Phát hiện cổ vật hơn 300.000 năm tuổi, các nhà khoa học bối rối không thể giải thích về kích thước
Thứ công cụ hơn 300.000 năm tuổi đã được phát hiện trong lớp trầm tích thời tiền sử ở Anh.
Tờ The Insider ngày 6/7 cho hay, 2 chiếc rìu tay khổng lồ thời tiền sử, 1 trong số đó dài khoảng hơn 30cm, đã được phát hiện trong lớp trầm tích kỷ Băng hà sâu ở miền Nam nước Anh.
Các công cụ 300.000 năm tuổi, là những hòn đá bị sứt mẻ ở cả 2 mặt trông ghồ ghề, được tìm thấy trong số hơn 800 đồ tạo tác được chôn ở một sườn đồi phía trên Thung lũng Medway, hạt Kent, miền Đông Nam nước Anh. Rìu tay là đồ tạo tác bằng đá đã được đẽo hoặc gõ ở cả hai mặt để tạo ra hình dạng đối xứng với cạnh cắt dài.
Một nhà khảo cổ học đo chiếc rìu lớn hơn trong số hai chiếc rìu tay thời tiền sử được phát hiện ở miền Nam nước Anh.
2 chiếc rìu tay lớn được tìm thấy có hình dạng đặc biệt với đầu nhọn dài và được gia công tinh xảo, cùng phần đế dày hơn nhiều.
Nhà khảo cổ học cao cấp Letty Ingrey thuộc Viện Khảo cổ học UCL cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi mô tả những công cụ này là ‘gã khổng lồ’ vì chúng dài tới hơn 22cm và chỉ có 2 món đồ cổ có kích thước lớn đến vậy”.
Video đang HOT
Ingrey, người tham gia khai quật cho biết công cụ lớn hơn trong số 2 chiếc dài khoảng 30,4cm là “một trong những chiếc rìu dài nhất từng được tìm thấy ở Anh”.
Những chiếc rìu tay khổng lồ như thế này thường được tìm thấy ở vùng Thames và Medway và có niên đại từ hơn 300.000 năm trước.
Các nhà khảo cổ cho rằng những loại công cụ này thường được sử dụng để xẻ thịt hoặc lột da động vật.
Nhà khảo cổ học Letty Ingrey.
Nhưng những chiếc rìu cầm tay đặc biệt này “quá lớn nên thật khó để tưởng tượng làm thế nào chúng có thể được tổ tiên chúng ta cầm và sử dụng dễ dàng”, Ingrey nói.
“Có lẽ chúng được chế tạo cho một mục đích không phổ biến hoặc mang tính biểu tượng hơn các công cụ khác, một minh chứng rõ ràng về sức mạnh và kỹ năng”, cô nói.
Cũng theo thông cáo báo chí của Viện Khảo cổ học UCL, vào thời điểm hơn 300.000 năm trước, địa điểm Thung lũng Medway từng là nơi săn bắn hươu, ngựa, cũng như voi và sư tử có ngà thẳng (hiện đã tuyệt chủng) sống trong khu vực.
Ingrey cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn không chắc tại sao những công cụ lớn như vậy lại được tạo ra hoặc loài người sơ khai nào đã tạo ra chúng. Địa điểm khảo cổ này cung cấp một cơ hội để trả lời những câu hỏi thú vị”.
Nhà khảo cổ học Letty Ingrey kiểm tra chiếc rìu lớn nhất trong số 2 chiếc rìu tay “khổng lồ” thời tiền sử.
Địa điểm này được cho là có từ thời kỳ đầu tiền sử của nước Anh khi người Neanderthal và nền văn hóa của họ bắt đầu xuất hiện và thậm chí có thể họ đã chia sẻ khu vực sống với các loài người sơ khai khác.
Vào thời điểm này, Thung lũng Medway có khung cảnh hoang sơ với những ngọn đồi cây cối rậm rạp và thung lũng sông. Nó là nơi sinh sống của hươu và ngựa đỏ, cũng như các loài động vật có vú ít quen thuộc hơn như voi và sư tử ngà thẳng.
Mặc dù các phát hiện khảo cổ ở thời đại này đã được tìm thấy ở Thung lũng Medway trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được tìm thấy như một phần của cuộc khai quật quy mô lớn, mang đến cơ hội thu thập thêm thông tin chi tiết về cuộc sống của những người tạo ra chúng.
Tiến sĩ Matt Pope, Viện Khảo cổ học UCL, cho biết: “Các cuộc khai quật đã cho chúng tôi cơ hội vô cùng quý giá để nghiên cứu toàn bộ cảnh quan Kỷ Băng hà phát triển như thế nào từ hàng triệu năm trước.
Một chương trình phân tích khoa học, với sự tham gia của các chuyên gia từ UCL và các tổ chức khác của Vương quốc Anh, giờ đây sẽ giúp chúng tôi hiểu tại sao địa điểm này lại quan trọng đối với người cổ đại và cách các đồ tạo tác bằng đá, bao gồm cả những chiếc rìu khổng lồ đã giúp họ thích nghi với những thách thức của môi trường Kỷ băng hà”.
Các nhà nghiên cứu hiện đang tích cực tìm hiểu để biết rõ hơn ai đã tạo ra các món đồ cổ này và chúng được sử dụng cho mục đích gì.
Bồn cầu xả nước 2.400 năm tuổi
Bồn cầu giật nước thô sơ có 2.400 tuổi được tìm thấy vào mùa hè năm trước tại khu vực khảo cổ thành phố Tây An, Trung Quốc.
Nhưng chi tiết của cổ vật này mới được công bố vào cuối tháng 2/2023, và thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Các nhà khảo cổ phỏng đoán đây có thể là chiếc bồn cầu xả nước lâu đời nhất thế giới - một trong những "món đồ xa xỉ" tại cung điện cổ đại. Nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, người tham gia dự án khai quật này, Liu Rui phỏng đoán, chiếc bồn cầu xả nước này được dành cho quan lại thời Xuân Thu - Chiến Quốc (năm 475 đến 221 trước Công nguyên) và triều đại nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên).
Trước đó, phát minh về chiếc bồn cầu xả nước đầu tiên trên thế giới được cho là thuộc về John Harrington từ nước Anh, ông đã lắp đặt nó cho Nữ hoàng Anh Elizabeth sử dụng vào thế kỷ 16.
Đến nay, các nhà khảo cổ học đang tiến hành phân tích mẫu thu thập từ bồn cầu để xác định những người sử dụng chúng trước đây ăn các loại thực phẩm gì. Việc dư luận tỏ ra hào hứng với những tin tức khảo cổ, một phần chứng minh được sự quan tâm, hứng thú của con người với lịch sử loài người cổ đại.
Tiết lộ choáng từ vật lạ trong kho báu Tần Thủy Hoàng 32.000 món Một kho chứa khổng lồ với 32.000 cổ vật, bao gồm những bộ áo giáp đá đắt giá, đã tiết lộ một kế hoạch chưa từng biết mà Tần Thủy Hoàng được kỳ vọng sẽ thực hiện ở thế giới bên kia. Theo Ancient Origins, cuộc khai quật kéo dài nhiều thập kỷ tại Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại tỉnh Thiểm Tây...