Phát hiện cá sấu đầu tiên sinh con mà không cần con đực
Các nhà khoa học đã phát hiện một con cá sấu trong vườn thú ở Costa Rica đẻ trứng mang bào thai, dù nó không tiếp xúc bất kỳ con đực nào trong 16 năm qua.
Các nhà khoa học đã ghi nhận trường hợp con cá sấu sinh sản đồng trinh đầu tiên. Con cá sấu trên 18 tuổi, sống tại một vườn thú ở Costa Rica. Theo tờ T he Guardian, con cá sấu được chuyển đến vườn thú khi nó mới 2 tuổi và trong 16 năm qua, nó không tiếp xúc với bất kỳ con đực nào.
Vào tháng 1-2018, những người trông coi vườn thú đã phát hiện ra ổ trứng gồm 14 quả trong chuồng của con cá sấu trên. Những quả trứng này không nở nhưng có một quả trong số này chứa bào thai đã hình thành hoàn chỉnh.
Con cá sấu được phát hiện đẻ trứng mang bào thai dù không tiếp xúc với con đực trong suốt 16 năm. Ảnh: CENTRAL FLORIDA ZOO
Các nhà khoa học đã phân tích di truyền thông qua các mô từ tim của bào thai và từ lớp da của cá sấu mẹ. Kết quả cho thấy bào thai giống con cá sấu đến 99,9% về mặt di truyền. Các nhà khoa học sau đó xác nhận quả trứng mang bào thai này do con cá sấu sinh ra mà không cần đến con đực.
Video đang HOT
Sinh sản đồng trinh đã được ghi nhận ở nhiều loài chim, cá, thằn lằn, rắn nhưng chưa từng được ghi nhận ở cá sấu trước đây. Trong quá trình này, trứng phát triển thành phôi mà không cần thụ tinh.
Thông tin về trường hợp này đã được đăng trên chuyên san Biology Letters. Các nhà nghiên cứu cho rằng trường hợp của con cá sấu cung cấp “những hiểu biết sâu sắc”, cho thấy những tổ tiên tiến hóa của nó như khủng long cũng có khả năng tự sinh sản.
Tiến sĩ Warren Booth – một trong những người tham gia nghiên cứu về trường hợp con cá sấu trên – cho biết con người chưa từng ghi nhận cá sấu “sinh sản đồng trinh” là vì không nhiều người nuôi cá sấu làm thú cưng.
“Thực tế là cơ chế sinh sản đồng trinh giống nhau ở rất nhiều loài, cho thấy đó là một đặc điểm rất cổ xưa đã được di truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy, điều này cho thấy khủng long cũng có thể sinh sản theo cách này” – ông nói.
Quét tia X, 'rắn biển' hóa quái vật 240 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
Oda, con rắn biển bí ẩn được tìm thấy trên một đỉnh núi Bắc Cực rồi bị lãng quên trong bảo tàng, vừa hiện nguyên hình là quái vật ngư long từng hùng cứ biển khơi thời khủng long.
Con quái vật được phát hiện khi TS Victoria Sjoholt Engelschion, nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oslo (Na Uy), phát hiện màu hơi xanh bất thường trên xương của Oda khi bà đang chụp cắt lớp các khối trai hóa thạch đặt cùng khu vực.
Hình ảnh X-quang đã khiến Oda "hiện nguyên hình" - Ảnh: PLOS ONE
Theo tờ New York Times, Oda vốn được cất giữ ở bảo tàng này từ năm 2008 và bị lầm tưởng là một con rắn biển vì thời gian đã khiến hóa thạch của nó bị nén bẹp lại, từ trạng thái 3D thành 2D trong khối đá cổ 240 triệu năm tuổi.
TS Engelschion và các cộng sự của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oslo và Bảo tàng Lịch sử văn hóa (Na Uy) đã quyết định dùng X-quang để kiểm tra lại Oda.
"Ánh sáng ma quái" mà các nhà nghiên cứu mô tả khi họ quét hóa thạch đã hé lộ một hộp sọ kinh dị, khá giống hộp sọ cá sấu hiện đại.
Họ đã kiên nhẫn "lắp ghép" lại Oda vốn bị nát vỡ trong khối hóa thạch với xương sống cong queo, đuôi bị uốn cong, chân chèo và xương sườn vương vãi. Kết quả cho thấy ngoài cái đầu như cá sấu là một thân hình giống cá heo.
Tạo hình này chỉ thẳng đến một nhóm quái vật hùng cứ biển khơi suốt 150 triệu năm, xuyên qua 3 kỷ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng: Ichthyosaur, tức "ngư long" hay thằn lằn cá.
Phát hiện này không chỉ đem lại kết quả về một trong những con ngư long sớm nhất từng được ghi nhận mà còn cho thấy tiềm năng rất lớn của việc quét X-quang đơn giản trong nghiên cứu cổ sinh vật học.
Xương hóa thạch thật ra không hẳn là xương, mà đã được các khoáng vật lấp vào, giúp tạo nên một phiên bản đá hoàn hảo trên nền xương cũ. Do đó, barit trong xương hóa thạch đã khiến các chúng phát sáng dưới tia X, tiết lộ các đặc điểm giải phẫu bị che giấu.
Cao nguyên trên đảo Edgeoya thuộc quần đảo Svalbard vùng Bắc Cực của Na Uy, nơi Oda lộ diện - Ảnh: Sofie Bernhardsen
Răng của Oda có rãnh giống một loài ngư long khác từng được thấy ở nhiều nơi thuộc châu Âu lục địa và Trung Quốc, cho thấy loài này đã mở rộng phạm vi sinh sống như thế nào trong thời khủng long.
Người phụ nữ sinh con cho chồng quá cố bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm Nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, người phụ nữ ở London, Anh vẫn có thể chào đón con chung của cô với chồng quá cố, 16 tháng sau khi anh qua đời vì u não. Bé gái Amandeep (ảnh) chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. (Nguồn: SWNS) Tháng trước, cô Jasdip Sumal (38 tuổi) ở Ruislip, Tây...