Phát hiện “cột đèn giao thông” trên bề mặt sao Hỏa
Tàu tự hành khám phá sao Hỏa Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), vốn thăm dò “hành tinh Đỏ” trong hơn 2 năm qua, đã gửi về trái đất bức ảnh chụp một vật thể trông rất giống cột đèn giao thông trên trái đất.
Các tảng đáng nằm gần nhau tạo thành hình thù trông giống cột đèn giao thông.
Trong bối cảnh mật độ giao thông đang tại khu vực của sao Hỏa đang tăng lên – sau khi tàu thăm dò của Ấn Độ tới quỹ đạo “hành tinh Đỏ” hôm 24/9 – đèn giao thông có thể là thứ đang thiếu. Và không mất quá nhiều thời gian để phát hiện ra một thiết bị như vậy.
Robot tự hành Curiosity đã gửi về nhiều bức ảnh gây tò mò về bề mặt sao Hỏa, vốn được đăng tải công khai. Và lần này, một người đam mê khám phá vũ trụ từ Anh, ông Joe Smith, chủ nhân kênh ArtAlienTV trên YouTube, đã phát hiện ra một hình ảnh rất giống đèn giao thông.
“Tôi đã theo dõi các hình ảnh của NASA ngay từ đầu và tôi xem chúng qua trang web của NASA hàng ngày. Bất chợt tôi nhìn thấy nhìn ảnh này và nghĩ: “Nó không khá lạ. Trông như một cột đèn giao thông vậy”, Smith nói về những hòn đá nằm gần nhau trên bề mặt sao Hỏa.
Video đang HOT
Ông Smith đã đăng lại bức ảnh trên internet và và nhiều người có chung ý kiến rằng nó giống đèn giao thông.
Ngoài ra, ông Smith còn phát hiện một hoạt đá tròn vành vạnh trên một khu vực tương đối bằng phẳng của sao Hỏa.
Số lượng các bức ảnh thú vị từ sao Hỏa giờ đây có thể sẽ tăng lên, khi Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên tiếp cận “hành tinh Đỏ”. Sau khi ổn định vị trí trên quỹ đạo sao Hỏa, tu vũ trụ Ấn Độ Mangalyaan đã ngay lập tức kết nối với mạng xã hội Twitter ở địa chỉ @MarsOrbiter.
@MarsOrbiter cũng đã liên lạc với tàu thăm dò Curiosity của NASA và cập nhật về sứ mệnh.
Vào năm 2020, NASA có kế hoạch phóng một tàu thăm dò mới lên sao Hỏa, vốn sẽ không chỉ có nhiệm vụ chụp ảnh bề mặt “hành tinh Đỏ” mà còn định vị và lấy các mẫu vật rồi đưa về trái đất. Nhưng giờ đây, chúng ta chỉ có thể nhìn những khối đá này và phỏng đoán.
An Bình
Theo Dantri/RT
Tàu thăm dò của Ấn Độ bắt đầu tiến đến sao Hỏa
Ngày 1.12, tàu thăm dò Mars Orbiter (còn gọi là Mangalyaan) bắt đầu rời quỹ đạo trái đất để tiến đến sao Hỏa, theo AFP.
Truyền hình Ấn Độ truyền trực tiếp sự kiện tên lửa đưa vệ tinh thăm dò sao Hỏa Mars Orbiter vào không gian - Ảnh: AFP
Mars Orbiter nặng 1,3 tấn được một tên lửa nặng 350 tấn phóng lên từ căn cứ Sriharikota ở vịnh Bengale (Ấn Độ) hôm 5.11.
Nếu Mars Orbiter hoàn thành nhiệm vụ, Ấn Độ sẽ được xếp vào nhóm những khu vực và quốc gia hiếm hoi đã gửi được vệ tinh lên quỹ đạo hoặc đưa tàu thăm dò bề mặt sao Hỏa (Mỹ, EU, Nga).
Mars Orbiter được trang bị nhiều bộ cảm biến nhằm thu nhận "vết tích" của khí mê tan (CH4) trong khí quyển sao Hỏa. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy từng có sự sống ở hành tinh này.
Kế hoạch khám phá hành tinh đỏ của Ấn Độ bắt đầu từ năm 2012 với kinh phí 4,5 tỉ rupee (72,8 triệu USD), rất khiêm tốn so với 2,5 tỉ USD mà Mỹ bỏ ra để gửi tàu tự hành Curiosity lên sao Hỏa hồi tháng 8.2012.
Kế hoạch được đưa ra ngay sau khi chương trình thăm dò sao Hỏa với vệ tinh Huỳnh Hỏa - 1 của Trung Quốc thất bại. Qua đó, Ấn Độ mong muốn khẳng định vị trí cường quốc về không gian tại châu Á.
Tuy quốc gia Nam Á này nổi tiếng với những sản phẩm công nghệ giá rẻ nhưng nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của kế hoạch Mars Orbiter. Chẳng hạn, tên lửa phóng tàu thăm dò này bị đánh giá là không đủ mạnh. Ngoài ra, đến nay, có hơn 50% chương trình tiếp cận hành tinh đỏ thất bại.
Dự kiến, Mars Orbiter sẽ mất khoảng 1 năm để đến được sao Hỏa, vốn cách trái đất 200 triệu km.
Thoe TNO
Mỹ: Kinh hoàng bố sát hại 5 con, đem sang bang khác phi tang Một người đàn ông tại bang Nam Carolina, Mỹ đang phải đối diện với nghi án giết người, khi bị tình nghi sát hại 5 đứa con của mình, trong độ tuổi từ 1-8, và đem sang bang khác vứt bỏ để phi tang. Nghi phạm Timothy Ray Jones Theo hãng tin AP, nghi phạm của vụ án kinh hoàng này là Timothy...