Phát hiện 2.189 cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP
Hiện, Quảng Ninh có 17.293 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 1.234 cơ sở sản xuất nuôi trồng nông lâm sản và thủy sản; 825 cơ sở sản xuất chế biến; 9.516 cơ sở kinh doanh; 4.502 cơ sở dịch vụ ăn uống; 1.216 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Phần lớn các cơ sở này do cấp huyện và cấp xã quản lý.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 469 đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ tại hơn 12.000 lượt cơ sở. Ảnh: quangninh.gov.vn
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 469 đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ tại hơn 12.000 lượt cơ sở. Qua đó, phát hiện 2.189 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), phạt cảnh cáo và nhắc nhở 904 cơ sở, phạt tiền 1.295 cơ sở.
Ngoài ra, các đơn vị chức năng trong tỉnh cũng đã tiến hành đổi mới phương thức hoạt động, chuyển từ việc lập kế hoạch trước sang tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất. Qua đó, đã thực hiện kiểm tra đột xuất 409 cơ sở. Qua kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,8 tỷ đồng với các vi phạm chủ yếu là vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm nhập lậu. Các cơ sở, cá nhân vi phạm đều được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh cho biết, thời gian qua, sở đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến nội dung về ATTP, đặt test thử nhanh tại các chợ… Sở cũng đã thực hiện kiểm tra, xử lý 456 vụ, phạt và tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa; việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ, công tác quản lý tại các chợ, nhất là tại các chợ lớn, chợ du lịch cũng đang được sở và các địa phương quan tâm.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long yêu cầu, các đơn vị, địa phương cần hết sức chú ý đến việc đảm bảo ATTP; phải xem đảm bảo ATTP là công tác thường xuyên, kiên trì, cần được quan tâm.
Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân bằng nhiều hình thức, từ khâu sản xuất tới nâng cao ý thức tiêu dùng; kiểm soát tốt các cơ sở sản xuất giết mổ tập trung cũng như việc vận chuyển chế biến tại các chợ đầu mối, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
Đặc biệt, cần xác định các điểm trọng tâm trong công tác kiểm soát; xử lý nghiêm các vụ vi phạm; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các đơn vị vi phạm cũng như những cơ sở sản xuất đạt chuẩn, đảm bảo ATTP để nhân dân biết, theo dõi.
Trọng Tài
Theo thanhtra
TP.HCM phạt tiền tè bậy nơi công cộng: Đừng làm theo phong trào, người dân sẽ nhờn luật
Sau ngày 15.8 tới đây, TP.HCM sẽ tăng cường ghi hình và xử phạt những người có hành vi "tè" bậy nơi công cộng. Nhiều người đồng tình với "quyết tâm" này của chính quyền, nhưng cần làm cho hiệu quả, tránh làm theo phong trào như đã từng ra quân xử phạt hành chính hút thuốc nơi công cộng trước đây.
Liệu tại đợt ra quân xử phạt "tè" bậy tới đây, lực lượng chức năng có làm theo phong trào như các lần ra quân xử phạt hút thuốc nơi công cộng?
Theo UBND quận 1(TP.HCM), khi phát hiện hành vi "tè" bậy, lực lượng chức năng sẽ ghi hình làm bằng chứng, sau đó ra quyết định xử phạt. Trường hợp người vi phạm đã ký vào biên bản nhưng không chịu nộp phạt, thì sẽ gửi thông báo đến nơi cư trú để yêu cầu nộp phạt.
Đại diện UBND quận 1 cho biết, đây là quận trung tâm, đầu tàu của thành phố nên hành động phải quyết liệt hơn. Quan điểm là thế, nhưng vấn đề đặt ra việc xử phạt hành vi "tè" bậy mang lại hiệu quả đến đâu lại là một câu chuyện khác.
Đừng để việc xử phạt tè bậy, hút thuốc nơi công cộng chỉ là phong trào. Lặp đi, lặp lại nhưng hiệu quả không có, dẫn đến người dân sẽ nhờn luật.
Trước đây, chính quyền quận 1, dưới dự dẫn đầu của ông Đoàn Ngọc Hải (Phó Chủ tịch quận) đã tổ chức nhiều đợt ra quân rầm rộ xử phạt hành vi tè bậy và hút thuốc nơi công cộng. Tuy nhiên, trong hơn một tháng ra quân chỉ xư phat được vài trương hơp vi pham, tiền xử phạt thì vẫn còn nằm trong túi người vi phạm. Đã 2 năm kể từ khi nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, đến nay tình trạng tiểu bậy trên các tuyến đường, nơi công cộng vẫn còn tràn lan như lúc chưa có nghị định.
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của việc tiểu tiện bừa bãi là do thiếu nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, ở quanh chợ Bến Thành, công viên 23-9... , có rất nhiều nhà vệ sinh nhưng vẫn có nhiều người tè bậy.
Không chỉ những người lái taxi, xe ôm, bán hàng rong..., một số người đi ôtô, xe tay ga đắt tiền, diện đồ hàng hiệu cũng dừng lại bên đường và "xả". Rõ ràng, để giải quyết nạn tè bậy là một bài toán khó và trong đợt ra quân tới đây, liệu chính quyền có giải quyết được vấn đề này?
Một vị đại biếu Quốc hội TP.HCM cho rằng, nếu chính quyền vẫn giữ cách làm như trước đây là thỉnh thoảng kéo quân đi bắt tè bậy thì chỉ giải quyết được trước mắt. Chính quyền không đủ lực lượng và thời gian tỏa đi khắp các tuyến đường để "canh" người dân tè bậy mãi được. "Phải có một giải pháp căn cơ, mang tính hiệu quả lâu dài, chứ làm theo đợt, theo phong trào thì sự việc lại tái diễn".
Ở một số nước, việc tiểu tiện nơi công cộng sẽ bị xử ở mức rất cao lên đến cả nghìn USD, thậm chí vi phạm nhiều lần có thể kết án tù. Điển hình, ở Singapore, công dân các nước (trong đó có Việt Nam) khi đến đây đều không dám vi phạm và chấp hành tốt.
Muốn thay đổi hành vi phải bắt đầu thay đổi từ ý thức của người dân, đi kèm với đó là việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh. Đừng để việc ra quân xử phạt tè bậy và hút thuốc nơi công cộng chỉ làm theo phong trào, lặp đi lặp lại nhưng hiệu quả không có, dẫn đến người dân sẽ nhờn luật.
HUÂN CHƯƠNG
Theo LĐO
Người nhặt được bé trai sơ sinh kể lại giây phút ngỡ ngàng khi phát hiện bọc nilon Nghe tiếng kêu và động đậy trong bọc túi nilon màu đen đặt ở nơi tập kết rác, bà Hóa tưởng nhà ai mang lợn con đi vứt bỏ. Buổi sáng ngày 4/8, như thường lệ, bà Nguyễn Thị Hóa (SN 1965, trú tại thôn Phương Tường, xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) dậy sớm lo cơm nước cho gia đình...