Phát hiện đầu tiên trên thế giới về một loại vi sinh vật đặc hữu của New Zealand
Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại Dương, một nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Canterbury và Đại học Waikato của New Zealand mới đây đã tìm ra một loại vi sinh vật địa nhiệt đặc hữu ở quốc gia có hệ sinh thái thú vị bậc nhất thế giới này.
Đây được cho là khám phá đầu tiên trên thế giới về một loài vi sinh vật đặc hữu.
Một loại vi khuẩn ưa nhiệt, có tên là Venenivibrio, là một trong những vi sinh vật phổ biến nhất ở các suối nước nóng ở Vùng núi lửa Taupō. Ảnh: thinkgeoenergy.com
New Zealand là trung tâm của các loài đặc hữu, nghĩa là quốc gia này có nhiều loài thực vật và động vật bản địa mà nhiều nơi khác trên thế giới không có. Lý do dẫn đến điều này là do sự ngăn cách về vật lý như núi và đại dương, hoặc yếu tố khí hậu và nguồn thức ăn cụ thể giới hạn một số loài chỉ xuất hiện trong một khu vực địa lý nhất định. Tuy nhiên, vi sinh vật thông thường không gặp phải những rào cản tương tự khi chúng có thể di chuyển nhờ nước và đất, hoặc theo dòng không khí đến những địa điểm mới.
Theo Giáo sư Matthew Stott, Trưởng nhóm nghiên cứu, mọi người đều biết rằng Kiwi là loài đặc hữu của New Zealand vì chúng không thể bay hoặc bơi đến Australia, trong khi đối với vi sinh vật, việc di chuyển hàng trăm km trong không khí hoặc qua các tầng ngậm nước hoặc qua dòng nước là rất phổ biến. Vì vậy, việc tìm ra một loại vi sinh vật dường như bị “mắc kẹt” ở New Zealand là một bí ẩn.
Video đang HOT
Phát hiện trên, được công bố trên Tạp chí Nature Communications số ra gần đây, là kết quả từ dự án nghiên cứu mang tên “The 1.000 Springs”. Đây là dự án ghi lại sự đa dạng sinh học, hóa học, vật lý và vi sinh vật của 1.000 suối nước nóng ở Đảo Bắc của New Zealand.
Nghiên cứu của nhóm đã xác định rằng một loại vi khuẩn ưa nhiệt, có tên là Venenivibrio, là một trong những vi sinh vật phổ biến nhất ở các suối nước nóng ở Vùng núi lửa Taupō. Các nhà khoa học trước đó kỳ vọng sẽ tìm thấy loại vi sinh vật này đang tồn tại ở các địa điểm địa nhiệt khác trên thế giới, song họ không tìm thấy trường hợp nào bên ngoài New Zealand.
Trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu lý do tại sao vi khuẩn này chưa lan ra toàn cầu. Lời giải thích khả thi nhất mà nhóm đưa ra là do vi sinh vật này gặp hạn chế về quá trình trao đổi chất và khiến chúng không thể tồn tại trên một hành trình dài.
Bên cạnh đó, vị trí địa lý của New Zealand có thể khiến chúng không thể tiếp cận một môi trường phù hợp khác.
Giáo sư Stott mô tả vi sinh vật là “kẻ thống trị thế giới” vì khả năng tác động của chúng đến hệ sinh thái Trái Đất ở mọi cấp độ. Ông tin rằng việc phát hiện ra một loài vi sinh vật đặc hữu có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn hệ sinh thái ở New Zealand, đặc biệt ở cấp độ sinh vật.
Xung đột Hamas - Israel: Hàng loạt quốc gia kêu gọi ngừng bắn ở Gaza
Ngày 15/2, các nhà lãnh đạo Canada, Australia và New Zealand đã kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Dải Gaza trong bối cảnh Israel lên kế hoạch tiến hành hoạt động quân sự tại thành phố Rafah, phía Nam vùng lãnh thổ này.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 14/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố chung của Thủ tướng ba nước nhấn mạnh: "Chúng tôi thực sự quan ngại trước những dấu hiệu cho thấy Israel đang lên kế hoạch tấn công trên bộ vào Rafah. Một chiến dịch quân sự nhằm vào Rafah sẽ là thảm họa... Một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức là điều vô cùng cần thiết".
Trước đó, ngày 14/2, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi thúc đẩy việc thả tất cả các con tin (trong đó có 3 người Pháp) và thực hiện lệnh ngừng bắn ở Gaza ngay lập tức để bảo vệ dân thường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận hàng viện trợ khẩn cấp. Nhà lãnh đạo Pháp cũng nhấn mạnh nước này phản đối mạnh mẽ cuộc tấn công của Israel vào Rafah, cho rằng điều này sẽ chỉ dẫn đến một thảm họa nhân đạo mới, trong đó có cả việc buộc người dân phải di dời.
Ngoài ra, Tổng thống Macron nêu bật tính cấp thiết của việc cung cấp viện trợ nhân đạo lớn cho người dân Gaza; cho rằng chỉ có giải pháp hai nhà nước mới có thể đáp ứng nhu cầu an ninh của Israel và người dân nước này, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân Palestine.
Cùng ngày, trong một bức thư, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và người đồng cấp Ireland Leo Varadkar đã đề nghị Ủy ban châu Âu khẩn trương đánh giá xem Israel có tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền ở Gaza theo một hiệp định liên kết các quyền với quan hệ thương mại hay không.
Những phát ngôn trên được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố quân đội Israel sẽ tiếp tục tấn công Hamas tại Rafah - nơi ẩn náu cuối cùng của hơn 1,4 triệu người Palestine di tản ở phía Nam Gaza - sau khi cho phép dân thường rời khỏi khu vực này.
* Phát biểu với báo giới ngày 14/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan bày tỏ hy vọng Israel sẽ đáp ứng cam kết cho phép một chuyến hàng chở bột mì được chuyển vào Gaza.
Trong diễn biến khác cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích việc Israel phá hủy nhà của nhà lãnh đạo cộng đồng Fakhri Abu Diab ở Đông Jerusalem, đồng thời lưu ý những hành động như vậy cản trở nỗ lực thúc đẩy hòa bình và an ninh lâu dài, vốn có lợi không chỉ cho người Palestine mà cả người Israel.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Truyền thông Israel cho biết nước này đã phê duyệt việc sử dụng dịch vụ vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk tại bệnh viện dã chiến của UAE hoạt động ở Rafah. Khả năng kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp của Starlink sẽ cho phép tổ chức hội nghị truyền hình với các bệnh viện khác và chẩn đoán từ xa theo thời gian thực. Bộ trên cũng cho biết Starlink sẽ lần đầu tiên được kích hoạt ở Israel. Việc sử dụng các dịch vụ này ban đầu sẽ bị hạn chế nhưng dự kiến sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai.
Trong khi đó, tỷ phú Elon Musk cho biết, ông đánh giá rất cao động thái trên của Israel và hy vọng Starlink sẽ giúp ích cho cả người Israel và thường dân Palestine ở Gaza.
Hơn 28.000 người đã thiệt mạng và 68.000 người bị thương ở Gaza kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Hamas-Israel ngày 7/10/2023. Hầu hết các bệnh viện ở Gaza đã đóng cửa, một số trong đó bị ảnh hưởng trực tiếp do pháo kích hoặc đột kích, những bệnh viện vẫn còn hoạt động đang chịu áp lực ngày càng tăng khi quân đội Israel tiến gần hơn.
Nguy cơ sóng nhiệt phá vỡ hệ sinh thái ven biển Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một nghiên cứu do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) của Australia dẫn đầu cho thấy các đợt sóng nhiệt trên biển đang làm thay đổi đời sống của các vi sinh vật vốn đóng vai trò hình thành nền tảng chuỗi thức ăn biển, từ đó dẫn đến...