Phát hiện biển “sôi” kì lạ ở Siberia
Các nhà khoa học Nga vừa phát hiện ra một vùng biển với các bong bóng khí dày đặc dưới lớp bắng nhìn như nước sôi ở vùng biển phía Bắc Bắc Cực.
Sự sủi bọt bất thường trên biển tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp. Các chuyên gia trên tàu nghiên cứu Akademik M. Keldysh là những người phát hiện ra hiện tượng kì lạ đã vô cùng ngạc nhiên.
Những bong bóng khí kì lạ ở Bắc Cực mới được phát hiện.
Nhà nghiên cứu Serge Nikiforov là người đầu tiên phát hiện ra sự bất thường khi nhìn thấy một đốm màu ngọc lục bảo trên nền nước tối. Sau đó là hàng loạt các bọt khí có diện tích từ 4 đến 5 mét vuông.
Video đang HOT
Giáo sư Igor Semiletov, người đứng đầu đoàn thám hiểm của Đại học Bách khoa Tomsk đã thốt lên rằng đó là sự phát thải khí mêtan lớn nhất mà ông từng thấy. Đài phun nước được xác định có nồng độ mêtan cao gấp 9 lần so với mức trung bình của hành tinh.
Sau ba ngày nghiên cứu kỹ hiện tượng kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu vùng biển Laptev ở Bắc Cực trong chuyến thám hiểm.
Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng có thể là do một lượng lớn khí bị khóa bên trong đất đóng băng của Siberia và dưới các hồ đã bị rò rỉ kể từ khi kết thúc kỷ băng hà trên Trái đất khoảng 10.000 năm trước.
Thực tế, trong vài thập kỷ qua, khi Trái đất nóng lên, các chuyên gia cho rằng mặt đất băng giá đã bắt đầu tan nhanh hơn. Điều này đẩy nhanh quá trình giải phóng khí mê-tan – một loại khí nhà kính mạnh gấp 23 lần so với carbon dioxide với tốc độ nguy hiểm.
Minh Long
Theo Fox News
Cư dân mạng phát sốt vì "con lai" của "tình yêu không biên giới" giữa mực và heo
Hình ảnh các nhà nghiên cứu ghi lại được về cá thể mực heo với ngoại hình đặc biệt, sống ở độ sâu hơn 100 mét dưới đại dương khiến cư dân mạng thích thú.
Mực heo có danh pháp khoa học là Helicocranchia Pfefferi, thuộc họ Cranchiidae. Đây có thể là một trong những con vật đáng yêu nhất đại dương nhờ hình dáng như thể con lai của "tình yêu không biên giới" giữa heo và mực.
Các nhà khoa học biển phát hiện sinh vật đặc biệt này trong chuyến thám hiểm dưới bề mặt đại dương, gần đảo san hô Palmyra ở Bắc Thái Bình Dương.
Nhờ phương tiện dưới nước hoạt động từ xa (ROV), các nhà khoa học đã ghi hình được sinh vật này ở độ sâu 1.385 mét.
Với hình dáng đặc biệt nên các nhà khoa học đặt tên là mực heo.
Con vật (sau được gọi là mực heo) có xúc tu dài và nhỏ, cái mõm giống lợn dùng để hút nước như một máy bơm phản lực. Trên thực tế, con vật này có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng bằng một quả lê.
Sinh vật này điều chỉnh độ nổi của nó thông qua một khoang bên trong chứa đầy amoniac, hóa chất tương đối phổ biến trên Trái Đất có thể gây hại cho con người khi ở nồng độ cao.Đặc biệt, các mô sắc tố trên cơ thể của nó biến đổi để ngụy trang. Khi mực heo con còn nhỏ, chúng sống gần bề mặt đại dương, chỉ sâu vài trăm mét.
Nhưng khi chúng trưởng thành, mực heo "rơi" xuống vực sâu của đại dương được gọi là khu vực hoàng hôn, hay khu vực trung du. Vùng lạnh này của đại dương nằm ở độ sâu 200m đến cả cây số dưới bề mặt biển - khu vực thường xuyên chỉ có ánh sáng mờ ảo.
Theo Infonet
Bí ẩn hiện tượng kỳ lạ cục tẩy "ăn thịt" đồ nhựa, nay cuối cùng đã có lời giải đáp Hiện tượng kỳ lạ này lại khá phổ biển khi không ít dân mạng Việt lẫn trên thế giới đều từng gặp phải khi còn đi học. Vậy nguyên nhân là ở đâu? Hồi còn đi học, chắc hẳn bạn đã từng để chung nhiều dụng cụ học tập như thước, bút, tẩy, máy tính với nhau. Rồi sau quãng thời gian nghỉ...