Phát hiện côn trùng dài 3 cm sống lâu ngày trong tai
Qua kiểm tra và soi tai mũi họng, các bác sĩ phát hiện ở vị trí ống tai của người bệnh có hình ảnh một ‘con bọ’ sống trong đó, khiến bác sĩ lẫn bệnh nhân đều bất ngờ.
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên ( tỉnh Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành soi gắp ra một con côn trùng sống trong tai cho một bệnh nhân.
Được biết, bệnh nhân thấy đau tai, ù tai, nghe kém nên vào Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thăm khám. Qua kiểm tra và soi tai mũi họng, các bác sĩ phát hiện ở vị trí ống tai của người bệnh có hình ảnh một “con bọ” sống trong đó, khiến bác sĩ lẫn bệnh nhân đều bất ngờ.
Hình ảnh côn trùng sống trong tai bệnh nhân.
Bệnh nhân sau đó được bác sĩ chỉ định nội soi gắp dị vật. Sau khi được gắp bỏ “con bọ” và vệ sinh tai, tình trạng đau buốt tai của bệnh nhân giảm dần. Con vật gắp ra là một “con bọ” có chiều dài khoảng 3cm, rộng 1cm.
BSCKI Lục Thành Huy – Y tế huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), người trực tiếp gắp “con bọ” ra cho biết, côn trùng chui vào tai nếu không được gắp bỏ có thể bò sâu vào lỗ tai, gây thủng màng nhĩ hoặc làm nhiễm trùng, viêm tai.
Cách tốt nhất hãy đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, xử lý. Tuyệt đối tránh lấy dị vật bằng các dụng cụ cá nhân không đảm bảo vệ sinh và có thể gây tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe hoặc khiến dị vật vào sâu hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Đồng thời, để phòng ngừa côn trùng chui vào tai cần:
- Sống sạch sẽ, dọn dẹp nhà cửa thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu.
- Ngủ giường, trước khi lên giường cần làm sạch sẽ lại giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp.
Video đang HOT
- Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, khi trẻ khỏe mạnh bình thường, không sốt, không chảy mũi mà xuất hiện triệu chứng đau, ngứa, chảy dịch ở tai, phụ huynh nên nghĩ đến khả năng có côn trùng ký sinh và đưa đến cơ sở y tế thăm khám ngay để được xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Biểu hiện viêm tai ngoài và cách phòng tránh
Vào mùa nóng, nhiều người thường thích đi bơi. Việc đi bơi ở những hồ bơi với nguồn nước bẩn có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh lý về tai mũi họng.
Một trong những bệnh thường mắc phải sau khi bơi lội là bệnh lý viêm tai ngoài.
Viêm tai ngoài thường gặp nhất ở trẻ em
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm phần ống tai ngoài. Các tình trạng như nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh về da... đều có thể dẫn đến viêm tai ngoài. Trong đó, nhiễm vi khuẩn cấp tính là nguyên nhân thường gặp nhất.
Ống tai ngoài là phần nằm ở phía ngoài của tai, giữa vành tai và màng nhĩ. Khi trong ống tai ngoài ứ đọng nước, vi khuẩn và vi nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển gây nên bệnh viêm tai ngoài. Viêm tai ngoài thường xuất hiện một vài ngày sau khi đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Theo ghi nhận, nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài còn do thói quen làm sạch, lau chùi, móc ráy tai bằng các dụng cụ cứng.
Tình trạng viêm tai ngoài thường gặp nhất ở trẻ em.
Các chấn thương ống tai ngoài; sử dụng nhiều các thiết bị như tai nghe hoặc máy trợ thính; ráy tai nhiều; ống tai bị khô, có vật lạ trong ống tai ngoài: côn trùng, bông gòn, đồ chơi trẻ em...; bệnh chàm hoặc một số bệnh lý ngoài da tai,... cũng gây viêm tai ngoài.
Viêm tai ngoài có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhũ nhi
Bệnh lý này thường gặp vào mùa hè, khu vực độ ẩm môi trường cao, ở những người thường xuyên chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động dưới nước.
Biểu hiện viêm tai ngoài
Những triệu chứng của viêm tai ngoài thường gặp là:
Xuất hiện vết đỏ da ống tai ngoài, ngứa trong tai.
Bệnh nhân có biểu hiện đau tai, đặc biệt khi đụng vùng vành tai, đau có thể lan đến vùng cổ, mặt hoặc vùng đầu.
Xuất hiện tình trạng chảy dịch tai (cảm giác có nước trong tai).
Phù nề tuyến vùng cổ hoặc phù nề quanh tai; sưng nề vùng ống tai ngoài.
Kèm theo tình trạng nghe kém.
Cảm giác đầy, nặng trong tai.
Sốt...
Dựa vào triệu chứng và dấu hiệu khi thăm khám, bệnh viêm tai ngoài có thể được phân thành 3 mức độ:
Viêm tai ngoài mức độ nhẹ: Người bệnh chỉ cảm thấy không thoải mái hoặc ngứa nhẹ trong tai. Ống tai phù nề nhẹ.
Viêm tai ngoài mức độ trung bình: Đau và ngứa tai mức độ vừa. Ống tai bị bít tắc một phần.
Viêm tai ngoài mức độ nặng: Đau tai nhiều, ống tai bị bít hoàn toàn do phù nề, đôi khi có dấu hiệu ban đỏ vùng quanh tai, vành tai, sưng hạch cổ và sốt.
Điều trị và phòng viêm tai ngoài
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp, thông thường cần vệ sinh tai (rửa tai, hút dịch tai, hút mủ tai). Sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ tai hoặc đường uống được chỉ định khi cần thiết để điều trị viêm và nhiễm trùng.
Đối với các trường hợp viêm tai ngoài nặng nguy cơ biến chứng thì cần được xem xét cho nhập viện điều trị.
Sử dụng bông ráy tai không đúng cách có thể đẩy chất bẩn từ phía ngoài vào bên trong ống tai.
Để phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài cần sử dụng nút tai khi đi bơi hoặc tắm. Sau bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra.
Tránh ngoáy tai thường xuyên, tránh lấy ráy tai bằng dụng cụ bẩn. Có thể làm khô ống tai ngoài bằng cách sử dụng luồng hơi nóng từ máy sấy tóc ở cường độ thấp hoặc sấy lạnh: cần giữ khoảng cách giữa máy sấy tóc và đầu trong khoảng 30 cm. Máy sấy tóc được đặt từ phía sau thổi luồng hơi ra phía trước và thường xuyên di chuyển, không nên giữ yên một chỗ.
Để tránh bệnh viêm tai ngoài tái phát, người bệnh cần lưu ý không nên dùng tăm bông ráy tai để làm sạch ống tai. Việc sử dụng bông ráy tai không đúng cách có thể đẩy chất bẩn từ phía ngoài vào bên trong ống tai tạo điều kiện cho bệnh viêm tai ngoài phát sinh và phát triển.
Khi có các dấu hiệu khó chịu về tai như kể trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay để bác sĩ khám, tư vấn điều trị thích hợp và tư vấn các biện pháp phòng ngừa tái phát.
Chuyên gia cảnh báo cha mẹ chủ quan khiến bệnh tai mũi họng gia tăng Theo bác sĩ, ngoài yếu tố thời tiết, trong sinh hoạt có nhiều thói quen khiến trẻ dễ mắc bệnh về tai mũi họng như trẻ nằm điều hòa nhiều... Thời tiết miền Bắc những ngày gần đây đang trong giai đoạn chuyển mùa, từ nóng sang lạnh, mưa nắng thất thường. Đây là thời điểm thuận lợi cho các loại virus, vi...