Phát hiện 43 người mắc COVID-19, Vissan tạm dừng cung cấp thịt heo cho TP.HCM
Sáng 28/7, Công ty Vissan thông báo tạm dừng cung cấp thịt heo mảnh cho TP.HCM do công ty có công nhân mắc COVID-19.
Theo đó, ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cho biết, đơn vị xin tạm dừng hoạt động trong 3 – 4 tuần để đưa 43 công nhân mắc COVID-19 đi cách ly tập trung, còn các F1, F2 sau khi theo dõi nếu đủ điều kiện có thể quay lại công việc.
Sau khi thực hiện phương án “3 tại chỗ” từ 28/6 cho 1.500 nhân viên, trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm công nhân, Công ty này đã phát hiện các ca dương tính nên buộc phải tạm ngưng một số khâu trong nhà máy, trong đó có khâu pha lóc và đóng khay.
Ngày 20/7, Công ty phát hiện thêm 20 ca mắc COVID-19 nhưng các ca này đều cách ly tại công ty. Hiện, Vissan có 43 ca nhiễm COVID-19 và hàng trăm F1, F2.
Do đó, sáng 28/7, ban lãnh đạo Công ty quyết định tạm ngừng cung cấp mặt hàng thịt heo mảnh tới các hệ thống siêu thị và cửa hàng ở TP.HCM.
Video đang HOT
Phát hiện 43 người mắc COVID-19, Vissan tạm dừng cung cấp thịt heo cho TP.HCM.
Trước đó, ngày 24/7, Vissan gửi thông báo đến hệ thống siêu thị về việc ngưng giao hàng khay và chủng loại cho đến khi có thông báo mới. Song song đó, Vissan cũng giảm lượng thịt heo giết mổ xuống còn 500 – 700 con/ngày, chỉ cung cấp heo mảnh, ngừng cung cấp mặt hàng chủng loại, hàng đóng khay.
Theo thông báo, do có sự cố trong nhà máy sản xuất nên Công ty tạm ngưng cung ứng các mặt hàng chủng loại và hàng đóng khay đến hệ thống siêu thị. Công ty đang nhanh chóng khắc phục để đưa sản xuất trở lại bình thường.
Đợt dịch thứ tư bùng phát, Vissan đã tăng công suất giết mổ lên 1.000 -1.500 con heo/ngày, chiếm 26,5 – 28,6% lượng thịt heo tiêu thụ ở TP.HCM.
Hiện, ngoài 600 điểm bán sản phẩm Vissan tại TP.HCM, Công ty này còn cung cấp thịt heo tươi sống cho hàng nghìn điểm bán thuộc hệ thống siêu thị Co.opmart, Satra Mart, Satra Foods, Aeonmall, Vinmart, Vinmart …
Hiện bên cạnh nguồn cung từ Vissan, các đơn vị còn có nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác như Công ty Sagri, Anh Hoàng Thi,… Các nhà cung cấp này hiện vẫn hoạt động dưới công suất nên có khả năng cung ứng bổ sung thịt heo cho TP.HCM.
Nhà máy tự tổ chức xét nghiệm cho công nhân
Thay vì phụ thuộc các cơ sở y tế, nhiều nhà máy ở Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM tự mua kit test nhanh Covid-19 để xét nghiệm công nhân, chủ động truy vết F0.
Từ khi dịch bùng phát, hàng tuần Xí nghiệp cao su Đồng Nai (Công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam) phải xét nghiệm ít nhất 20% của hơn 300 công nhân để tầm soát Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trước đây mỗi lần xét nghiệm, các công nhân mất nhiều thời gian chờ đợi tại cơ sở y tế thì nay công đoạn lấy mẫu được chính nhân viên công ty thực hiện, ngay khuôn viên nhà máy. Cách đây ba hôm, 60 công nhân được bộ phận y tế nhà máy lấy mẫu test nhanh. Toàn bộ thời gian tầm soát diễn ra hơn một giờ. Công nhân thay phiên nhau lấy mẫu nên hoạt động sản xuất của nhà máy vẫn đảm bảo.
Nhân viên y tế Xí nghiệp cao su Đồng Nai lấy mẫu test nhanh cho công nhân. Ảnh: An Phương.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam cho biết, ba nhà máy của công ty ở Bình Dương, TP HCM hàng tuần đều tự tổ chức xét nghiệm để chủ động phòng dịch. Nhóm được ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm là những tài xế, nhân viên kho thường xuyên ra ngoài giao nhận nguyên phụ liệu, hàng hóa, nguy cơ tiếp xúc nguồn lây.
" Kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị nội bộ giúp nhà máy khoanh vùng, truy vết F0 khi nghi ngờ. Còn tài xế chở hàng hóa ra khỏi địa phương vẫn phải xét nghiệm Covid-9 ở các cơ sở y tế", ông Hiền nói và cho biết nhân viên của nhà máy trước đó được cơ quan y tế hướng dẫn quy trình, thao tác lấy mẫu để đảm bảo kết quả.
Ông Phạm Văn Cường, Phó ban quản lý Các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết ngoài Xí nghiệp cao su Đồng Nai, một số nhà máy quy mô lớn, nhiều công nhân đi về từ các vùng dịch cũng tự tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho lao động. Tùy vào điều kiện và nhân sự, doanh nghiệp sẽ tổ chức test cho 20% hoặc toàn bộ nhân viên. Ban quản lý đã phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập huấn thao tác xét nghiệm đợt một cho nhân viên y tế của gần 160 nhà máy ở TP Biên Hòa.
Theo ông Cường, các nhà máy vài chục ngàn công nhân đều có phòng khám với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp. Đây chính là lực lượng hỗ trợ cho ngành y tế địa phương lấy mẫu test nhanh nếu dịch bùng phát mạnh. Các kết quả dương tính sẽ được cơ quan chuyên môn làm xét nghiệm khẳng định PCR.
"Việc này giảm một số công đoạn lấy mẫu, giúp công tác khoanh vùng, truy vết nhanh hơn", ông Cường nói và cho biết thêm mới đây một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Biên Hòa II với hơn 1.000 công nhân liên quan ca nhiễm từ Bình Dương. Ngay lập tức bộ phận y tế nhà máy tổ chức test nhanh cho toàn bộ lao động giúp địa phương truy vết, phân loại ca F1, F2, không để lan rộng. Nhờ truy vết nhanh, dịch ít lây lan, nhà máy đã giữ được nhịp sản xuất.
Nhân viên y tế nhà máy Tôn Nam Kim xét nghiệm cho công nhân. Ảnh: An Phương.
Tương tự, ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban quản lý Các khu công nghiệp Bình Dương cho hay cuối tuần trước, ban quản lý phối hợp Bệnh viện Quốc tế Becamex, Khu công nghiệp VSIP, tập huấn cho 1.200 nhân viên y tế ở các nhà máy thực hiện lấy mẫu test nhanh Covid-19. Hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn, tiêu biểu như nhà máy Tôn Nam Kim (TP Thủ Dầu Một) tự thực hiện lấy mẫu, mỗi tuần tầm soát Covid-19 cho ít nhất 20% công nhân, tài xế, những người thường xuyên đi về từ vùng dịch.
"Ban quản lý ủng hộ doanh nghiệp tự tổ chức test nhanh để nhanh chóng sàng lọc, truy vết ca bệnh, chia sẻ nguồn lực với cơ quan y tế đang phải căng mình chống dịch nhiều mặt trận", ông Trí nói và cho biết thêm khó khăn nhất hiện nay các bộ kit test nhanh khan hiếm nên doanh nghiệp khó mua.
TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương là những địa phương có số lượng nhà máy, khu công nghiệp, công nhân đứng đầu cả nước với tổng hơn 4 triệu lao động. Đợt dịch thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng hàng trăm nhà máy khiến sản xuất tạm ngưng, hàng ngàn công nhân nhiễm bệnh. Ngoài chủ động khâu xét nghiệm và truy vết, nhiều doanh nghiệp dựng lều trại, lắp container văn phòng, tận dụng các khu vực còn trống làm khu lưu trú cho công nhân ăn ở, làm việc tại chỗ.
Bình Phước thêm 2 người nghi mắc COVID-19, 1 người là công nhân Tối 7/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước vừa báo cáo về 2 người nghi mắc COVID-19 trên địa bàn, trong đó một người là công nhân. Theo CDC Bình Phước, trường hợp nghi nhiễm thứ nhất là nữ, 18 tuổi, làm việc tại xưởng B Công ty TNHH Beesco Vina, ở trọ tại tổ 3, ấp 2, xã...