Phát hiện 25 nguồn bí ẩn liên tục phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất
25 nguồn bí ẩn phát ra cái gọi là “chớp sóng vô tuyến” cực mạnh, lặp đi lặp lại, đã được xác định bởi các nhà khoa học Canada.
Chớp sóng vô tuyến ( FRB) vẫn luôn là một trong những dạng tín hiệu bí ẩn nhất. Một số ít phát ra từ ngay trong Milky Way (tức thiên hà chứa Trái Đất – Ngân Hà), đa số từ các nguồn rất xa xôi trong không gian sâu.
Chúng mạnh mẽ, có khi đủ thắp sáng cả thiên hà nơi chúng khởi nguồn, nhưng là gì thì vẫn còn là một ẩn số. Có giả thuyết cho là vụ va chạm “ sao thây ma” neutron, có giả thuyết cho là sự sáp nhập lỗ đen quái vật, và cả giả thuyết về các nền văn minh ngoài hành tinh.
Một bản đồ thể hiện các chớp sóng vô tuyến đã được nhận biết trên bầu trời – Ảnh: NRAO
Vì vậy nắm bắt các chớp sóng vô tuyến, đặc biệt là các tín hiệu hiếm hoi lặp đi lặp lại, “dội bom” liên tục vào các đài thiên văn Trái Đất, là điều các nhà khoa học luôn trông đợi. Bởi các tín hiệu lặp lại cung cấp thêm cơ hội để xác định nguồn gốc của chúng.
Video đang HOT
Theo tờ Space, nhóm khoa học gia phối hợp giữa Tổ chức Hợp tác thí nghiệm lập bản đồ cường độ hydro (CHIME/FRB) và Đại học Toronto (Candada) đã xác định thêm 25 chớp sóng vô tuyến trong nghiên cứu mới, đều là loại lặp đi lặp lại.
Điều này đã giúp nâng tổng số chớp sóng vô tuyến lặp lại được xác định bởi các đài thiên văn địa cầu lên gấp đôi – 50 cái.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết hai quần thể chớp sóng vô tuyến – phát một lần và lặp đi lặp lại – dường như có các đặc điểm khác nhau, bao gồm thời gian tồn tại và dải tần số mà chúng được quan sát.
Để tìm ra “kho báu” 25 tín hiệu bí ẩn đó, các nhà khoa học đã phải huy động nhiều đài quan sát thiên văn vô tuyến, với hệ thống chủ lực là kính viễn vọng CHIME đặt tại Đài quan sát Dominion (Canada), quét toàn bộ bầu trời phía Bắc mỗi ngày.
Dữ liệu về 25 nguồn tín hiệu mới sẽ được chia sẻ với cộng đồng khoa học để tiếp tục phân tích và tìm ra sự thật về chúng – loại quái vật vũ trụ nào phát ra chúng, hoặc cơ may hiếm thấy về những người bạn ngoài Trái Đất.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.
Phát hiện hai lỗ đen gần Trái Đất nhất, thuộc loại chưa từng thấy
Hai lỗ đen ẩn nấp ở sân sau của Trái Đất với khoảng cách chỉ 1.560 và 3.800 năm ánh sáng, đại diện cho một loại mà các nhà thiên văn học chưa từng thấy.
Các lỗ đen được đặt tên là Gaia BH1 và Gaia BH2, do được phát hiện từ dữ liệu của tàu vũ trụ Gaia do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) điều hành.
Theo tờ Space, Gaia BH1 nằm cách TRái Đất 1.560 năm ánh sáng về hướng chòm sao Xà Phu, trong khi Gaia BH2 cách Trái Đất 3.800 năm ánh sáng về hướng chòm sao Bán Nhân Mã, thuộc khu vực được gọi là "sân sau của Trái Đất", vùng mà hầu hết các kính thiên văn không hướng về.
Đây là các khoảng cách gần kỷ lục của các lỗ đen từng được phát hiện quanh Trái Đất.
Hai lỗ đen vừa được phát hiện - Ảnh: ESA
Trưởng nhóm nghiên cứu Kareem E-Badry, người đồng thời làm việc cho Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) và Viện Thiên văn học Max Plack (Đức), cho biết: "Điều khiến nhóm lỗ đen mới này khác biệt là chúng có khoảng cách lớn với các ngôi sao đồng hành".
Lỗ đen khối lượng sao, tức loại lỗ đen nhỏ như Gaia BH1 và Gaia BH2 có thể đồng hành với một ngôi sao và tạo ra một hệ thống phát sáng trong bức xạ tia X trong các quan sát.
Chúng thường khá gần nhau và tương tác, trong đó lỗ đen ăn mòn dần ngôi sao đồng hành và chính điều đó khiến hệ thống phát sáng.
Tuy nhiên, hai lỗ đen này ở xa, hoàn toàn tối vì hiệu ứng hấp dẫn mà chúng tác động lên bạn đồng hành không hề giúp chúng phát sáng. Cách mà các cặp đôi xa cách kỳ lạ này vẫn chưa thể lý giải.
Các nhà khoa học hy vọng câu trả lời sẽ được tìm thấy khi có thêm những hệ thống tương tự lộ diện, một nhiệm vụ khó bởi những lỗ đen tối tăm này rất khó để quan sát - lý do chúng ở gần Trái Đất như thế mà bấy lâu vẫn ẩn nấp thành công.
Phát hiện tín hiệu vô tuyến bí ẩn cách trái đất 3 tỉ năm ánh sáng Các nhà khoa học vừa phát hiện một đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh (FRB) bí ẩn, xuất phát từ một địa điểm lạ lùng và không ngờ đến của vũ trụ. Mô phỏng tín hiệu thu được từ một tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ xa xôi NAOC Đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh được đặt tên là FRB...