Phát hiện dao găm cổ hình người trên 2.500 năm tuổi
Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một chiếc dao găm cổ độc đáo có chuôi mang hình người, niên đại cách ngày nay trên 2.500 năm, đang được một gia đình trên địa bàn lưu giữ.
Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh Lê Bá Hạnh mô tả, chiếc dao găm cổ nói trên có chất liệu bằng đồng, còn nguyên vẹn, được chế tác bằng phương pháp đúc thủ công truyền thống, có trọng lượng khoảng 1kg, kích thước dài 35cm. Dao có hai bộ phận được chế tác đúc liền nhau, chuôi cán dài 15cm; lưỡi hình lá tre dài 20cm, rộng 5cm.
Hình thù chiếc dao cổ độc đáo
Đặc biệt, cán dao trang trí đặc trưng hình người được tạo dáng có đầy đủ mũ, áo quần với các họa tiết hoa văn trang trí tinh xảo, đầu đội mũ, tai đeo hai chiếc khuyên tai hình tròn to bản, cổ đeo hai vòng cườm trang sức, hai tay đeo hai vòng trang sức hình tròn rộng…
Video đang HOT
Theo ông Hạnh, với chất liệu bằng đồng, và các hoa văn thường thấy ở nền Văn hóa Đông Sơn nên có thể khẳng định chiếc dao có niên đại cách ngày nay trên 2.500 năm. “Chiếc dao dáng hình người tinh xảo độc đáo vừa được phát hiện, không chỉ phản ánh truyền thống chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm trong lịch sử mà còn là bộ sưu tập vũ khí vừa là tác phẩm nghệ thuật cổ độc đáo có giá trị” – ông Hạnh nhận định.
Cận cảnh phần cán dao hình người với vô số hoa văn trang trí thuộc nền Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2500 năm
Ông Hạnh cho biết, chiếc dao trên hiện đang được gia đình ông Nguyễn Văn Minh ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh lưu giữ.Bảo tàng Hà Tĩnh đang lên kế hoạch tiếp nhận gìn giữ bảo tồn, phục vụ việc nghiên cứu, trưng bày.
Theo Dantri
Hãi hùng dịch vụ tắm lợn trên quốc lộ 1A
Treo biển đổ nước mui cho các nhà xe chạy tuyến đường dài, nhưng thực tế hàng chục hộ dân sống trên quốc lộ 1A địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã biến dịch vụ này thành dịch vụ tắm rửa cho lợn vô cùng mất vệ sinh.
Dọc theo quốc lộ 1A địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ huyện Kỳ Anh ra tới huyện Nghi Xuân, không khó để nhận ra những điểm kinh doanh dịch vụ đổ nước mui kiêm luôn dịch vụ tắm lợn. Dịch vụ này vừa mất vệ sinh vừa có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Dịch vụ tắm lợn nở rộ và khó kiểm soát nhất là trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
Nước tắm lợn mất vệ sinh chảy lênh láng trên mặt quốc lộ 1A
Thực trạng ô nhiễm, mất vệ sinh này đã diễn ra nhiều năm nay khi nước, phân lợn không hề được xử lý chảy lênh láng ngay trên mặt quốc lộ, sau đó chảy xuống ruộng, mương. Tình trạng này khiến người dân sống gần đó vô cùng bức xúc.
Một địa bàn tại Kỳ Anh nở rộ dịch vụ tắm lợn rất mất vệ sinh này là xã Kỳ Tiến. Chỉ trên một đoạn đường khoảng 1km nhưng có đến hơn chục điểm tắm lợn. Nước cùng phân lợn, bùn đất văng bắn tung tóe mùi hôi thối nồng nặc cả một đoạn đường.
Trao đổi với 2 hộ làm dịch vụ tắm lợn trên tuyến quốc lộ 1A về tình trạng ô nhiễm mà dịch vụ này gây ra, cả hai hộ đều từ chối trả lời các câu hỏi về môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng như sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Xem clip: Dịch vụ tắm lợn hãi hùng trên quốc lộ
Ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, khi được hỏi, cho biết việc xử lý các điểm kinh doanh tắm lợn gây ô nhiễm, có nguy cơ lây lan dịch bệnh thuộc thẩm quyền các địa phương. Ngành không xử lý.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh (huyện Thạch Hà) Nguyễn Thiện Đức lại cho rằng, ngành thú y không thể đứng ngoài cuộc vấn đề này vì kiểm soát dịch bệnh là trách nhiệm của ngành thú y. Ông Đức cũng thừa nhận, các hộ làm dịch vụ tắm lợn trên địa bàn chủ yếu làm chui, xã chưa một lần xử lý.
Theo Dantri
Xóm Trường Hạnh- làng sinh thái điển hình Sau khi được Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (CETAC) - Tổng cục Môi trường tài trợ kinh phí và hỗ trợ xây dựng, xóm Trường Hạnh (thuộc xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã trở thành hình mẫu điển hình về làng sinh thái. Lãnh...