Phát động hội thi Festival tiếng Anh toàn quốc 2021
Nhằm tạo sân chơi cho trẻ em yêu thích tiếng anh, hệ thống Anh ngữ quốc tế Green Edu ( Hải Dương) đã phối hợp cùng Great English Center ( Thái Nguyên), Trung tâm Smart Future (Hải Phòng), Star English ( Hưng Yên) đồng tổ chức Hội thi tiếng Anh trẻ em toàn quốc – English festival.
Ngày 8/4 vừa qua đã diễn ra buổi lễ ký kết giữa các bên để phát động Hội thi tiếng Anh trẻ em toàn quốc – Festival tiếng Anh toàn quốc.
Theo đại diện ban tổ chức, hội thi năm nay được thiết kế nội dung dành riêng cho lứa tuổi trẻ em với hai phần thi. Trong phần thi tự bước, các em sẽ tham dự dưới hình thức thi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng đọc – viết.
Video đang HOT
“Kết thúc phần một, các em học sinh sẽ bước vào phần “tự tin thuyết trình”. Tại phần thi này, các em phải thuyết trình để kiểm tra kỹ năng nghe – nói”, đại diện cho biết. Cũng theo Ban tổ chức, với dự kiến số người tham dự là 1000 người, ngày khai mạc được dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/5 và ngày chung kết vào ngày 22/8.
Với nền tảng ngoại ngữ tốt, từng là thủ khoa đại học Ngoại Thương, bà Tiêu Ngọc Linh – top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Trưởng ban giám khảo cho biết: “Tôi rất mong chờ vào Hội thi tiếng Anh trẻ em toàn quốc. Đối với tôi, việc đầu tư cho trẻ em về ngoại ngữ, kỹ năng tự tin thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm là những kỹ năng cần thiết chuẩn bị hành trang cho các con trong tương lai.”
“Với fomat chương trình độc đáo, nội dung chuẩn bị chi tiết đến từ các đội thi, tôi tự hào vì có thể góp phần tìm ra nhà quán quân cho chương trình”, bà Linh chia sẻ thêm.
Theo bà Hoàng Hà Dung, trưởng ban tổ chức hội thi, hội thi có thể tổ chức thường niên hàng năm, tạo thành một sân chơi bổ ích cho trẻ mỗi dịp hè.
Tháo gỡ khó khăn tuyển dụng giáo viên
Các sở Đồng bằng sông Hồng đã tích cực rà soát, tham mưu xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo cho đội ngũ GV.
Giáo viên là lực lượng then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục.
Theo tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, các tỉnh đã thực hiện tuyển dụng GV theo quy định, điều động, bố trí đội ngũ GV cho các nhà trường đủ về số lượng và cơ cấu, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, điều kiện cơ sở vật chất chưa theo kịp dẫn tới tình trạng quá tải HS; cơ sở vật chất một số trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đặc biệt, nhiều tỉnh gặp khó trong tuyển dụng GV cùng vấn đề thiếu biên chế để thực hiện nhiệm vụ.
Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Năm đầu tiên triển khai Chương trình GDPT mới, ngành GD gặp nhiều khó khăn, từ tập huấn đội ngũ, mua sắm trang thiết bị, đến xây dựng chương trình giáo dục địa phương. Cùng với đó, ngành GD-ĐT là đơn vị quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới nên cũng có khá nhiều công việc và gặp khó khăn về nhân lực.
Còn ông Đỗ Tiến Hùng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên chia sẻ: Thời gian qua, sở phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh thăng hạng cho hơn 1.700 GV mầm non. Tuy nhiên, Hưng Yên là một trong số các tỉnh trên cả nước thiếu nhiều GV các cấp học. Ở nhiều lớp, nhóm trẻ không có GV. Một vấn đề nữa mà tỉnh đang gặp phải là khó khăn trong tuyển dụng GV. Năm học trước, tỉnh tổ chức tuyển dụng GV các cấp mầm non, tiểu học, tuy nhiên số hồ sơ nhận được đều thấp hơn số lượng cần tuyển dụng.
GV trên lớp thiếu nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, năm học vừa rồi chỉ có 50 hồ sơ đăng kí. Theo ông Hùng, nguyên nhân do ngành sư phạm không hút được người tài bởi thời gian làm việc của GV nhiều, vất vả; một số cô giáo về hưu chỉ nhận lương hơn 1 triệu đồng. Cho nên, nhiều GV đã bỏ nghề dạy học để chọn nghề khác thu nhập cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Huyến - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhận định: GV mầm non chịu thiệt thòi, thu nhập thấp, làm việc vất vả, nhiều GV đã xin thôi việc ra ngoài làm công nhân. "Chưa năm nào tôi kí nhiều quyết định xin thôi việc của GV trẻ như năm học vừa rồi. Do đó, cần có cơ chế tăng thêm thu nhập cho GV mầm non để các cô yên tâm công tác" - ông Huyến bày tỏ.
Cùng với đó, cần bảo đảm biên chế tại các phòng GD&ĐT để thực hiện nhiệm vụ. Trung bình mỗi phòng GD&ĐT huyện có 90 trường học mà có 4 biên chế nên không đủ người làm việc, công tác kiểm tra bằng "không". Do đó, cần tham mưu tăng chỉ tiêu biên chế cho cấp huyện nhưng phải ưu tiên cho GD để đủ số lượng - ông Huyến đề xuất.
10 địa phương có điểm trung bình môn Hóa cao nhất Nam Định tiếp tục đứng thứ 1 cả nước về điểm trung bình môn Hóa. Đây cũng là địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT 2020 cao nhất cả nước. Ảnh minh họa Môn Hóa học có 289.066 thí sinh dự thi. Điểm trung bình của môn Hóa học là 6,71, điểm trung vị là 7. Số điểm nhiều thí...