Phát hiện đại dương kì lạ ngoại hành tinh gần Trái Đất, có thể có sự sống
Trái Đất không phải là thế giới đại dương duy nhất trong Hệ Mặt trời. Một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời vừa được phát hiện có đại dương, có khả năng giúp duy trì sự sống.
Phát hiện hành tinh quái dị “nhãn cầu băng” có thể có sự sống
Hai mặt của “hành tinh nhãn cầu” LHS-1140b và Trái Dất được đặt cạnh bên để so sánh kích thước – Ảnh: ĐẠI HỌC MONTREAL
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Charles Cadieux của Đại học Montreal (Canada) cho thấy một hành tinh quái dị mang tên LHS-1140b, cách chúng ta chỉ 50 năm ánh sáng, có thể có sự sống.
Theo Science Alert, LHS-1140b cho thấy dấu hiệu của một “hành tinh nhãn cầu” siêu lạnh, với hầu hết diện tích bị bao phủ bởi lớp băng trắng xóa, ngoại trừ một “con ngươi” đường kính 4.000 km. Tuy kinh dị, nhưng nó là một hành tinh ôn đới.
“Trong số tất cả các ngoại hành tinh ôn đới hiện được biết đến, LHS-1140b có thể là lựa chọn tốt nhất để một ngày nào đó chúng ta xác nhận nước lỏng trên bề mặt” – TS Cadieux khẳng định.
LHS-1140b, phát hiện được công bố chỉ vài năm trước, có bán kính khoảng 1,73 lần bán kính Trái Đất và 5,6 lần khối lượng của Trái Đất và là kiểu “hành tinh đại dương”, tức có một đại dương bao phủ toàn cầu.
Nó ở gần ngôi sao mẹ hơn rất nhiều so với khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời, chỉ mất 25 ngày để quay hết một vòng quanh sao mẹ.
Nhưng sao mẹ LHS-1140 của hành tinh này là một ngôi sao lùn đỏ mờ, lạnh, tức tỏa ra nhiệt lượng thấp hơn nhiều so với Mặt Trời.
Vì vậy, tuy nằm trong “vùng sự sống” của sao mẹ, hành tinh này vẫn bị bao phủ bởi một lớp băng, bọc bên ngoài đại dương toàn cầu.
Có một may mắn: Nó quay gần đến nỗi bị khóa quỹ đạo với sao mẹ – tức luôn hướng một mặt duy nhất về phía sao mẹ.
Nhờ đó, chính giữa mặt luôn là ban ngày của hành tinh có một khu vực nhận đủ nhiệt lượng để đại dương không bị che lấp bởi băng giá, có bề mặt khoảng 20 độ C.
Bằng sức mạnh của kính viễn vọng không gian James Webb, nhóm nghiên cứu cũng xác định được nhiều nitơ trong bầu khí quyển của hành tinh này. Sự hiện diện của nitơ cho thấy một bầu khí quyển thứ cấp, là dạng bầu khí quyển hình thành sau khi ngoại hành tinh ra đời, chứ không phải cùng với nó. Tất cả những yếu tố này giúp cho vùng “con ngươi xanh” giữa quả cầu băng giá này rất phù hợp để một hệ sinh thái phát triển mạnh.
Video đang HOT
Tất cả những gì cần làm còn lại là chờ đợi các phương tiện quan sát mạnh mẽ hơn trong tương lai, những thứ có thể giúp các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng trực tiếp về sự sống trên các ngoại hành tinh tiềm năng như LHS-1140b.
Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá
Trái Đất không phải là thế giới đại dương duy nhất trong Hệ Mặt trời. Ngoài vũ trụ cũng có rất nhiều đại dương khác nhưng chưa được con người biết đến.
Europa là vệ tinh lớn thứ tư của sao Mộc và là vệ tinh hầu như không có miệng núi lửa nào cao hơn hoặc sâu hơn vài nghìn feet. Điều này cho thấy bề mặt của Europa rất trẻ về mặt địa chất và có thể nổi trên một lớp phủ lỏng.
Do sự lên xuống của thủy triều và lực ma sát từ sự tương tác hấp dẫn với sao Mộc tạo ra đủ nhiệt để giữ chất lỏng bên trong đại dương, nhưng vì nó ở quá xa mặt trời nên bề mặt vẫn bị đóng băng.
Europa cũng có một bầu khí quyển oxy rất mỏng, được tạo ra khi bức xạ chia cắt các phân tử nước trong lớp băng bề mặt.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Astrobiology đã tính toán rằng mức độ oxy trong đại dương của Europa có thể ngang bằng với biển sâu của Trái Đất, điều này càng củng cố cơ hội chứa đựng sự sống của vệ tinh Europa
Ganymede
Ganymede, vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, lớn hơn 8% so với sao Thủy, nhưng chỉ bằng một nửa khối lượng của nó. Khối lượng thấp như vậy cho thấy rằng nó được làm bằng đá và nước.
Vào những năm 1990, tàu vũ trụ Galileo phát hiện ra rằng Ganymede có từ trường riêng, nghĩa là nó phải có lõi sắt nóng chảy. Nhiệt từ lõi này sẽ đủ để làm tan chảy băng và tạo ra một đại dương ngầm khổng lồ.
Callisto là vệ tinh lớn thứ hai của sao Mộc. Nó lớn gần bằng sao Thủy, nhưng nặng bằng một phần ba, có nghĩa là nó chứa khoảng 50% nước. Điều kỳ lạ ở Callisto là bề mặt hoàn toàn là các miệng núi lửa.
Ngày nay, Callisto đã chết về mặt địa chất. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí, băng không bao giờ tan chảy hoàn toàn trong quá trình hình thành của Callisto
Mặc dù vậy, chúng ta biết rằng Callisto có một đại dương lỏng gần bề mặt.
Sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương quá nhỏ để có thể giữ đủ nhiệt cho lõi của nó nóng chảy. Sự đốt cháy phóng xạ dưới bề mặt chỉ cung cấp 2% năng lượng bức xạ lên trên. Nhưng điều đó vẫn đủ để làm tan chảy các nguyên tố nhẹ hơn và cho phép các khoáng chất silicat nặng hơn chìm xuống.
Theo NASA, bề mặt của sao Diêm Vương lạnh đến mức được bao phủ bởi tuyết làm từ nitơ rắn, metan và carbon monoxide (CO)
Ngoài ra, theo một nghiên cứu tại Đại học Purdue, các nhà khoa học cho rằng nước bên trong sao Diêm Vương hoạt động giống như magma nóng chảy trong lớp phủ của Trái Đất.
Ceres là vật thể lớn nhất trong Vành đai tiểu hành tinh, và là hành tinh lùn duy nhất trong Hệ Mặt trời. Ban đầu nó được hình thành như một hỗn hợp của đá với khoảng 10% là băng.
Vào thời kỳ đầu của quá trình hình thành Ceres, sự nóng lên từ sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố nặng hơn đã làm tan chảy băng, khiến phần lớn đá chìm xuống phía lõi.
Trải qua hàng tỷ năm, các dòng đối lưu đã mang nhiệt lượng ra khỏi lõi và cho phép phần bên trong hầu như đóng băng chất rắn trở lại, nhưng Ceres dường như vẫn có một ít nước lỏng bên dưới bề mặt.
Các kính thiên văn không gian Herschel đã quan sát đếm được lượng hơi nước thoát vào không gian với khối lượng 13,2 pound mỗi giây. Tổng lượng nước trong lớp phủ băng giá của Ceres nhiều hơn tất cả nước ngọt trên Trái Đất.
Ngoại hành tinh gần Trái Đất nhất có thể chứa sinh vật biển
Các nhà nghiên cứu Mỹ tìm thấy bằng chứng về một đại dương có thể sống được ở ngoại hành tinh Poxima b.
Theo Sci-News, nhóm tác giả đến từ NASA và Đại học Washington (Mỹ) vừa xác định Proxima b thuộc nhóm "hành tinh đại dương lạnh".
Cùng với 16 hành tinh khác, Proxima b được mô tả là có khối lượng thấp với nhiệt độ bề mặt và mật độ phù hợp với kết cấu gồm vỏ băng và một đại dương sâu bên dưới.
Hành tinh Proxima b - Ảnh: ESO
Chúng có thể khá giống nhiều "mặt trăng sự sống" trong hệ Mặt Trời, như Enceladus của Sao Thổ hay Europa của Sao Mộc.
Proxima b được nhất mạnh bởi với khoảng cách chỉ 4,2 năm ánh sáng, nó là ngoại hành tinh gần Trái Đất nhất.
Ngoài cái tên thông dụng nhất Proxima b, nó còn có tên là Proxima Centauri b hoặc Cận Tinh b, quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri thuộc chòm sao Bán Nhân Mã.
Proxima b là tâm điểm của nhiều nghiên cứu, bởi các dữ liệu NASA thu thập được cho thấy nó có nhiều yếu tố giống Trái Đất.
Với kết cấu vừa được xác nhận, các nhà khoa học Mỹ tin rằng chúng có thể chứa sự sống bên trong đại dương ngầm.
Bởi lẽ, họ cũng ước tính được tổng lượng nhiệt bên trong 17 ngoại hành tinh được nghiên cứu - bao gồm Proxima b - dựa trên hình dạng quỹ đạo và nhiều thông số khác, sau đó mô phỏng với số liệu Europa để suy ra các tính chất của đại dương ngầm.
Đó có thể không phải là các sinh vật biển đa dạng như Trái Đất, nhưng ít nhất cũng có vi sinh vật.
Họ cũng dự đoán rằng các cột hơi nước lớn giống kiểu Europa hay phun vào các tàu vũ trụ NASA cũng tồn tại ở Proxima b và một hành tinh khác trên LHS 1140b, thậm chí mạnh mẽ hơn nhiều.
"Vì các nguyên tố và hợp chất hấp thụ ánh sáng ở các màu đặc trưng nên việc phân tích ánh sáng sẽ cho phép xác định các thành phần của mạch nước phun và đánh giá khả năng sinh sống của hành tinh" - TS Lynnae Quick từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA cho biết.
Tồn tại sự sống trên ngoại hành tinh K2-18b? Một nhóm nhà khoa học Mỹ đã xem xét ngoại hành tinh K2-18b, từng gây xôn xao vài năm qua bởi những gợi ý liên tiếp về sự sống. K2-18b là một hành tinh có bán kính gấp 2,2 lần Trái đất. Phát hiện không chắc chắn Ngoại hành tinh gây tranh cãi, được gọi với tên K2-18b, là một thế giới ấm...