Phát hiện gây sốc: Có một loài cây từ thời khủng long vẫn sống tốt trên Trái đất
Loài khủng long có thể đã tuyệt chủng từ hơn 66 triệu năm trước có thể sẽ biến mất mãi mãi, nhưng có loài cây mà chúng đã từng dẫm chân lên vẫn còn sống đến tận ngày nay.
Bài viết mới được công bố trên tạp chí Botany của Mỹ là phát hiện đầy thú vị của các nhà khoa học về một loài tảo đã có lịch sử từ thời khủng long.
Loài thực vật từ thời tiền sử này được biết đến với tên gọi Lychnothamnus barbatus được các nhà khoa khoa học lần đầu tiên phát hiện ở Bắc Mỹ.
Đây là một loại tảo lớn, màu xanh lá cây, là thức ăn và môi trường sống cho cá và các sinh vật dưới nước khác. Cây Lychnothamnus barbatus đã phát triển mạnh trên hành tinh này hàng chục triệu năm. Điều này mở ra cơ hội tìm thấy các sinh vật khác trên Trái đất từ thời xa xưa mà các nhà khoa học nghĩ rằng đã tuyệt chủng từ lâu.
Loài cây này được cho là tồn tại từ thời khủng long cách đây hàng chục triệu năm.
“Sự tồn tại của cây Lychnothamnus barbatus không có vai trò sống còn trong sự tồn tại của hệ sinh thái, nhưng nó làm thay đổi quan điểm khoa học về tảo Bắc Mỹ và truyền cảm hứng cho những nỗ lực tìm kiếm khoa học”, nhà thực vật học Richard McCourt, Đại học Drexel, Pennsylvania nói.
Loài tảo này được tìm thấy trong 16 hồ trên khắp Wisconsin và Minnesota trong khoảng thời gian từ giữa năm 2012 và năm 2016. Trước phát hiện này, hồ sơ duy nhất của loài thực vật này là các hóa thạch thời kỳ Cretaous được tìm thấy ở Châu Âu và Australia.
Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu cho rằng loài tảo này được đưa tới Bắc Mỹ và vùng Trung Tây qua nước dằn (Ballast Water) thải vào các bãi biển và hồ nước ở Mỹ.
Ngay cả khi sự tái xuất hiện của Lychnothamnus barbatus ở Tây bán cầu không đủ để viết lại toàn bộ sách lịch sử, thì đó cũng là một lời nhắc nhở về sự dẻo dai của một số loài thực vật phải tồn tại qua hàng chục triệu năm.
Đối với các nhà nghiên cứu, đây không chỉ là phát hiện đột phá có thể dẫn tới nhiều khám phá lớn lao sau này mà còn mang đến cách nhìn khác về sức sống kì diệu của nhiều loài thực vật trên Trái đất.
Linh Phương / Theo Trí Thức Trẻ
Không phải ảnh photoshop, đây là hiện tượng cực lạ ở một số loài cây
Nếu có cơ hội được đi qua một khu rừng nào đó, hãy ngước nhìn lên phía trên, biết đâu bạn cũng sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hiện tượng cực lạ này.
Nghe có vẻ khó tin nhưng trên thực tế có một số người rất sợ động chạm vào cơ thể người khác và cũng sợ ai đó chạm vào cơ thể mình và đây là một hội chứng ám ảnh tâm lí được gọi là Chiraptophobia. Đó là trạng thái tâm lí tưởng chỉ xảy ra với con người nhưng hóa ra một số loài thực vật cũng có hiện tượng tương tự và người ta gọi đó là Crown shyness (hiện tượng tán cây nhút nhát).
Dù phải chen chúc nhưng những tán cây vẫn nhất định "nhà ai nấy ở", không động chạm đến nhau.
Thật là kỳ lạ bởi trước nay chúng ta đều cho rằng cây cối thì làm gì có cảm xúc để biết sợ hãi hay dè chừng thứ gì đó.
Hiện tượng "tán cây nhút nhát" xảy ra đối với một số loài cây. Chúng mọc cùng trên một vùng đất, có chiều cao tương đồng nhau nhưng phần tán trên cùng không bao giờ chạm hay đan xen cành lá vào nhau như những loài cây thông thường mà luôn luôn có một khoảng cách nhất định.
Nhìn từ dưới lên có thể quan sát rất rõ những khoảng cách giữa các tán cây.
Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng kỳ lạ này là khi bạn nhìn từ dưới mặt đất lên sẽ thấy những khe hở phân định rõ ràng giữa các tán cây.
Hiện tượng này được thảo luận trong các tài liệu khoa học từ những năm 1920, và kể từ đó các nhà nghiên cứu đã nỗ lực đưa ra giả thuyết nhằm giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này nhưng đến nay câu trả lời cuối cùng vẫn chưa xuất hiện.
Một số người tin rằng những tán cây mọc tách ra như vậy để làm giảm sự lây lan của côn trùng gây hại từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác. Số khác lại cho rằng những cái cây này đang cố gắng "bảo vệ" các cành của chúng không bị gãy rụng khi có gió, và thậm chí người ta còn đưa ra lý giải rằng hiện tượng "tán cây nhút nhát" xảy ra nhằm tối ưu hóa ánh sáng để thuận lợi cho quá trình quang hợp.
Một số người tin rằng những tán cây mọc tách ra như vậy để làm giảm sự lây lan của côn trùng gây hại từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác.
Số khác lại cho rằng những cái cây này đang cố gắng "bảo vệ" các cành của chúng không bị gãy rụng khi có gió.
Cảnh tượng hiếm thấy ở bất kỳ khu rừng nào trên Trái đất.
Dẫu vậy, tất cả những điều đó chỉ là giả thuyết, và đáp án cũng như lời giải thích thỏa đáng vẫn chưa được đưa ra. Nếu muốn tận mắt nhìn thấy hiện tượng thú vị này, bạn có thể đến thăm Viện Nghiên cứu rừng của Malaysia, tại Kuala Lumpur. Đây là một trong số ít nơi có xuất hiện loài cây như vậy.
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng kỳ lạ này.
Dù là trong một cây hay giữa các cây thì cũng có sự phân định rõ ràng giữa các tán.
Nếu muốn thấy hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này bạn có thể đến Viện Nghiên cứu rừng của Malaysia, tại Kuala Lumpur.
Cloud / Theo Trí Thức Trẻ
Đánh rơi nhẫn kim cương khi làm vườn, 13 năm sau người phụ nữ nhận được "món quà bất ngờ" Những tưởng chiếc nhẫn đính kim cương quý giá sẽ "một đi không trở lại" nhưng 13 năm sau nó vẫn trở về theo cách kỳ diệu. Đó là câu chuyện cực may mắn của bà Mary Grams, 84 tuổi, ở tỉnh Alberta (Canada). Bởi lẽ chiếc nhẫn đính hôn là vật vô cùng quý giá và có ý nghĩa nhưng nó lại...