Phát hiện bánh mì 8.600 tuổi cổ xưa nhất thế giới
Món bánh mì được lên men theo cách hoàn toàn hiện đại đã được phát hiện tại khu định cư thời đại đồ đá mới nổi tiếng Çatalhöyük.
Chiếc bánh mì ở Çatalhöyük thuộc loại cổ xưa nhất từng được khai quật trên thế giới, được người cổ đại làm ra khoảng năm 6600 trước Công nguyên, tức nay nó đã 8.400 tuổi.
Çatalhöyük là di chỉ thời đại đồ đá mới ở phía Đông Nam TP Konya – Thổ Nhĩ Kỳ, là một khu định cư được lập nên từ khoảng năm 7500 trước Công nguyên.
Khu định cư Çatalhöyük – Thổ Nhĩ Kỳ vào thời hoàng kim – Ảnh đồ họa: Dan Lewandowski
Đến năm 6700-6500 trước Công Nguyên, khu định cư phát triển đến đỉnh cao trước khi dân số sụt giảm nhanh chóng những thế kỷ sau đó. Cuối cùng, cả khu vực bị bỏ hoang kể từ khoảng năm 5950 trước Công nguyên.
Khu định cư được người hiện đại phát hiện vào đầu những năm 1960 bởi một nhà khảo cổ học người Anh, sau đó thu hút các nhà khảo cổ học từ khắp thế giới suốt nhiều thập kỷ qua nhờ quy mô lớn và tình trạng bảo quản đặc biệt tốt của nó.
Bánh mì chả cá, xôi bắp và nhiều món ăn đường phố Việt Nam đã có mặt ở Mỹ
Xử phạt tiệm bánh mì ở Sóc Trăng do gây ngộ độc thực phẩm
Cư dân ở khu định cư cổ đại này là một trong những nhóm nông dân đầu tiên trên thế giới trồng lúa mì và lúa mạch. Ngoài ra, họ còn chăn cừu và dê.
Video đang HOT
Phát hiện mới về chiếc bánh mì cổ đại được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Necmettin Erbankan (Thổ Nhĩ Kỳ), ở khu vực được đặt tên là Mekan 66 của Çatalhöyük.
Xung quanh một chiếc lò nướng, họ tìm thấy lúa mì, lúa mạch, hạt đậu cũng như khối “cặn hữu cơ dạng xốp”.
Chiếc bánh mì cổ xưa nhất thế giới vừa được khai quật – Ảnh: Đại học Necmettin Erbakan
Quá trình phân tích cho thấy khối đó chính là phần còn lại của một chiếc bánh mì đã lên men nhưng chưa được nướng.
Trước đó, một số bằng chứng về bánh mì được lên men như cách người hiện đại làm đã được tìm thấy trong các di tích Ai Cập cổ đại. Tuy vậy, bánh mì ở Çatalhöyük cổ xưa hơn nhiều.
Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ
Nghiên cứu mới đã chỉ ra thời điểm người tiền sử bắt đầu trò chuyện.
Được thực hiện bởi nhà khảo cổ học Steven Mithen, báo cáo nghiên cứu mới cho thấy con người đã phát triển khả năng ngôn ngữ vào 1,6 triệu năm trước, tại vùng hoang dã của miền Nam châu Phi.
Hình minh họa.
" Không ai có thể nghi ngờ việc con người phát triển về thể chất và văn hóa nhờ vào khả năng nói. Ấy là lý do tại sao việc xác định thời điểm loại hình ngôn ngữ đầu tiên xuất hiện lại quan trọng đến vậy", giáo sư Mithen với chuyên môn tiền sử tại Đại học Reading, nói với tờ The Independent.
Trước đây, phần lớn chuyên gia cho rằng con người mới chỉ bắt đầu nói chuyện khoảng 200.000 năm trước. Nhưng trong báo cáo mới, giáo sư Mithen cho rằng phiên bản sơ khai của ngôn ngữ cổ đại xuất hiện sớm hơn ít nhất 8 lần. Giáo sư đi đến kết luận này dựa trên những bằng chứng có tại các khu khai quật, có trong gen và trong giải phẫu người cổ đại, bên cạnh một số chứng cớ về ngôn ngữ khác.
Kết hợp chúng lại, ông cho rằng sự ra đời của ngôn ngữ diễn ra vào giữa khoảng 1,5 cho tới 2 triệu năm về trước.
Cấu trúc Richat tại sa mạc Sahara, nơi được cho là trung tâm văn hóa của người tiền sử Homo Erectus - Ảnh: NASA.
Còn một yếu tố quan trọng nữa. Kích thước não bộ con người đã tăng lên đáng kể, đặc biệt từ thời điểm 2 triệu năm Trước Công nguyên, rồi tăng kích cỡ nhanh chóng sau mốc thời gian 1,5 triệu năm Trước Công nguyên. Kích thước tăng lên đi kèm với sự tái tổ chức cấu trúc bên trong não bộ - bao gồm sự xuất hiện đầu tiên của thùy trước, đặc biệt liên quan đến chức năng suy nghĩ, tưởng tượng và nhận thức. Tại đây chứa một vùng có tên gọi "Broca", vốn được các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến việc sản xuất ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ.
Nghiên cứu khoa học mới đồng thời cho thấy sự xuất hiện của vùng Broca có liên quan đến cải thiện trong hoạt động lưu giữ ký ức - yếu tố quan trọng cho việc hình thành câu nói. Nhưng các phát triển tiến hóa khác cũng rất quan trọng cho sự ra đời của ngôn ngữ sơ khai.
Hai yếu tố sánh bước với con người trong buổi bình minh của tiến hóa, là khả năng đi bằng hai chân cùng sự thay đổi hình dạng hộp sọ, nhiều khả năng đã đóng góp cho quá trình thay đổi hình dạng và vị trí của đường hô hấp, qua đó giúp con người có được tiếng nói.
Người Homo erectus, được cho là giống người đầu tiên có khả năng nói - Ảnh: Internet.
Một bằng chứng tối quan trọng khác xuất hiện ở 1,6 triệu năm Trước Công nguyên (cũng là lúc con người có thể bắt đầu nói) xuất hiện tại các khu vực khảo cổ. Khi so sánh với các giống loài đương thời, con người đặc biệt yếu ớt, vậy tổ tiên chúng ta đã phải sở hữu một thứ "vũ khí" khác nhằm chiếm thế thượng phong.
Trong quá trình tiến hóa, gần như chắc chắn rằng ngôn ngữ là một phần của chiến lược bù đắp sức mạnh vật lý. Để săn động vật lớn (hoặc khi hái lượm, để đẩy lùi những con vật khỏe mạnh hơn), con người sơ khai cần khả năng lập kế hoạch và phối hợp nhóm tốt hơn - sự phát triển của ngôn ngữ là tối quan trọng trong bối cảnh này.
Con người bắt đầu săn bắn khoảng 2 triệu năm trước, và hiệu quả các cuộc săn tăng lên đáng kể vào khoảng 1,5 triệu năm trước. Khoảng 1,6 triệu năm TCN, lịch sử được viết trên hóa thạch cho thấy sự ra đời và truyền đạt văn hóa qua các thế hệ, công cụ bằng đá trở nên hiệu quả hơn nhiều. Khả năng cao ngôn ngữ nói đã giúp người tiền sử chuyển giao kiến thức và kỹ năng phức tạp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự tiến bộ trong việc tạo tác công cụ của con người, từ 1,75 triệu năm trước cho tới 850.000 năm trước - Ảnh: Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.
Chưa hiết, giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp con người tồn tại trong các khu vực sinh thái và khí hậu khác nhau - có lẽ không phải ngẫu nhiên mà con người có thể tăng tốc độ định cư khắp thế giới một cách đáng kể vào khoảng 1,4 triệu năm trước, tức là ngay sau thời điểm được cho là lúc ngôn ngữ bắt đầu. Công cụ này đã giúp con người làm được ba điều quan trọng để định hình tương lai, là hình dung để thiết lập kế hoạch, và truyền đạt kiến thức.
" Đó là cách ngôn ngữ đã thay đổi lịch sử loài người một cách sâu sắc," theo Giáo sư Mithen. Nghiên cứu mới của ông cho rằng trước khi ngôn ngữ ra đời, khả năng giao tiếp của con người vô cùng hạn chế, có lẽ chỉ gồm vài chục âm thanh và cử chỉ tay khác nhau.
Suốt hàng trăm nghìn năm qua, ngôn ngữ dần tiến hóa, trở nên phức tạp để rồi đạt được cảnh giới tinh vi như ngày nay. Trong thời hiện đại, chúng ta không chỉ sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện với nhau, mà còn phát minh ra thêm những ngôn ngữ mới, đơn cử như ngôn ngữ lập trình để trò chuyện với máy tính.
Tìm thấy kho báu chứa đầy vàng ròng khi khai quật ngôi mộ cổ Lưu Hạ (92 trước Công nguyên - 59 trước Công nguyên), là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán - Trung Quốc. Ông là người lập kỷ lục tại vị trên ngai vàng ngắn nhất - chỉ 27 ngày đã bị phế truất vào năm 74 trước Công nguyên. Người ta tin rằng ông bị phế truất vì thiếu cả tài năng...