Phát hiện cổ vật cực hiếm 3.300 năm tuổi khi cày ruộng
Chiếc vòng đeo tay mà người nông dân phát hiện khi cày ruộng có niên đại 3.300 năm tuổi, thuộc nền văn minh Hittite cổ đại, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên.
Khi đang việc cày ruộng trong trang trại, một nông dân sống ở làng Citli, huyện Mecitozu, tỉnh Corum, miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy chiếc vòng đeo tay lạ.
Chiếc vòng tay Hittite 3.300 tuổi đang được trưng bày tại Bảo tàng Corum, ngày 27/3. Ảnh: AA.
Sau khi chiếc vòng được đưa đến Bảo tàng Corum, các chuyên gia tại đây xác định đó là một cổ vật thuộc nền văn minh Hittite cổ đại, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên, tức khoảng 3.300 năm tuổi.
Chiếc vòng tay thiết kế tinh xảo được làm từ đồng, niken, bạc và vàng, được trang trí bằng những họa tiết biểu tượng của người Hittite.
Thủ đô Hattusa cổ đại của người Hittite ở Corum, Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Ancient-wisdom.
“Từ những đánh giá ban đầu, chúng tôi nhận thấy đây là cổ vật chưa từng có, cũng chưa từng thấy một hiện vật tương tự trước đây,” nhà khảo cổ học tại bảo tàng Corum, Resul Ibis, cho biết; lưu ý, có rất ít đồ trang sức thời Hittite được phát hiện và chiếc vòng đeo tay giúp giải mã phong cách đồ trang sức của nền văn minh này.
Một góc di sản thành cổ Hattusa cổ đại của người Hittite. Nguồn: Ramazan Turker.
Corum là quê hương của thành phố Hattusa cổ đại, thủ đô của người Hittite, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1986 và Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới năm 2001, một trong những điểm du lịch quan trọng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Di sản như một bảo tàng ngoài trời với nền móng và dấu tích những đền đài, cung điện hoành tráng, bao gồm cung điện Hittites ở Buyukkale, 31 ngôi đền và hầm chứa lúa mì cổ đại.
Xây dựng, choáng váng vì 260 ngôi mộ đầy kho báu khắp thửa đất
Quá trình thăm dò thửa đất trước khi khởi công một dự án ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã làm lộ ra một nghĩa trang cực kỳ xa hoa thời Chiến Quốc với những ngôi mộ chứa đầy cổ vật giá trị cao.
Theo Viện Di tích, văn hóa và khảo cổ Tam Môn Hiệp, nơi các ngôi mộ cổ được khai quật, đến nay họ chỉ mới nghiên cứu được khoảng 100 ngôi mộ cổ và hết sức choáng váng vì những điều tìm thấy bên trong.
Đây là một khu vực có bề dày lịch sử nên các nhà chức trách lo ngại dự án xây dựng sắp tới có thể làm hư hại các di tích chưa được khai quật. Do đó, họ đã tiến hành khảo sát khu đất, nhưng không dám hy vọng tìm được những điều vĩ đại như thế.
Một trong các ngôi mộ cổ đang được nghiên cứu - Ảnh: Viện Di tích, văn hóa và khảo cổ Tam Môn Hiệp.
Tất cả các ngôi mộ đều được xây cất công phu với hình chữ nhật gọn gàng, nằm theo hàng lối rõ ràng cho thấy đó là một khu nghĩa trang được quy hoạch quy mô. Kết quả xác định niên đại cho thấy các ngôi mộ có từ thời Chiến Quốc, từ năm 281-221 trước Công Nguyên.
Theo Acient Origins, bên trong các ngôi mộ cổ là số lượng ấn tượng các đồ tùy táng xa hoa và lạ mắt, trong đó đáng chú ý nhất là những chiếc chuông cổ đại mà suốt nhiều thập kỷ đã không được tìm thấy trong các khu vực. Đa số chuông được làm bằng đá, nhưng đặc biệt có một chiếc chuông đồng độc nhất vô nhị.
Họ cũng tìm được số lượng khổng lồ các đồ dùng đắt giá bằng đồng, đồ trang sức và các vật dụng cá nhân làm từ ngọc bích và mã não, xương động vật, cùng nhiều vũ khí bằng đồng.
Xét trên độ tinh tế của các báu vật, giá trị lịch sử và niên đại của chúng, mỗi ngôi mộ đã xứng đáng là một kho báu lớn.
Hiện mới có 260 ngôi mộ được xác định, nhưng các nhà khảo cổ nghĩ rằng khu nghĩa trang có thể còn rộng lớn hơn, nên sẽ lập kế hoạch cho các cuộc khảo sát mở rộng ở khu vực lân cận.
Bộ hài cốt hé lộ bí mật kinh hoàng dưới chân tường 'Cung điện Mặt trăng' của Hàn Quốc Khoảng năm 50 sau Công nguyên, sau hơn 100 năm thành lập, Nhà Silla quyết định xây dựng kinh đô. Họ chọn Gyeongju, vùng đất ven biển thuộc phía đông nam Gyeongsang ngày nay, hạ móng cung điện đầu tiên: Wolseong. Wolseong ôm trọn quả đồi có địa hình giống như nửa cầu tròn, hao hao vầng trăng khuyết nên được gọi là...