Phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường”
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế phát động phong trào thi đua “ Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020.
ảnh minh họa
Yêu cầu phong trào Nét đẹp văn hóa học đường được tổ chức triển khai trong tất cả các trường học và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục Thường xuyên. Việc triển khai được thực hiện một cách nghiêm túc; có phát động, triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; có tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ và tổng kết.
Nội dung triển khai gồm: Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp; xây dựng trường học an toàn, lành mạnh – thân thiện – không bạo lực; trang phục, ứng xử văn hóa; hoạt động bảo đảm văn hóa học đường.
Trong các nội dung trên, đáng chú ý là yêu cầu nhà trường có hệ thống cây xanh, bóng mát phủ xanh (tối thiểu 50%) các dãy phòng học, sân trường và khuôn viên trường học. Có nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên và học sinh theo quy định và được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ; có bồn rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Nhà trường không có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong môi trường học đường. Có kế hoạch ngày, tuần, phân công, tổ chức học sinh lao động vệ sinh lớp học và khuôn viên trường.
Đối với cán bộ, giáo viên, kế hoạch trên lưu ý không thực hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp; thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; thiếu khách quan trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ép buộc học sinh học thêm sai quy định. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp, trong hội nghị, hội họp chung của nhà trường (ngoại trừ những trường hợp cấp thiết). Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục…
Theo Giaoducthoidai.vn
Tại sao sáng kiến kinh nghiệm lại được ưu ái hơn các phong trào thi đua khác?
Phong trào thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi thì không mấy người chủ động tham gia nhưng sáng kiến kinh nghiệm thì một số giáo viên rất nhiệt tình.
Video đang HOT
ảnh minh họa
LTS: Đưa ra những quan điểm về việc hiện nay viết sáng kiến kinh nghiệm lại được các thầy cô ưu ái hơn các phong trào thi đua khác, thầy giáo Nguyễn Cao đã có những về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trong bất kể ngành nghề nào thì việc phát động các phong trào thi đua cũng là điều cần thiết nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị.
Ngành giáo dục cũng vậy, dù một số giáo viên có chán các phong trào thi đua của ngành như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận được một thực tế là nếu không thi đua thì chắc chắn sẽ tạo nên một sức ỳ rất lớn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành.
Tuy nhiên, thi đua như thế nào và cách ghi nhận, cách xét thi đua cũng như các văn bản hướng dẫn xét thi đua, đánh giá công, viên chức ra sao thì lại là một vấn đề không phải bao giờ cũng chính xác và phù hợp.
Nếu hướng dẫn xét thi đua, đánh giá cuối năm sát thực tế thì sẽ tạo được động lực phấn đấu cho mọi người, nếu hướng dẫn không sát hoặc chưa phù hợp sẽ tạo ra sự chán nản, thờ ơ cho mọi người.
Thế nhưng, nhìn từ các văn bản hiện nay cũng như thực tế thực hiện của các đơn vị trường học thì chúng tôi vẫn cảm nhận còn nhiều bất cập, hạn chế.
Điều này thể hiện rất rõ trong Nghị định 56 của Chính phủ (đã được sửa đổi bằng Nghị định 88) và Thông tư 35 của Bộ giáo dục về chỉ tiêu và vị trí của việc viết, công nhận sáng kiến kinh nghiệm đối với các đơn vị trường học hiện nay.
Nếu như tại điểm d của điều 25, Nghị định 56 của Chính phủ đã hướng dẫn việc đánh giá cuối năm thì cán bộ, công, viên chức phải:
"Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận" thì mới được xếp loại từ "hoàn thành nhiệm vụ" trở lên.
Khi Nghị định 88 của Chính phủ về sửa đổi một số điều trong Nghị định 56 thì bỏ quy định này đối với 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng, quy định trên vẫn giữ lại cho mức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Vậy là giáo giáo viên nào muốn "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" bắt buộc vẫn phải có 01 sáng kiến kinh nghiệm được "cấp có thẩm quyền công nhận".
Mới đọc qua thì nhiều người nghĩ rằng đây đã là điều phù hợp nhưng thực tế khi áp dụng (từ năm học này) sẽ nảy sinh nhiều bất cập và chưa thể đánh giá chính xác được sự cống hiến của mỗi cá nhân trong từng đơn vị.
Chẳng hạn, nếu giáo viên thi giáo viên giỏi các cấp (trường, huyện, tỉnh) thì đều phải trải qua 3 vòng: lí thuyết (từ 8 điểm trở lên), sáng kiến kinh nghiệm (từ 6 điểm trở lên), thi dạy thực hành (1 tiết giỏi, 1 tiết khá trở lên).
Như vậy, nếu giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi thì sáng kiến kinh nghiệm chỉ là 1 trong 3 điều kiện bắt buộc để đánh giá và xếp loại, công nhận danh hiệu giáo viên giỏi.
Vì thế, ta thấy rất rõ là các điều kiện thi giáo viên giỏi các cấp ngặt nghèo, khắt khe hơn rất nhiều việc thực hiện 1 sáng kiến kinh nghiệm.
Thế nhưng, đỗ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh thì cũng không được xếp loại "xuất sắc" như đạt giải sáng kiến kinh nghiệm...cấp trường.
Tại điểm a, khoản 2, Điều 10 của Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT như sau: "Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; giáo viên trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên" thì mới được quy đổi thành sáng kiến kinh nghiệm để đề nghị xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
Như vậy, rõ ràng là vô cùng phi lí khi quá đề cao sáng kiến kinh nghiệm. Bởi, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở muốn thi giáo viên giỏi cấp huyện thì phải có 2 lần là giáo viên giỏi cấp trường (2 năm), thi cấp tỉnh phải 2 lần là giáo viên giỏi cấp huyện (4 năm) với muôn vàn khó khăn. Nhất là thi thực hành phải thi ở một đơn vị khác, mỗi tiết mỗi khối dạy.
Vào lớp dạy mà không biết đặc điểm, khả năng của học sinh trường bạn nên nhiều khi giảng dạy rất khó được đánh giá cao về tiết dạy thực hành. Nếu học sinh có sự hợp tác với thầy còn đỡ, gặp lớp không muốn hợp tác thì coi như trượt.
Không chỉ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mà ngay cả giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên cũng không được quyền lợi bằng sáng kiến kinh nghiệm là bất công vô cùng.
Mấy năm qua, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt từ giải 3 cấp tỉnh trở lên mới được quy đổi bằng sáng kiến kinh nghiệm.
Nhưng, năm nay nếu áp dụng Nghị định 88 cho việc đánh giá viên chức thì cho dù giáo viên có bồi dưỡng học sinh đạt giải gì đi chăng nữa cũng không được xếp loại viên chức ở mức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Trong khi ôn học sinh giỏi vô cùng vất vả, ròng rã nhiều tháng trời, thậm chí có đơn vị có kế hoạch ôn suốt cả cấp học.
Khó khăn gấp nhiều lần mới đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hoặc có học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên nhưng theo hướng dẫn của Nghị định 88 của Chính phủ thì cũng không được xếp "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" và chỉ được xét đến danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
Trong khi sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần cấp trường công nhận lại được xếp loại viên chức "xuất sắc", được xét đến tất cả các loại danh hiệu thi đua thì thật là oái oăm vô cùng.
Vì thế, Nghị định 88 sửa đổi vẫn chưa thể hiện được sự công bằng và tạo được động lực phấn đấu cho nhiều phong trào khác mà tiếp tục nuôi dưỡng bệnh giả dối, háo danh của một số người khi tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.
Thực ra, xếp loại viên chức cuối năm xuất sắc và hoàn thành tốt trở xuống khác nhau rất nhiều về quyền lợi của mỗi giáo viên.
Bởi khi được xếp loại xuất sắc thì được xét danh hiệu thi đua cao, được đánh giá đảng viên cuối năm cũng ở mức cao và bên công đoàn cũng được ưu ái để xét đề nghị thi đua. Mỗi danh hiệu thi đua đi liền với "khen" và "thưởng".
Vì thế, phong trào thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, bồi dưỡng học sinh giỏi thì không mấy người chủ động tham gia nhưng sáng kiến kinh nghiệm thì một số giáo viên rất nhiệt tình.
Bởi, viết sáng kiến kinh nghiệm bây giờ nhiều giáo viên chỉ cần ngồi "cắt, dán" vài tiếng đồng hồ là thành một đề tài để "đem chuông đi đánh xứ người"...!
Trong khi các phong trào khác phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả tâm huyết mới có thể đạt giải. Thật là phi lí vô cùng...
Theo Giaoduc.net
Vụ niêm phong hàng loạt phòng học: Sở GDĐT TT-Huế nói gì? Lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế nói về việc Trường Phổ thông Huế Star bị ngân hàng niêm phong hàng chục phòng học và đứng trước nguy cơ đóng cửa. Về vụ hàng chục phòng học của Trường Phổ thông Huế Star ở tỉnh Thừa Thiên- Huế bị ngân hàng niêm phong, chiều 26.7, ông Đặng Phước Mỹ - Phó Giám...