Phát động giải thưởng trị giá gần 7 tỷ đồng dành cho khoa học
Năm 2019, tiếp tục hành trình 8 năm, Giải thưởng Bảo Sơn được Tập đoàn Bảo Sơn phát động dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tìm kiếm những chủ nhân giải thưởng lên đến 7 tỉ đồng.
Giải thưởng Bảo Sơn do Quỹ Giáo dục Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn) được tổ chức thường niên từ năm 2011 và Bộ Giáo dục & Đào tạo là đơn vị bảo trợ. Trải qua hành trình Giải thưởng được trao cho 5 lĩnh vực gồm: Cải cách giáo dục và đào tạo; Xóa đói, giảm nghèo; Phát triển kinh tế bền vững; Y – dược học, Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Văn học với mức thưởng 50.000 USD cho mỗi lĩnh vực.
Trải qua 8 năm phát động và tổ chức, Giải thưởng Bảo Sơn đã trở thành Giải thưởng uy tín hàng đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được hoàn thiện và ứng dụng sâu rộng, mang lại những giá trị thiết thực trong thực tiễn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần phát triển đất nước.
Đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo phát biểu tại Lễ Phát động Giải thưởng Bảo Sơn 2019
Có thể nói, Giải thưởng Bảo Sơn không chỉ mang đến nguồn lực đầu tư mà còn có giá trị sức mạnh tinh thần to lớn. Giải thưởng đã biểu dương và động viên tài năng, trí tuệ, tạo thêm nguồn động lực cho các nhà khoa học, khi có những sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng, có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa- con người Việt Nam.
Giải thưởng Bảo Sơn đã trở thành giải thưởng uy tín hàng đầu
Video đang HOT
Chia sẻ ý nghĩa của Giải thưởng, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Quỹ Giáo dục Bảo Sơn cho biết: “Để tham gia giải thưởng, các công trình khoa học, nghiên cứu tham dự cần đáp ứng tiêu chí đã được ứng dụng, hướng tới việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa và con người Việt Nam đặt ra và mang lại giá trị kinh tế, văn hóa trong đời sống, xã hội; Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trên toàn quốc làm lợi cho người dân, cộng đồng hoặc đất nước mang lại giá trị kinh tế cao, đã được áp dụng có hiệu quả trong cuộc sống”.
Mới đây, Quỹ Giáo dục Bảo Sơn – Tập đoàn Bảo Sơn đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục Đào tạo tiếp tục phát động Giải thưởng Bảo Sơn năm thứ 8. Hy vọng Giải thưởng sẽ tiếp tục tôn vinh, đồng hành cùng những tài năng khoa học trong thời đại mới.
(*) Thông tin chi tiết, tham khảo và nộp hồ sơ tại đây https://www.giaithuongbaoson.com/
Theo Dân trí
Học bổng sau đại học: giải nỗi lo 'vừa học vừa làm'
Với 100 suất học bổng mỗi năm, chương trình học bổng của Vingroup dành cho học viên sau đại học được đánh giá sẽ góp phần thu hút người giỏi và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học trong nước.
Tọa đàm chia sẻ các chương trình học bổng của Vingroup cho học viên sau đại học - Ảnh: MỸ KHANH
Trong bối cảnh Việt Nam đang rất "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực khoa học công nghệ, một số chính sách học bổng với tư duy khác biệt đang mở ra cơ hội học tập, nghiên cứu cho nhiều nhà khoa học trẻ, trở thành động lực phát triển cho các ngành trọng điểm.
Trong buổi tọa đàm về Nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa qua, phó giáo sư Hoàng Minh Sơn - hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ hiện Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển của khu vực, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đối với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các trường ĐH, viện nghiên cứu ngày một tăng cao.
Tuy nhiên, việc đào tạo sau ĐH những năm gần đây ngày càng giảm sút về chất lượng, đặc biệt là ở các trường ĐH và viện nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai.
Vừa học vừa làm khó nghiên cứu
Theo giáo sư Vũ Hà Văn (ĐH Tổng hợp Yale, Hoa Kỳ) - hiện là giám đốc khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn thuộc Tập đoàn Vingroup, nhu cầu học sau ĐH vẫn lớn nhưng những người giỏi đều tìm cách đi đào tạo ở nước ngoài.
Ở Mỹ, đi học sau ĐH được coi như một công việc "toàn thời gian", người học chỉ chuyên tâm nghiên cứu và được nhận trợ cấp từ chính phủ hoặc doanh nghiệp. Còn trong nước có rất nhiều người học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ vì tấm bằng, phần lớn là học bán thời gian vào buổi tối, cuối tuần... nên chất lượng không đảm bảo. Sự khác biệt ấy dẫn tới khác biệt về chất lượng đào tạo.
Ông Hoàng Minh Sơn cũng cùng quan điểm khi chia sẻ người chọn đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài vì có học bổng, học toàn thời gian, có thể tham gia nghiên cứu.
"Nhiều trường ĐH nước ngoài cấp học bổng, hút người học là những trường không mấy tên tuổi, còn có thứ hạng thấp hơn chúng tôi. Nhưng người học không muốn chọn học trong nước vì phải tự gánh vác toàn bộ chi phí cao hơn nhiều so với chi phí học ĐH, phải vừa học vừa làm là chủ yếu nên thời gian được tham gia trải nghiệm nghiên cứu rất ít" - ông Sơn nhận xét.
Tại buổi tọa đàm, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (Vingroup Innovation Foundation - VINIF, trực thuộc Viện Big Data) đã thông tin sơ bộ về "Chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước" do quỹ tài trợ. Mỗi năm sẽ có 100 suất học bổng, trị giá lên đến 120 triệu đồng/suất/năm cho bậc học thạc sĩ và 150 triệu đồng/suất/năm với bậc học tiến sĩ.
"Chúng tôi mong muốn góp phần thay đổi môi trường nghiên cứu khoa học trong nước thông qua sự hỗ trợ toàn diện về tài chính, giúp các nhân tài Việt có thể chuyên tâm học tập và nghiên cứu toàn thời gian.
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thay đổi tích cực và đột phá trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y dược cũng như những ngành trọng điểm có khả năng mang tới vận hội mới cho đất nước" - giáo sư Vũ Hà Văn nói.
Ông Hoàng Minh Sơn - hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH đầu tiên ký kết với VINIF triển khai chương trình học bổng này - đánh giá đây sẽ là một cơ chế hỗ trợ hiệu quả góp phần thu hút người giỏi và nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH trong nước.
Du học với ràng buộc duy nhất: trở về
Với học bổng trong nước, hoàn toàn không có bất kỳ điều khoản ràng buộc sau khi tốt nghiệp. Còn trong trường hợp du học, Vingroup chỉ đưa ra "điều kiện" duy nhất: sau khi học xong trở về Việt Nam làm việc, cống hiến, đóng góp cho đất nước. Người được nhận học bổng không nhất thiết phải làm ở Vingroup, mà có thể chọn làm việc tại các trường ĐH, viện nghiên cứu công lập tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2019-2030, Vingroup sẽ xét cấp 1.100 suất học bổng sau ĐH toàn phần, bao gồm 100% chi phí phát sinh suốt thời gian đào tạo như học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay và bảo hiểm... cho các nhà khoa học trẻ có tiềm năng ở các ĐH hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Mỹ, Nga, Pháp, Úc, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore...
Tùy vào chính sách học phí từng trường theo từng ngành học và chi phí sinh hoạt tại từng quốc gia, một suất học bổng thạc sĩ có thể lên tới 3,6 tỉ đồng, học bổng tiến sĩ có thể lên tới 9,2 tỉ đồng.
Ngay sau khi công bố, các chương trình học bổng đã được đánh giá là giải pháp mang tính đột phá, mở đầu một xu hướng mới. Đó là sự gắn kết giữa các cơ sở giáo dục ĐH và doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, trong khi từ trước đến nay những chương trình học bổng như thế này đều do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế thực hiện.
Đánh giá chung về các chương trình học bổng cho học viên sau ĐH, ông Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho rằng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là câu chuyện riêng của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của cả xã hội. Các chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Vingroup sẽ tạo tiền đề để những doanh nghiệp lớn khác cùng đi theo và ngày càng lan tỏa ra cộng đồng.
Trong khi đó, khi nói về chương trình học bổng du học, bà Lê Mai Lan - phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm giám đốc điều hành ĐH VinUni - nhấn mạnh: "Khi gửi học viên đi học tập nghiên cứu tại những môi trường học thuật với nền khoa học công nghệ hàng đầu thế giới, chúng tôi mong muốn khi về nước họ sẽ mang theo những định hướng phát triển khoa học mang tính đột phá, hoặc tạo ra những thành tựu khoa học công nghệ mang tầm quốc tế, những công trình ứng dụng có ý nghĩa lớn".
Theo tuoitre
Đại học Quy Nhơn tuyển sinh ngành Khoa học dữ liệu, Robotic và IoT Với việc hình thành Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa, Đại học Quy Nhơn hợp tác với doanh nghiêp đào tạo đáp ứng xu hướng 4.0. Ngày 28/3, tiến sĩ Huỳnh Công Tú - Phó phòng Đào tạo Đại học Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, mùa tuyển sinh 2019 - 2020, trường mở thêm nhiều chuyên ngành mới...