Phát hiện gien làm tăng IQ
Các chuyên gia Mỹ đã tìm được gien cải thiện trí thông minh, mở ra hy vọng mới cho những người mắc chứng mất trí nhớ.
Đã tìm được gien nâng chỉ số IQ – Ảnh: Reuters
Cuộc nghiên cứu, do Viện Y học Quốc gia Mỹ tài trợ, xác định được protein gọi là klotho, có chức năng nâng cấp những kỹ năng của não, từ tư duy, học hỏi và khả năng nhớ.
Nó được cho là cải thiện được độ mạnh của các kết nối giữa những tế bào thần kinh trong não, theo báo cáo đăng trên chuyên san Cell Reports.
Trưởng nhóm Dena Dubal, giáo sư của Đại học California tại San Francisco, nhận xét đây có thể là bước tiến quan trọng trong nỗ lực hỗ trợ hàng triệu người trên thế giới đang mắc chứng Alzheimer và các tình trạng mất trí nhớ khác.
Video đang HOT
Dựa trên kết quả nghiên cứu, protein klotho có thể nâng IQ tối đa đến 6 điểm, hứa hẹn có thể sớm điều chế một loại thuốc làm con người thông minh hơn.
Phi Yến
Theo TNO
Đánh giá trí não của trẻ qua 4 khía cạnh
Não bộ của trẻ giữ vai trò kiểm soát quá trình nhận thức, tư duy qua 4 khía cạnh then chốt: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Sự phát triển trí não thể hiện rõ qua cách chơi, học, giao tiếp, biểu lộ cảm xúc... với các kỹ năng đạt được trong từng giai đoạn. Một số nghiên cứu khoa học dưỡng nhi còn cho thấy khi được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động trí não thì trẻ sẽ tối đa hóa tiềm năng học hỏi và phát triển toàn diện 4 khía cạnh trên.
Theo Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Anh, xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ trong những năm đầu chính là các cột mốc đánh giá sự phát triển trí não tốt hơn ở trẻ. Nghĩa là mỗi giai đoạn, trẻ phải đạt được các kỹ năng nhất định trong 4 khía cạnh then chốt. Các cột mốc này chính là cơ sở để theo dõi sự phát triển trí não của bé. Phương pháp đánh giá hiện đại này không chỉ được áp dụng trong chương trình giáo dục mầm non mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều bà mẹ.
Ngoài việc dễ dàng theo dõi, đánh giá sự phát triển trí não của trẻ qua từng cột mốc, phụ huynh còn có thể tương tác với những bài tập phù hợp, giúp bé tối đa hóa khả năng học hỏi, phát triển toàn diện 4 khía cạnh then chốt này. Bé sẽ đạt các kỹ năng sớm, nhiều hơn nếu được luyện tập đúng mức độ và khoa học.
Đóng vai trò cốt lõi cho sự phát triển trí não, giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn chính là nguồn dinh dưỡng khoa học. Để não bé hoạt động tốt, điều khiển 4 chức năng then chốt, bé phải được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như DHA, sắt, choline, kẽm, các vitamin B... Trong đó, các axit béo DHA, ARA đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc não bộ, chiếm 25% trọng lượng khô của não bộ và là nền tảng vững chắc, giúp bé phát triển trí não tốt hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2, DHA giúp gia tăng kết nối các tế bào thần kinh, giúp cho quá trình tiếp nhận, dẫn truyền đạt hiệu quả. Các nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung DHA với hàm lượng đúng khuyến nghị của FAO/WHO (17 mg DHA/100 kcal cho trẻ dưới 1 tuổi và 75 mg DHA mỗi ngày cho trẻ từ 1 tuổi trở lên) giúp bé cải thiện khả năng tư duy, học hỏi trong những năm đầu đời. Từ đó, bé phát triển trí não tốt hơn qua việc phát triển toàn diện 4 khía cạnh then chốt gồm: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
4 khía cạnh then chốt của sự phát triển trí não gồm:
Trí thông minh là quá trình suy nghĩ, tư duy, tiếp nhận và xâu chuỗi thông tin... như nhận biết hình dáng đồ chơi, gương mặt người thân (từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi); chỉ đúng đồ vật mà mẹ gọi tên hay bắt chước được nhiều hành động của người lớn (trên 1 tuổi).
Vận động liên quan đến sự phối hợp vận động của các bộ phận như chuyển tư thế ngồi sang lẫy hoặc bò, đứng chập chững với sự trợ giúp (6 tháng - 9 tháng); đi trong đường hẹp, đi trên đường thẳng hoặc bước qua chướng ngại vật... (18 tháng - 24 tháng).
Cảm xúc gồm các tương tác như mỉm cười, chơi trò chơi, bắt chước và nhận biết cảm xúc người khác. 6 tháng, bé cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. 15 tháng, bé thể hiện tình cảm rõ ràng với người bé thích hoặc không thích.
Giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ, tương tác với người khác... Từ 6 tháng đến 9 tháng, bé thực hiện được biểu cảm đơn giản như lắc đầu, gật đầu để thể hiện sự phản đối, đồng ý. Trẻ từ 12 đến 18 tháng cần được tập nói những câu đơn giản và bắt chước câu nói của người lớn.
Phương Thảo
Theo VNE
Phát hiện gien chịu đau Do khác biệt về gien, nhiều người có khả năng chịu đau hơn người khác. Nghiên cứu của TS Tobore Onojjighofia thuộc Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ và cộng sự đã giải thích tại sao một số người có khả năng chịu đựng đau đớn hay hơn người khác. Theo đó, nguyên nhân chính là do khác biệt về gien. Theo...