Phát hiện bản sao Trái Đất quay quanh bản sao Sao Mộc
SPECULOOS-3b là một hành tinh có kích thước y hệt Trái Đất, “con” của một ngôi sao lùn siêu lạnh.
Theo Science Alert, tại vùng không gian cách Trái Đất chỉ 55 năm ánh sáng, các nhà khoa học vừa phát hiện một hệ sao có một không hai, với trung tâm là sao lùn siêu lạnh mang tên SPECULOOS-3.
Sao lùn siêu lạnh SPECULOOS-3 (trái) và hành tinh có nhiều đặc tính giống Trái Đất của nó – Ảnh đồ họa: NASA
SPECULOOS-3 có kích thước chỉ nhỉnh hơn Sao Mộc trong hệ Mặt Trời một chút và hầu như không ấm chút nào, theo tiêu chuẩn của một ngôi sao.
Đường kính của ngôi sao này chỉ bằng 12,3% ngôi sao mẹ của chúng ta, trong khi khối lượng chỉ khoảng 10%.
Để thêm phần kỳ quái, xung quanh ngôi sao giống Sao Mộc này là một hành tinh giống với Trái Đất mang tên SPECULOOS-3b, vừa được may mắn phát hiện.
Video đang HOT
Theo nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Julien de Wit thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ), các sao lùn cực lạnh thường hoạt động rất mạnh, thường xuyên phun trào nên việc quan sát nó là khả thi mặc dù nó rất nhỏ.
Và với sức mạnh của siêu kính viễn vọng James Webb, các nhà khoa học đã tiến thêm một bước là quan sát hành tinh tăm tối cạnh nó.
Bản sao Trái Đất này rất gần với sao mẹ. Vì thế, cho dù SPECULOOS-3 mát và mờ, SPECULOOS-3b vẫn chìm trong bức xạ khắc nghiệt.
Hành tinh này bị tắm trong bức xạ gần gấp 16 lần Trái Đất, điều khiến nó gần như trần trụi, không có bầu khí quyển.
Vì lẽ đó, mặc dù SPECULOOS-3b có kích thước giống Trái Đất và cũng là hành tinh đá, rất khó để nó tồn tại.
Nhưng chính việc xác định được một hành tinh như thế xung quanh sao lùn cực lạnh đã cung cấp thêm nền tảng để các nhà khoa học tối ưu hóa phương pháp sàng lọc các hành tinh có sự sống.
Việc phát hiện ra SPECULOOS-3b cũng cho thấy mạng lưới kính thiên văn có khả năng xử lý nhiệm vụ phía trước một cách đáng ngưỡng mộ.
Điều này hứa hẹn soi vào các sao lùn cực lạnh khác, dạng thế giới mà các nhà khoa học tin rằng có khả năng sở hữu “vùng sự sống” xung quanh.
Chúng ta sẽ cần một hành tinh giống Trái Đất như SPECULOOS-3b, nhưng cách xa hơn một chút, đủ để không bị bức xạ quá khắc nghiệt tấn công và có nhiệt độ bề mặt phù hợp.
Phát hiện siêu Trái đất có lớp khí quyển dày
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature hôm 8/5 cho biết, một bầu khí quyển dày đã được phát hiện xung quanh một hành tinh lớn gấp đôi Trái đất trong một hệ mặt trời gần đó.
Hành tinh đá này được coi là siêu Trái đất, hay còn gọi là 55 Cancri e, là một trong số ít hành tinh đá bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển đáng kể, được bao bọc bởi một "tấm chăn" carbon dioxide và carbon monoxide. Trong khi đó, bầu khí quyển của Trái đất là sự pha trộn của nitơ, oxy, argon và các loại khí khác.
Ông Ian Crossfield, nhà thiên văn học tại Đại học Kansas, người nghiên cứu các hành tinh ngoại và không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: "Đây có lẽ là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy hành tinh này có bầu khí quyển.
Siêu Trái đất là khái niệm đề cập đến kích thước của một hành tinh - lớn hơn Trái đất nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương. Nhiệt độ sôi trên hành tinh này, có thể nóng tới 2.300 độ C, có nghĩa là nó khó có thể tồn tại sự sống.
Thay vào đó, các nhà khoa học cho rằng, phát hiện này là một dấu hiệu đầy hứa hẹn về các hành tinh đá khác có thể tồn tại bầu khí quyển dày và thân thiện hơn.
Ngoài hành tinh cách chúng ta 41 năm ánh sáng, nặng gấp 8 lần Trái đất và quay quanh ngôi sao Copernicus của nó chặt đến mức nó có các cạnh ngày và đêm vĩnh viễn. Một năm ánh sáng là gần 9,7 nghìn tỷ km. Bề mặt của nó được bao bọc bởi các đại dương magma.
Để xác định cấu tạo bầu khí quyển của hành tinh này, các nhà khoa học đã nghiên cứu các quan sát của Kính viễn vọng Không gian Webb trước và sau khi hành tinh này đi qua phía sau ngôi sao của nó.
Họ tách ánh sáng phát ra từ hành tinh này với ngôi sao của nó và sử dụng dữ liệu để tính toán nhiệt độ của hành tinh. Có bằng chứng cho thấy, nhiệt độ của hành tinh này đang được phân bổ đồng đều hơn trên bề mặt của nó.
Khí từ đại dương magma của hành tinh đá có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ bầu khí quyển ổn định. Các nhà khoa học cho biết, việc khám phá siêu Trái đất này cũng có thể mang lại manh mối đầu tiên về cách mà Trái đất và Sao Hỏa phát triển với các đại dương magma đã nguội dần sau đó.
Ông Renyu Hu, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, người tham gia nghiên cứu, cho biết: "Đây là một cơ hội hiếm có. Chúng ta có thể xem xét giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa hành tinh".
Sự thật về siêu Trái Đất "tràn ngập sinh vật biển" Một nhóm nhà khoa học Mỹ đã xem xét lại siêu Trái Đất K2-18b, từng "làm mưa làm gió" trong vài năm qua bởi những gợi ý về sự sống liên tiếp được hé lộ Trái với một loạt nghiên cứu trước đó về siêu Trái Đất K2-18b, nhà thiên văn học Shang-Min Tsai từ Trường Đại học California ở Riverside - Mỹ...