Phát hiện động đất bằng smartphone
Ứng dụng MyShake cho smartphone có thể ghi lại độ rung lắc, từ đó đưa ra cảnh báo và các thông tin về động đất.
Khi truy cập MyShake, ở trang chính, người dùng sẽ được cung cấp một bản đồ đi kèm các trận động đất đã xảy ra. Chẳng hạn với Việt Nam, bản đồ hiển thị trận động đất có cường độ 4,8, xảy ra lúc 12h14 ngày 27/7. Dữ liệu này trùng với kết quả từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ ( United States Geological Survey), nhưng “nhẹ” hơn so với kết quả 5,3 độ từ Viện Vật lý địa cầu.
Giao diện MyShake.
Ngoài tính năng ghi lại các trận động đất đã xảy ra, MyShake có thể biến smartphone trở thành thiết bị đo động đất.
Theo đại học Berkeley tại California – đơn vị phát triển MyShake, mỗi người dùng đều có thể trở thành “nhà khoa học” với dụng cụ là smartphone. Nhờ cảm biến tích hợp, điện thoại có thể ghi lại các rung động, từ đó đưa ra dự đoán về các trận động đất. “Smartphone có độ nhạy khác nhau. Trong hầu hết thử nghiệm của chúng tôi, smartphone có thể cảm nhận được những trận động đất 5 độ, ở khoảng cách 10km so với tâm trấn”, website của trường Berkeley viết.
Ngoài việc thu thập dữ liệu, MyShake còn ứng dụng công nghệ mạng thần kinh nhân tạo để nhận dạng đâu là rung lắc của người dùng, đâu là rung lắc do động đất. Dữ liệu từ các thiết bị trong cùng khu vực sẽ được tổng hợp để đưa ra dự báo về động đất và cảnh báo đến người dùng. Hiện tính năng cảnh báo này đã áp dụng cho người dùng tại California.
Theo số liệu được nhà phát triển công bố, hiện đã có hơn 1 triệu thiết bị cài MyShake đến từ hơn 80 quốc gia trên thế giới. Theo đó, hơn 1 nghìn trận động đất đã được ghi nhận bởi hệ thống này.
Động đất là vấn đề được quan tâm nhiều tại Việt Nam trong hai ngày qua. Trưa 27/7, động đất mạnh 5,3 độ với tâm chấn ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, rung chấn lan đến Hà Nội làm rung lắc nhiều tòa nhà trong khoảng 10 giây. Đến 13h ngày 28/7, Sơn La xảy ra thêm 12 trận động đất, nhưng cường độ không mạnh nên người dân các khu vực khác không cảm nhận được.
MediaTek so sánh Helio G70 với Snapdragon 665 trong video mới
Gần đây, MediaTek đã chính thức giới thiệu một bộ xử lý mới của hãng, có tên gọi là Helio G70. Được biết, SoC này nhắm đến phân khúc giá rẻ để mang lại hiệu suất ổn định trong mức giá phải chăng cho người dùng, và Realme C3 là một minh chứng cụ thể.
Hôm nay, là một phần của việc tiếp thị cho chipset mới, Mediatek đã phát hành một video so sánh Helio G70 với bộ xử lý Snapdragon 665 của Qualcomm.
Theo trang Gizchina, Realme C3 là điện thoại thương mại duy nhất sử dụng bộ xử lý Helio G70, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi đó là thiết bị mà MediaTek đã chọn để thử nghiệm. Trong khi smartphone Snapdragon 665 được sử dụng để so sánh là OPPO A9 2020. Video này bao gồm so sánh hiệu năng trên lý thuyết và tốc độ mở ứng dụng thực tế.
Ở thử nghiệm đầu tiên, MediaTek đã thử nghiệm 2 điện thoại này trên ứng dụng AnTuTu và kết quả cho thấy Helio G70 đã giành chiến thắng khi đạt được 197,790 điểm. Trong khi OPPO A9 2020 chỉ đạt số điểm là 166,126.
Trong màn đọ tốc độ mở ứng dụng, Helio G70 đã một lần nữa giành chiến thắng trước đối thủ của nó. Bạn có thể thấy điều này ở hình ảnh phía trên với sự chênh lệch về tốc độ mở ứng dụng giữa Realme C3 và OPPO A9 2020 là khoảng 2-3 giây.
Theo FPT Shop
Áp dụng chất liệu ưu việt này, smartphone Samsung và Huawei sắp tới sẽ sạc rất nhanh Sắp tới, không chỉ Samsung và Huawei mà ngay cả Apple cũng có thẻ đưa gallium nitride vào sản xuất bộ sạc pin cho smartphone. Cho đến thời điểm hiện tại, các ngành công nghiệp liên quan đến điện tử đều chọn silicon làm nguyên liệu chính cho chất liệu bán dẫn. Tuy nhiên, một phát hiện gần đây cho thấy rằng có...