Phát hiện cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Trưa 26-6, đoàn liên ngành của UBND TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra, phát hiện cơ sở sản xuất dầu, mỡ bôi trơn đóng tại phường Long Bình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp. Ảnh: Báo Đồng Nai
Cơ sở sản xuất dầu mỡ bôi trơn này do bà Nguyễn Ngọc Diệp (SN 1966) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cơ sở rộng khoảng 3.000m 2 đang có 6 công nhân vận hành máy móc để sản xuất dầu, mỡ bôi trơn nhưng không đảm bảo vệ sinh môi trường. Hàng ngàn thùng phuy, can nhựa chất đống quanh khu vực sản xuất, không có mái che để nhớt thải chảy trực tiếp ra môi trường…
Hà Nội: Giải pháp căn cơ cho việc xử lý rác thải xây dựng
Tình trạng rác thải xây dựng bị đổ trộm ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội, gây ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề gây nhức nhối, mất mỹ quan đô thị và khó giải quyết dứt điểm.
Với hàng trăm các dự án xây mới, cải tạo, phá dỡ các tòa nhà, quá trình xây dựng nhà ở tại các khu dân cư tại các thành phố lớn, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm hàng chục nghìn tấn rác thải xây dựng (RTXD) bị thải bỏ ra môi trường. Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày tại phát sinh khoảng 2.500 - 3.000 tấn RTXD, nhưng chỉ một số lượng ít được đưa vào các bãi chôn lấp, còn lại những đống RTXD bị đổ trộm bên vệ đường, trên các khu đất trống, ven sông hồ trên địa bàn các quận, huyện của TP.
Không những vậy, nhiều hộ dân khi thực hiện tháo dỡ, sửa chữa các công trình xây dựng đã đổ lẫn RTXD với rác sinh hoạt hàng ngày hoặc thuê đội ngũ đồng nát vận chuyển mà không quan tâm đến việc RTXD sẽ được bỏ đi đâu. Điều này gây khó khăn cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải của các đơn vị môi trường đô thị.
Rác thải xây dựng đang là vấn đề nan giải tại TP. Hà Nội.
Tại tuyến đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, chạy qua địa phận xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) tình trạng đổ trộm RTXD tại khu đất trống sát đường vẫn tiếp tục tái diễn. Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trên, nhưng lại chưa thường xuyên và không đem lại hiệu quả.
Với thực trạng RTXD như hiện nay, nếu không nhanh chóng có những biện pháp quản lý việc thu gom, xử lý RTXD, các đô thị có thể trở thành những bãi phế thải xây dựng khổng lồ, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, đe dọa đến sức khỏe người dân đô thị.
Để hạn chế tình trạng đổ RTXD tự phát, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường, một số chuyên gia môi trường cho rằng, chính quyền các địa phương cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa khi cấp phép các công trình xây dựng, yêu cầu các nhà thầu, chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định về xử lý RTXD, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển RTXD; đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các điểm tập kết, thu gom, nâng cao nhận thức của các chủ nguồn thải về giá trị và những lợi ích tiềm năng từ RTXD, từ đó mới từng bước cải thiện tình trạng đổ trộm RTXD tự phát.
Trên địa bàn Hà Nội cũng thiếu điểm tập kết và xử RTXD. Đây là một trong những vướng mắc trong việc xử lý RTXD. PGS.TS Vũ Thanh Ca - Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, để giảm thiểu phát sinh RTXD và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường thì giải pháp tái chế, tái sử dụng RTXD là một giải pháp lâu dài và bền vững. Giải pháp này vừa có thể hạn chế lượng chất thải và giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, vừa có thể tận dụng những giá trị tài nguyên sẵn có bởi trong RTXD có nhiều nguyên vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng cao như kim loại, gạch, bê tông... Tuy nhiên, để làm được điều này trước hết cần phải coi RTXD là một nguồn tài nguyên. Chỉ khi, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà thầu xây dựng, đơn vị thu gom coi RTXD là nguồn tài nguyên, thấy được lợi ích từ RTXD, từ đó sẽ tìm kiếm và đưa ra những giải pháp để tái sử dụng hoặc tái chế nó thành những sản phẩm có giá trị kinh tế và lợi ích cho môi trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những quy định tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải rắn, xây dựng và phát triển thị trường và kinh doanh chất thải. "Cùng với đó, có những cơ chế ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hoạt động tái chế và quản lý RTXD, phát triển ngành công nghiệp tái chế. Việc tái chế RTXD cần được xây dựng chặt chẽ ngay từ các khâu phá dỡ, thu gom, vận chuyển và xử lý" - PGS.TS Vũ Thanh Ca cho biết.
Kinh hoàng người dân bị "bủa vây" trong rác Giữa cái nắng nóng mùa hạ, hàng chục ngàn người dân sống tại các khu xử lý rác phải khốn khổ bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ruồi, nhặng, gián, chuột, giòi bọ bu đầy bãi rác rồi kéo nhau "quấy phá" nhà dân. Người dân phải gánh các loại bệnh tật vì ô nhiễm, khủng hoảng tinh thần khiến cuộc...