Phát động giải báo chí với chủ đề “Sống tử tế”
Sáng 20/6 tại Hà Nội đã diễn ra lễ phát động giải báo chí “Đồng hành cùng phát triển” năm 2014 với chủ đề Sống Tử Tế. Giải báo chí nhằm đặt ra sứ mệnh khơi gợi niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống, của tình người và cổ vũ những điều tử tế thông qua các bài báo.
Tại lễ phát động, đại diện ban tổ chức (BTC), ông Lê Quang Bình – Chủ tịch Nhóm công tác vì sự tham gia của người dân (PPWG) giới thiệu về chủ đề “Sống tử tế” của giải báo chí “Đồng hành cùng phát triển” năm 2014. Theo đó, các bài báo dự thi giải báo chí này viết về các hành vi tử tế để qua đó mọi người được truyền cảm hứng. Những bài viết khơi dậy trong mỗi người có những hành vi tử tế, làm lan tỏa việc mọi người cần đối xử với nhau tử tế. Các bài viết cũng có thể phản ánh cả những điều không tử tế để từ đó đánh thức việc sống tử tế trong mỗi người.
Ông Lê Quang Bình nhấn mạnh, đây là một cuộc đồng hành của những người làm báo và các tổ chức phát triển vì một xã hội Việt Nam giàu tính nhân văn.
Ông Lê Quang Bình – Chủ tịch Nhóm công tác vì sự tham gia của người dân (PPWG) phát biểu khai mạc lễ phát động giải báo chí “Đồng hành cùng phát triển” năm 2014 với chủ đề “Sống tử tế”.
Đại diện BTC, bà Vũ Phương Thảo – cán bộ truyền thông Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho biết ban giám khảo của giải báo chí “Đồng hành cùng phát triển” năm 2014 gồm các nhà báo là thành viên ban biên tập của các báo in và báo điện tử uy tín. Tại lễ phát động có sự hiện diện của một số thành viên ban giám khảo gồm các nhà báo: ông Nguyễn Thành An – báo Văn nghệ; ông Nguyễn Thanh Hà – Tổng Thư ký tòa soạn báo điện tử Diễn đàn đầu tư; ông Trần Việt Hưng – Ủy viên Ban biên tập báo Thanh niên; bà Trần Ngọc Lan – Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo điện tử Dân trí; bà Lê Nhung – Trưởng ban Tuần Việt Nam, báo điện tử VietNamNet; ông Hoàng An – báo Nông thôn Ngày nay.
Video đang HOT
Ban giám khảo của giải báo chí “Đồng hành cùng phát triển” năm 2014 gồm các nhà báo là thành viên ban biên tập của các báo in và báo điện tử uy tín.
Nói về thể lệ giải báo chí “Đồng hành cùng phát triển” năm 2014 với chủ đề “Sống tử tế”, bà Nguyễn Thu Lành – đại diện BTC cho biết các bài viết tham dự giải là các bài viết đăng trên các báo in và báo điện tử của Việt Nam từ 15/9/2013 đến 15/9/2014. Các tác phẩm báo chí có nội dung: phản ánh, phân tích, cổ vũ, giới thiệu những hành động đúng đắn, trách nhiệm của các cá nhân, hội nhóm, tổ chức, tạo ra lợi ích cho cộng đồng và cá nhân khác. Đó có thể là những việc làm đơn lẻ, hứa hẹn tác động tương lai, hoặc cũng có thể là những việc làm đã có tính lan tỏa, tạo thành phong trào xã hội rộng rãi…
BTC cho biết, bài viết dự thi gửi đến địa chỉ email giaibaochi@donghanhcungphattrien.vn trước ngày 30/9/2014.
Lễ trao giải được tổ chức vào tháng 11 năm 2014 tại Hà Nội với 10 giải thưởng bao gồm: 1 giải Nhất trị giá 15 triệu đồng; 1 giải Nhì trị giá 10 triệu đồng; 2 giải Ba trị giá mỗi giải 7 triệu đồng; 5 giải Khuyến khích trị giá mỗi giải 4 triệu đồng và 1 giải do khán giả bình chọn.
Được biết, “Đồng hành cùng phát triển” là giải báo chí được tổ chức thường niên từ năm 2013 bởi mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm: Nhóm công tác vì sự tham gia của người dân (PPWG); Nhóm công tác về dân tộc thiểu số (EMWG); Nhóm công tác về biến đổi khí hậu (CCWG); Mạng an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN); Mạng Giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET); Mạng lưới quản trị và cải cách hành chính công (GPAR) và Liên minh Quyền Tình dục (SRA).
Theo Dân Trí
Chống rửa tiền: Ngân hàng than "vừa làm vừa run"
Các ngân hàng ngoại than vãn việc buộc khách hàng thuộc đối tượng kiểm soát chống rửa tiền kê khai thông tin cá nhân khi giao dịch rất khó khăn và phiền hà, dù đây là biện pháp đảm bảo chống rửa tiền.
Đại diện các ngân hàng nước ngoài đã kêu phiền hà khi triển khai các quy định mới về phòng chống rửa tiền, buộc khách hàng phải kê khai chi tiết thông tin cá nhân trong quá trình giao dịch, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014 vừa qua.
Cụ thể, theo quy định tại thông tư 35 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tháng 1/2014 hướng dẫn thực hiện quy định về phòng chống rửa tiền, một trong những nội dung mới là quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị. Nội dung, hình thức các báo cáo, gồm: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố...
Thông tư áp dụng đối với các đối tượng báo cáo là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch sinh sống hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động hoặc không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch tài chính hay giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân...
Sợ lộ bí mật cá nhân, nhiều khách hàng giao dịch không muốn tiết lộ chi tiết thông tin bản thân
Theo ông Sumit Dutta - Trưởng nhóm công tác ngân hàng, trong hội nghị gặp gỡ giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng nước ngoài gần đây, nhóm đã phản ánh vấn đề này. Tuy nhiên, câu trả lời mà các nhà băng ngoại nhận được mới chỉ là những hướng dẫn bằng "lời", thiếu căn cứ pháp lý, khiến họ "vừa làm vừa run".
Ông Sumit Dutta cho rằng, việc yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân như số/ngày cấp/nơi cấp CMTND, địa chỉ nhà riêng hay số điện thoại cá nhân để xác minh thông tin nhận dạng của chủ sở hữu hưởng lợi hiện gặp rất nhiều phản hồi không tích cực từ phía khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp.
Trong trường hợp khách hàng chối từ cung cấp thông tin do lo sợ bị lộ bí mật cá nhân, ngân hàng lại gặp phải khó khăn khi hiện tại không có nguồn cơ sở dữ liệu công khai nào mà ngân hàng có thể tiếp cận, cũng như chưa có công ty nào có thể cung cấp dịch vụ xác minh thông tin tại Việt Nam, đồng thời các quy định về bảo mật thông tin ở các quốc gia khác chưa cho phép.
"Chúng tôi cũng hiểu rằng việc rà soát đối chiếu với danh sách cấm vận hay cảnh báo chỉ áp dụng đối với những thông tin xác minh nhận dạng khách hàng và không áp dụng đối với thông tin bổ sung về khách hàng do những thông tin bổ sung này không nhằm mục đích xác minh nhận dạng khách. Tuy vậy, thủ tục này đang gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình triển khai"- ông Sumit Dutta chia sẻ.
Nhóm công tác ngân hàng đề xuất, được tự xác định các đối tượng thuộc phạm vi phải cập nhật thông tin định kỳ 6 tháng một lần. Cụ thể hơn, đại diện cho các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, ông Sumit Dutta - Trưởng nhóm công tác đề xuất, những vướng mắc cụ thể mà nhóm công tác ngân hàng đề nghị cần được cụ thể hóa bằng một văn bản pháp luật, để tránh tình trạng "vừa làm vừa rơi vào trạng thái lo sợ rủi ro về pháp lý" như hiện nay.
Chia sẻ với những khó khăn của các ngân hàng nước ngoài khi triển khai quy định mới về phòng chống rửa tiền, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Toàn Thắng trấn an, hiện những vướng mắc mà các ngân hàng ngoại nêu đang được NHNN tập hợp và sẽ sớm được luật hóa bằng một Thông tư trong thời gian tới.
Theo Infonet
Thượng viện Thái sẽ nhượng bộ phe chống chính phủ Các thượng nghị sĩ Thái Lan được mong đợi hôm nay (16/5) sẽ đề xuất một thủ tướng lâm thời được chỉ định, động thái có thể làm những người ủng hộ chính phủ tức điên, Reuters đưa tin. Những thành viên của Thượng viện Thái đang cố vạch ra một "lộ trình" để đưa Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng chính trị...