Phát động Giải thưởng Sao Khuê 2021, bổ sung giải thưởng cho các nền tảng chuyển đổi số
Giải thưởng Sao Khuê 2021 bổ sung nhóm giải thưởng dành cho các nền tảng chuyển đổi số.
Ngày 21/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam ( VINASA) đã chính thức phát động chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021. Đây là năm thứ 18 giải thưởng được tổ chức.
Với thông điệp “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số – Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số” , Giải thưởng Sao Khuê 2021 có một số điểm thay đổi so với trước đây.
Điểm mới đầu tiên là nhóm “Các nền tảng chuyển đổi số” sẽ được bổ sung vào các nhóm đối tượng bình chọn và công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021. Theo Ban tổ chức, đây là sự thay đổi thiết thực nhằm khuyến khích các doanh nghiệp CNTT đặt biệt là các doanh nghiệp lớn tiên phong đầu tư phát triển các nền tảng số (bao gồm cả cả nền tảng dành cho các nhà phát triển và nền tảng dùng chung) kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp số nhanh chóng tạo dựng các hệ sinh thái số cho Việt Nam đặc biệt trong các ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số.
Như vậy, đối tượng bình chọn và công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 sẽ bao gồm 6 nhóm:
- Nhóm 1: Các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành).
- Nhóm 2: Các nền tảng chuyển đổi số cho mọi lĩnh vực.
- Nhóm 3: Các giải pháp công nghệ mới cho mọi lĩnh vực, có ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Big Data, Cloud, BlockChain, RPA, VR, AR, XR, in 3D…
- Nhóm 4: Các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số (không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, được thương mại hóa chưa quá 3 năm.
Video đang HOT
- Nhóm 5: Các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới: không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, đã chính thức phát hành ra thị trường nhưng chưa quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký tham gia, đã có doanh thu và hoặc đã có người sử dụng.
- Nhóm 6: Các dịch vụ CNTT, chia theo 9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành.
Thay đổi thứ hai là việc gia tăng các quyền lợi thiết thực cho các doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Sao Khuê, cụ thể là tăng cường số lượng và chất lượng các kênh truyền thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được lựa chọn kênh phù hợp với định hướng truyền thông quảng bá của doanh nghiệp trong năm 2021. Bên cạnh đó, các hội thảo chuyên đề phục vụ các đề cử đạt giải sẽ được tổ chức để giới thiệu, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, VINASA sẽ kết hợp với các đối tác công nghệ để xây dựng Hệ sinh thái Sao Khuê, nhằm kết nối và hợp tác các giải pháp và nền tảng đạt giải, hỗ trợ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT.
Bên cạnh đó, Giải thưởng Sao Khuê 2021 sẽ có sự đồng hành của các Bộ, cục, vụ, viện, các tổ chức Hiệp hội ngành nghề có quan tâm đến ngành phần mềm và dịch vụ CNTT. Chương trình năm nay dự kiến sẽ có sự bảo trợ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số Bộ liên quan có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số theo ngành/lĩnh vực.
Giải thưởng Sao Khuê 2021 có sự đồng hành của các Bộ, cục, vụ, viện, các tổ chức Hiệp hội ngành nghề quan tâm đến ngành phần mềm và dịch vụ CNTT
Về quy trình tổ chức, chương trình bình chọn và công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 được triển khai qua 6 bước với tiến độ như sau:
- Bước 1: Phát động chương trình (dự kiến 21/1/2021 – 12/3/2021). Các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký tham gia chương trình thông qua hình thức trực tuyến.
- Bước 2: Thẩm định số liệu và sơ loại hồ sơ (dự kiến 13/3/2021).
- Bước 3: Thuyết trình (dự kiến từ 16 – 17/3/2021). Doanh nghiệp thuyết trình trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ/ giải pháp đề cử Sao Khuê của đơn vị mình. Ban tổ chức có thể khảo sát thêm một số khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị tham gia Giải thưởng Sao Khuê 2021.
- Bước 4: Bình chọn chung tuyển và công nhận giải thưởng (dự kiến 20/3/2021). Hôi đông bình chọn chung tuyển thống nhất chon ra các san phâm, giải pháp, dich vu CNTT đạt tiêu chuẩn và xuất sắc nhât đê công nhận “Danh hiệu Sao Khuê” và danh hiệu “Top 10 Sao Khuê”.
- Bước 5: Tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng (dự kiến ngày 14/4/2021).
- Bước 6: Triển khai Chương trình truyền thông để quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Giải thưởng Sao Khuê (suốt năm 2021). Chương trình Giải thưởng Sao Khuê năm 2021 thực hiện một chiến dịch truyền thông quy mô toàn quốc với nhiều hoạt động liên tục xuyên suốt bao gồm các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác cho các sản phẩm được trao giải thưởng với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng. Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ đạt Giải thưởng Sao Khuê 2021 có cơ hội được ưu tiên lựa chọn và đề cử tham gia Giải thưởng APICTA – một giải thưởng danh giá trong lĩnh vực CNTT ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nhận định về những đổi mới của Giải thưởng Sao Khuê 2021, TS. Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, người đã giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Bình chọn Sao Khuê qua nhiều năm – cho biết: “Có thể thấy rõ, qua từng năm tổ chức, Giải thưởng Sao Khuê đều có những đổi mới, từ việc điều chỉnh về lĩnh vực, đối tượng… hay hệ thống tiêu chí đánh giá, rồi cập nhật đội ngũ các chuyên gia công nghệ. Điều này không chỉ thể hiện tâm huyết của Ban tổ chức, mà còn cho thấy quá trình không ngừng tự hoàn thiện của Giải thưởng. Chúng ta đang hướng tới kiến tạo những không gian số, trên nền tảng các hệ sinh thái số. Với những thay đổi từ Giải thưởng Sao Khuê, tôi kỳ vọng các doanh nghiệp CNTT Việt Nam sẽ hợp tác cùng nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của nhau để nhanh chóng hình thành những hệ sinh thái số hoàn chỉnh của người Việt và cho người Việt, giúp đẩy nhanh tiền trình chuyển đổi số quốc gia, nhanh chóng đưa Việt Nam thành một quốc gia hùng cường”.
Giải thưởng Sao Khuê được VINASA tổ chức lần đầu tiên năm 2003 với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam.
Từ năm 2005, để tăng cường hỗ trợ, định hướng cho ngành, phạm vi đối tượng giải thưởng được mở rộng tới các sản phẩm và dịch vụ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Từ đó đến nay, nhằm cập nhật các xu thế công nghệ công nghệ mới nhất, định hướng thị trường ứng dụng CNTT Việt Nam, Giải thưởng Sao Khuê đã liên tục được cập nhật, cải tiến qua các thời kỳ và trở thành một kênh truyền thông, quảng bá, định hướng thị trường hiệu quả, một nhân tố không thể thiếu thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam.
Qua 17 năm tổ chức, 1089 Giải thưởng Sao Khuê đã được vinh danh. Qua đó, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, khẳng định uy tín sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của các doanh nghiệp và tổ chức, góp phần thiết thực khuyến khích người Việt Nam sử dụng các sản phẩm, giải pháp phần mềm do Việt Nam sáng tạo và phát triển. Từ sự vinh danh và các hoạt động quảng bá, truyền thông của giải thưởng, nhiều doanh nghiệp CNTT đã ghi nhận doanh thu đột phá, tạo đà cho sự tăng trưởng dài hơi về quy mô, mở rộng thị phần qua các năm như: Viettel, FPT, VNPT, MISA, Bravo, KMS Technology, VNG, Rikkeisoft …
Giải thưởng Sao Khuê được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin tổ chức lần đầu tiên năm 2003 với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam. Qua 17 năm tổ chức, 1089 sản phẩm, dịch vụ đã được nhận giải thưởng Sao Khuê.
Hệ sinh thái sản phẩm CMC ghi điểm tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam
Trong hai ngày 9 - 10/1, Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (Vietnam International Innovation Expo 2021 - VIIE 2021) đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong 20 năm trở lại đây, thực tế đã chứng minh đổi mới sáng tạo có vai trò động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Vì lẽ này, đổi mới sáng tạo đã trở thành "chìa khóa thành công" và một trong những "lợi khí" quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ.
"Nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp, và bẫy thu nhập trung bình của chính chúng ta" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các bộ ngành, Chính phủ luôn cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, cá nhân đổi mới sáng tạo. Ông cũng khẳng định: "Chúng ta có thể tự hào về những bước tiến của công nghệ nước nhà, nhưng cũng không quên những thách thức còn hiện hữu. Để vượt qua những thách thức và tận dụng được thành tựu công nghệ mới, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu, chung sức đồng lòng, đóng góp công sức, trí tuệ cho phát triển của đổi mới sáng tạo nước nhà, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn" .
Với hệ sinh thái sản phẩm giải pháp nổi bật, Tập đoàn Công nghệ CMC đã khẳng định vị thế dẫn dắt chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. CMC đặt mục tiêu không chỉ trở thành Tập đoàn số mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tăng tốc chuyển đổi số và thúc đẩy phong trao đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Theo ông Nguyễn Kim Cương - Phó TGĐ CMC TS - chia sẻ tại tọa đàm "Chuyển đổi số trong kinh doanh thông minh" trong khuôn khổ sự kiện, bất chấp ảnh hưởng của COVID-19, tập đoàn đã xây dựng nên một hệ sinh thái nền tảng mở C.OPE2N dựa trên liên minh giữa CMC và các đối tác cao cấp của mình nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, tổ chức các giải pháp, sản phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi qua một cổng duy nhất.
Theo ông Cương, với 3 mảng kinh doanh chính: giải pháp công nghệ, hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ IT ra thị trường quốc tế, CMC đã chuẩn bị kỹ các kịch bản để đối diện với COVID-19. Các bước đi chiến lược mà CMC đã thực hiện bao gồm: tập trung cải thiện năng lực nội tại, tận dụng nguồn lực sẵn có và cắt bỏ những mảng kinh doanh ko hiệu quả để tập trung tồn tại.
C.OPE2N chính là một trong những thành quả của CMC nhờ thực hiện chuyển đổi số thông minh trong năm qua. Nền tảng hạ tầng mở C.OPE2N bao gồm hạ tầng nền tảng Multi-Cloud, cùng hàng chục giải pháp, sản phẩm, dịch vụ sẵn có, cũng như cho phép các bên cung cấp dịch vụ, phát triển ứng dụng dựa trên các công nghệ chuyển đổi số mới nhất như Big Data,AI, IoT, Blockchain...
CMDD ứng dụng AI giúp phát hiện bất thường, phân tích và nhận dạng hành vi của mã độc với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với các sản phẩm truyền thống trên thị trường. Sản phẩm vừa được tổ chức quốc tế Virus Bulletin xác nhận đạt chứng chỉ VB100 với điểm số tuyệt đối và nằm trong top 17 sản phẩm phòng chống mã độc tốt nhất thế giới trong kỳ đánh giá. CMDD cũng đã được Bộ Thông tin & Truyền thông lựa chọn là một trong hai sản phẩm ATTT Make in Vietnam tiêu biểu để giới thiệu tại lễ tổng kết của Bộ trong tháng 1 này.
Nền tảng quản trị "Make in Vietnam" giải 3 bài toán lớn cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS vừa được Bộ TT&TT giới thiệu. Nền tảng "Make in Vietnam" này được xây dựng để giải quyết 3 bài toán lớn mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số doanh nghiệp. Chuyển toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp lên môi trường số Lễ giới thiệu nền...