Phát động cuộc thi viết về chủ đề “Cô giáo của tôi”
Cuộc thi viết với chủ đề “ Cô giáo của tôi” nhằm tạo diễn đàn để các tác giả chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến cô giáo của mình.
Ngày 22/11, tại Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đại và Công ty Dược phẩm Hoa Linh tổ chức phát động cuộc thi viết với chủ đề “Cô giáo của tôi”.
Theo ban tổ chức, đây không chỉ là cuộc thi mà còn là diễn đàn để bạn đọc chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến cô giáo, người đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời tác giả.
Đây cũng là nơi thể hiện lòng tri ân của người viết, giúp bạn đọc có thêm những bài học thật ý nghĩa, giàu lòng tin yêu và hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Phát động cuộc thi viết với chủ đề “Cô giáo của tôi” lần thứ hai (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Tác phẩm dự thi viết theo thể loại văn xuôi, truyện, ký, phóng sự, tản văn, thư,… và không quá 1500 từ/tác phẩm.
Một số tác phẩm chọn qua vòng sơ khảo sẽ được đăng trên các ấn phẩm của Báo Giáo dục và Thời đại hoặc có thể tuyển in trong tập sách do báo tổ chức xuất bản.
Thời gian dự thi bắt đầu từ ngày 22/11/2017 đến ngày 22/2/2018.
Cơ cấu giải thưởng:
01 giải nhất: trị giá 10.000.000đ
02 giải nhì: mỗi giải trị giá 5.000.000đ
03 giải ba: mỗi giải trị giá 2.000.000đ
05 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 1.000.000đ
Video đang HOT
Tất cả các giải thưởng đều nhận được giấy chứng nhận đoạt giải của ban tổ chức và một phần quà của nhà tài trợ.
Trao giải: Tổng kết cuộc thi và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào dịp 8/3/2018 (Ngày Quốc tế phụ nữ).
Theo GDVN
Thầy cô lại bắt đầu tối mặt vì các hội thi
Trong khi có rất nhiều việc phải làm vào đầu năm học, giáo viên lại phải bắt đầu quay cuồng với các hội thi của chính mình và của cả học trò.
Vừa bước vào năm học khoảng vài tuần, giáo viên đang dốc hết sức để làm công tác chủ nhiệm lớp, một công việc vô cùng mệt mỏi ngay từ đầu năm học.
Nào là ổn định trật tự, tập và hướng dẫn các em một số nề nếp sinh hoạt của lớp, của trường như tập thể dục đầu giờ, múa sân trường, nề nếp ra vào lớp, an toàn giao thông...
Cùng với đó là biết bao công việc cũng không kém phần quan trọng như họp phụ huynh đầu năm, thu các khoản tiền trường.
Trong khi có rất nhiều việc phải làm như vậy, giáo viên lại bắt đầu quay cuồng với các hội thi của chính mình và của cả học trò.
Hội thi của thầy
Đầu tiên phải kể đến đó là hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, một hội thi mà bất kể thầy cô nào cũng phải tham gia và tỉ lệ đậu bao giờ cũng gần như cán mức tuyệt đối.
Hội thi "Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc" do công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại.
Giáo viên cũng phải trải qua 3 vòng thi. Vòng 1 là nộp một sáng kiến kinh nghiệm. Vòng 2 thi năng lực sư phạm bằng bài viết. Vòng 3 thi 2 tiết dạy ở hai khối lớp tự bốc thăm.
Sau hội thi cấp trường, một số giáo viên tiềm năng được nhà trường "chọn mặt gửi vàng" sẽ cử đi thi tiếp hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện (thị) có khi tổ chức luôn năm đó.
Giáo viên cũng phải trải qua 3 vòng thi giống hội thi cấp trường nhưng mức độ căng thẳng hơn nhiều. Bởi thế, sự chuẩn bị cũng trở nên công phu hơn thế.
Thường thì mỗi hội thi cũng phải kéo dài vài tháng mới kết thúc (vì thi từng vòng rồi đợi chấm, công bố kết quả, tiếp tục sang vòng thi khác và cứ thế...)
Thế nên một năm, thầy cô nào tham gia hai hội thi giáo viên dạy giỏi (hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi) xem như cả năm chỉ mỗi việc chuẩn bị thi thố gây không ít mệt mỏi, áp lực cho những giáo viên này.
Thầy cô lao vào các hội thi sẽ chẳng còn thời gian nhiều chăm sóc cho học trò.
Chưa nói, nhiều tiết dạy giáo viên thả lớp hoặc nhờ một đồng nghiệp khác trông giúp để dạy thử ở một số lớp khác.
Vì thế, lực học của học sinh cũng có phần giảm sút.
Hội thi của trò
Song song với việc ôn luyện cho chính mình đi thi, giáo viên chủ nhiệm cũng phải ôn tập cho học sinh cũng bước vào những cuộc thi kiến thức không kém phần căng thẳng.
Có điều, kiến thức của các em bỏ ra thì ít mà sự vay mượn hoặc dùng "thủ thuật" để đạt được lại quá nhiều.
Điển hình thi Toán, Anh văn trên mạng. Giáo viên có nhiệm vụ thành lập đội tuyển, hướng dẫn cho các em các dạng toán nâng cao.
Thầy cô có nhiệm vụ tải bài các vòng từ trên mạng xuống (bằng cách lập nhiều nick giả) rồi hướng dẫn cho học sinh cách làm.
Nhiều dạng toán khó, học sinh khó theo kịp nên không ít em nghĩ ra cách học thuộc. Cũng có một số khác do gia đình có điều kiện nên gửi các em tới lò luyện Violympic.
Thế là hằng ngày, cứ sau mỗi buổi học buổi chiều, những học sinh này chỉ kịp ăn vội nắm xôi, ổ bánh mì là chạy ngay tới lò luyện thi.
Học vật vã hơn 8 giờ mới tan. Về nhà, mệt mỏi nên chẳng em nào xem qua bài vở học ở nhà.
Không ít học sinh lao vào học toán nâng cao mà quên luôn bài vở học hàng ngày nên lực học cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài cuộc thi Violympic trên mạng, học sinh còn trải qua nhiều hội thi giao lưu khác.
Có hội thi do ngành tổ chức như thi hùng biện tiếng Anh, giao lưu tiếng Anh giữa các trường. Có hội thi do xã phường tổ chức như em yêu lịch sử, kể chuyện các anh hùng dân tộc...
Học trò thi nhưng thầy cô phải chuẩn bị cho các em từ A đến Z, từ việc viết kịch bản đến đạo diễn.
Thế là, cứ sau những giờ ra chơi hay những buổi tan trường những học sinh trong đội thi lại tập trung tập dượt.
Những ngày gần đến thời gian thi, thầy cô quên dạy mà trò cũng được xin đặc cách khỏi phải lên lớp học bài để tăng tốc.
Sau mỗi hội thi, khác với nhận xét của ban tổ chức học sinh được giao lưu học hỏi để nâng cao kiến thức..., cái được lớn nhất mà thầy và trò có được là chấm dứt những ngày bỏ bê học tập để khổ luyện "đem chuông đi đánh xứ người".
Nên hạn chế các hội thi của thầy và trò
Theo quy định của nhiều địa phương về hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp trường mỗi năm một lần, cấp huyện thị 2 năm một lần, cấp tỉnh 3 năm một lần.
Thế nên, có năm một giáo viên phải tham dự cùng lúc 3 hội thi từ cấp trường trở lên.
Hạn chế các hội thi không nhất thiết phải xóa bỏ. Cũng cần nên quy định thời gian bảo lưu các hội thi đó dài hơn.
Chẳng hạn, đạt giáo viên giỏi cấp trường 3 năm mới đăng kí thi lại, cấp thị 5 năm và cấp tỉnh 6 năm. Có thế, giáo viên mới có thời gian chăm lo cho việc dạy và chuẩn bị kiến thức để đáp ứng cho hội thi.
Riêng học sinh, các em đang ở độ tuổi tiểu học không nên tổ chức nhiều cuộc thi, hội giao lưu kiến thức gây căng thẳng, áp lực, tạo tâm lý ganh đua, hiếu thắng cho các em đang còn quá nhỏ.
Chỉ nên khuyến khích học sinh thật sự có năng khiếu, muốn học thêm tự đăng kí dự thi trên mạng như một thí sinh tự do mà chẳng lo áp lực phải có thành tích như khi nhà trường tổ chức.
Theo GDVN
Chàng trai trường huyện ở Nam Định giành 29,75 điểm khối B Ước mơ làm bác sĩ, Chung xa nhà từ bé, nỗ lực hết sức cho kỳ thi THPT quốc gia và giành được 29,75 điểm. Nguyễn Quốc Chung (quê huyện Giao Thủy) là thí sinh đạt điểm cao nhất khối B của tỉnh Nam Định với Toán 10, Hóa 10 và Sinh 9,75. Vừa xong ngày thi THPT quốc gia, Chung vào Sài...