không hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đánh giá những sai phạm nói trên, UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đơn vị chủ quản của Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình) tổ chức kiểm điểm và xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân có sai pham.
Kiểm điểm sai pham của tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tuyển sinh và đào tạo nghề, quản lý, sử dụng ngân sách sai quy định làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Thưc hiên kiêm điêm va co hinh thưc ky luât theo quy đinh đối với ông Lê Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình và ông Hoàng Tuấn Long, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo. Kiểm điểm nghiêm túc đối với bà Ngô Thị Hương Lan, Trưởng Phòng Đào tạo và bà Phạm Vĩnh Lộc, Trưởng Phòng Tài chính – Kế toán.
Cùng với đó đề nghị kiểm điểm đối một số cá nhân khác nguyên là Trưởng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Liên kết đào tạo; nguyên Trưởng và Phó Trưởng phòng Khảo thí, bảo đảm chất lượng và Thanh tra đào tạo cũng như thủ quỹ trường này.
UBND tỉnh Quang Binh cung yêu cầu Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh số tiền 778,68 triệu đồng.
Đăng Tai
Theo Dân trí
"Lùm xùm" ở Trường ĐH Chu Văn An: Vì sao Bộ GD-ĐT chưa vào cuộc?
Liên quan đến lùm xùm ở trường Đại học Chu Văn An, ngày 15/8/2018, UBND tỉnh Hưng Yên đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét, giải quyết đối với đơn vị này. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT đã không đáp ứng lời đề nghị này, thậm chí kế hoạch kiểm tra việc cam kết thành lập trường Đại học Chu Văn An cũng được lùi lại.
Những lùm xùm ở trường Đại học Chu Văn An vẫn chưa được UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ GD-ĐT giải quyết thấu đáo?
UBND tỉnh Hưng Yên kiến nghị gì?
Trong văn bản số 2297 ngày 15/8/2018 gửi Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: UBND tỉnh Hưng Yên nhận được nhiều văn bản kiến nghị của Trường ĐH Chu Văn An và một số thành viên Hội đồng quản trị khóa II (nhiệm kỳ 2012-2017), cổ đông của trường liên quan đến mâu thuẫn trong tổ chức, hoạt động và việc đề nghị công nhận Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị khóa III (nhiệm kỳ 2017-2022).
UBND tỉnh Hưng Yên đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm rõ các nội dung kiến nghị và có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết ổn định tình hình của trường ĐH Chu Văn An. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trường ĐH Chu Văn An vẫn không thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên; một số cổ đông của Trường vẫn tiếp tục có đơn kiến nghị gửi UBND tỉnh Hưng Yên.
Để việc giải quyết những vướng mắc liên quan của trường ĐH Chu Văn An được kịp thời, đúng quy định của pháp luật về giáo dục, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ tổ chức thanh tra toàn diện đối với trường ĐH Chu Văn An giai đoạn từ năm 2012 đến nay và xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện có sai phạm.
Xem xét toàn diện các điều kiện đảm bảo cho công tác tuyển sinh và đào tạo các loại hình; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, tuyển sinh, thi cử, cấp văn bằng, bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường ĐH Chu Văn An.
Vì sao Bộ GD-ĐT chưa vào cuộc?
Trước đề nghị của UBND tỉnh Hưng Yên, ngày 21/9/2018, Bộ GD-ĐT đã có văn số 4339 do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc ký trả lời UBND tỉnh Hưng Yên. Trong văn bản này, Bộ GD-ĐT đã "từ chối" lời đề nghị thực hiện thanh tra toàn diện đối với Trường ĐH Chu Văn An. Lý do được Bộ GD-ĐT đưa ra: Theo Quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh: "quản lý các trường đại học, cao đẳng tư thục trên địa bàn theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật...; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành".
Văn bản phản hồi kiến nghị UBND tỉnh Hưng Yên của Bộ GD-ĐT
Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên chủ trì tiến hành thanh tra hành chính đối với trường ĐH Chu Văn An từ năm 2012 đến nay theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP; xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật nếu phát hiện có sai phạm. Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp xử lý và cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra (nếu cần) theo quy định.
Về việc đề nghị xem xét toàn diện các điều kiện đảm bảo cho công tác tuyển sinh và đào tạo các loại hình; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, tuyển sinh, thi cử, cấp văn bằng, bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường ĐH Chu Văn An, văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ GD-ĐT đã có Quyết định số 1676/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2018 về việc thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện cam kết việc cam kết thành lập trường của các trường đại học ngoài công lập (trong đó, có Trường ĐH Chu Văn An), đồng thời đã có Công văn số 3159/BGDĐT-TCCB ngày 26/7/2018 triển khai thực hiện Quyết định số 1676/QĐ-BGDĐT, theo đó Trường ĐH Chu Văn An sẽ được kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường trong tháng 9/2018, tuy nhiên Trường ĐH Chu Văn có Công văn số 18/ĐHCVA-BC ngày 28/8/2018 đề xuất việc kiểm tra chuyển sang tháng 10/2018.
"Với trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên để xem xét, giải quyết các vấn đề tồn đọng tại Trường ĐH Chu Văn An theo quy định của pháp luật", văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT khẳng định.
Mặc dù đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Hưng Yên nhưng một số cổ đông trường ĐH Chu Văn An cho rằng, tại khoản 3 điều 56 Quyết định 70/2014/QĐ-Ttg Ban hành Điều lệ trường đại học nêu rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT đó là thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Điều lệ trường đại học, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; hủy bỏ hoặc kiến nghị hủy bỏ các quyết định trái với quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật về giáo dục đại học.
Như vậy, việc Bộ GD-ĐT lại "đẩy" trách nhiệm về UBND tỉnh Hưng Yên thì liệu đã thực hiện hết trách nhiệm quản lý của mình?
Để làm rõ khúc mắc này, báo Dân trí đã đặt lịch làm việc với Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên nhưng đến này đã quá 2 tuần vẫn chưa nhận được sự hồi âm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên gửi Bộ GD-ĐT ngày 18/5/2018:
- Từ đầu nhiệm kỳ II (2012-2017), Trường Đại học Chu Văn An chưa thành lập Ban Kiểm soát, chưa tổ chức bầu Trưởng Ban Kiểm soát và Hiệu trưởng. Hiện tại Trường chỉ có Phó Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng.
- Ngày 10/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/2014/QĐ-Ttg ban hành Điều lệ Trường đại học, có hiệu lực từ ngày 30/01/2015 (thay thế Quyết định số 61/2009/QĐ-Ttg). Tuy nhiên, đến nay Chủ tịch HĐQT và 4/5 thành viên HĐQT khóa II của Trường Đại học Chu Văn An vẫn chưa ban hành quyết nghị về việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế tổ chức, hoạt động và các quy định nội bộ khác của nhà trường theo đúng quy định tại Điều lệ Trường đại học.
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Liên bộ thanh tra vụ tiền tỉ "chống trượt" đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội Sau loạt bài "Tiền tỉ chống trượt đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội" đăng tải trên Báo Lao Động, liên bộ Công Thương, Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc, thành lập đoàn thanh tra để xác minh, trên tinh thần xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có sai phạm. Sẽ xử lý nghiêm! Những...