Phát hiện bằng chứng về trận động đất xảy ra cách đây 3.700 năm
Các nhà khảo cổ Israel và Mỹ đã phát hiện bằng chứng về một trận động đất xảy ra cách đây 3.700 năm.
Một trong những trận động đất đầu tiên ghi nhận tại một di chỉ khảo cổ. Ảnh: timesofisrael.com
Đây được cho là một trong những trận động đất đầu tiên ghi nhận tại một di chỉ khảo cổ.
Trong công trình khoa học công bố ngày 13/9 trên tạp chí PLOS One, các nhà khảo cổ tại Đại học Haifa (Israel) và Đại học George Washington (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu một cung điện cổ thuộc nền văn hóa Canaanite được phát hiện tại di chỉ Tel Krabi ở miền Bắc Israel trong những năm gần đây. Tại cung điện cổ này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều sảnh lớn, hầm rượu và các bằng chứng cho thấy nơi đây từng diễn ra các bữa tiệc thịnh soạn. Ngoài ra, các bức tường trong cung điện cho thấy có sự giao thương và giao lưu văn hóa của khu vực với các đảo thuộc Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cung điện trên, nằm trên một vết nứt địa chất, đã bất ngờ bị phá hủy và bỏ hoang. Các nhà nghiên cứu Israel và Mỹ đã phát hiện nguyên nhân là do xảy ra một trận động đất mạnh khiến cung điện bị tách đôi. Các mảng tường và sàn của cung điện đã rơi xuống một rãnh sâu trong lòng đất, bên cạnh là những hũ rượu đổ vỡ.
Cùng với việc thiếu bằng chứng về khả năng xảy ra một vụ tấn công, qua các vết tích cháy và những di tích hài cốt tìm thấy, nhóm nghiên cứu kết luận rằng một trận động đất đã tàn phá cung điện này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khai quật được gạch bùn và xương động vật trong rãnh đất, điều này càng củng cố kết luận trên.
Ai Cập phát hiện 13 xác ướp bí ẩn trong giếng cổ
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập ngày 11-9 cho biết, Ai Cập đã phát hiện một bộ quan tài bí ẩn được cho là bảo quản các xác ướp từ hơn 2.500 năm qua.
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, 13 quan tài chưa được mở nắp, được tìm thấy xếp chồng lên nhau trong một giếng sâu gần 12m. Những quan tài này được bảo quản tốt đến mức vẫn còn rõ nguyên thiết kế và màu sắc chi tiết ban đầu.
(Ảnh: CNN)
Các nhà khảo cổ đã khám phá ra bộ sưu tập quan tài tại di chỉ Saqqara, một khu di tích cổ nằm cách thủ đô Ai Cập về phía nam khoảng 20 dặm và cũng là quê hương của địa danh nổi tiếng trong đó có Kim tự tháp bậc thang (Kim tự tháp Djoser).
Các nhà khảo cổ học tin rằng đây là các quan tài cổ nhất thế giới. Trong những ngày tới, các nhà khảo cổ học dự kiến sẽ tiếp tục khai quật, khám phá di chỉ này.
(Ảnh: CNN)
Trên tài khoản cá nhân Twitter, Bộ trưởng Du lịch và Khảo cổ Ai Cập Khaled El-Enany bày tỏ "một cảm giác khó tả khi bạn chứng kiến một phát hiện khảo cổ mới".
Phát hiện này có được chỉ một tuần sau khi Ai Cập mở cửa trở lại các địa điểm khảo cổ và bảo tàng cho du khách sau khi đóng cửa hồi tháng 3 do đại dịch Covid-19.
Du lịch là ngành xương sống của nền kinh tế Ai Cập. Trong năm 2019, quốc gia này đã đón hơn 13,6 triệu du khách. Hơn một triệu người làm việc trong lĩnh vực du lịch.
Trước khi phát hiện ra bộ quan tài cổ đại này, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều quan tài khác tại di chỉ Saqqara hồi đầu năm nay. Vào tháng 4, các nhà khảo cổ học đã khai quật được bốn quan tài chứa các xác ướp, cùng với năm quan tài bằng đá vôi trong cùng một trục chôn cất.
Phát hiện bất ngờ trong hang 'viết lại' lịch sử châu Mỹ? Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng con người có thể sinh sống ở Bắc Mỹ từ cách đây 30.000 năm trước, sớm hơn rất nhiều so với tính toán của các nhà khoa học. Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tìm thấy nhiều công cụ bằng đá và các mảnh vụn từ hoạt...