Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” năm học 2018 2019
Ngày 10-1, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp tổ chức họp báo về cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ IV năm học 2018 – 2019.
Họp báo phát động cuộc thi
Cuộc thi được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 7-1-2019 đến tháng 5-2019 với 3 vòng thi. Vòng thi cấp trường từ ngày 7-1 đến ngày 29-3. Vòng thi cấp tỉnh từ 15-4 đến ngày 24-4. Vòng chung kết toàn quốc diễn ra vào tháng 5-2019.
Đây là hoạt động thiết thực nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24-8-2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) và Kế hoạch năm ATGT 2018 của Ủy ban ATGT Quốc gia với chủ đề “ATGT cho trẻ em”.
Cuộc thi nhằm góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông, giúp các em tiếp cận với các kiến thức về ATGT một cách gần gũi, tự nhiên theo một hình thức tuyên truyền mới, nhẹ nhàng và hấp dẫn, đồng thời tạo điều kiện để các em học sinh tiếp cận bộ đề thi lý thuyết giấy phép lái xe môtô hạng A1. Đây là một trong số ít hoạt động được Bộ GD-ĐT cho phép triển khai trong hệ thống nhà trường hiện nay.
“Giao thông học đường” được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm trên internet và đối tượng dự thi là tất cả học sinh khối THCS và THPT trên phạm vi toàn quốc. Đề thi được chia theo từng cấp học với hình thức thể hiện phong phú. Trong đó có hơn 1.000 câu hỏi về luật giao thông đường bộ, 600 loại câu hỏi về văn hóa giao thông, và gần 200 câu hỏi tình huống dạng video 3D…
Qua đó, nhiều tình huống giao thông được mô tả sinh động, giúp người thi dễ hình dung. Nội dung thi phù hợp với pháp luật hiện hành và bám sát bộ đề thi lý thuyết giấy phép lái xe hạng A1. Từ đó, cuộc thi mang lại những bài học bổ ích, giúp các em học sinh nhận biết các tình huống giao thông nguy hiểm, có các kỹ năng phòng tránh tai nạn và có văn hóa tham gia giao thông văn minh.
Video đang HOT
Để dự thi, thí sinh tạo tài khoản và dự thi online trên website https://giaothonghocduong.com.vn. Mỗi thí sinh chỉ tạo một tài khoản dự thi duy nhất.
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT khẳng định, Bộ GD-ĐT luôn yêu cầu các cuộc thi học đường phải thực chất, không áp lực đối với học sinh, thực sự trang bị thêm kiến thức cho cho học sinh. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức là một trò chơi trực tuyến, vì thế tạo được hứng khởi cho học sinh.
Về tình hình tai nạn giao thông ở lứa tuổi trẻ em, đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay, 9 tháng năm 2018 có 872 nạn nhân là trẻ em (0-18 tuổi) bị thương vong do tai nạn giao thông, giảm hơn trước, cho thấy các giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh thiếu niên tham gia giao thông đã có hiệu quả. Trong đó có vai trò của cuộc thi giao thông học đường. Bộ GD-ĐT và Ủy ban ATGT quốc gia cam kết sẽ kiềm chế ngày càng hiệu quả hơn việc mất ATGT trong lứa tuổi học sinh.
Ủy ban ATGT quốc gia đang hướng đến việc học sinh được cấp chứng chỉ cuộc thi thì được miễn thi lý thuyết giấy phép lái xe hạng A1.
Mỗi vòng thi đều có giải thưởng cho các thí sinh xuất sắc. Ở vòng chung kết, 1 giải Đặc biệt trị giá 10.000.000 đồng; 2 giải Nhất, mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng; 3 giải Nhì, mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng; 5 giải Ba, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng. Có 20 giải tập thể đồng hạng cho 20 tập thể gồm trường, Sở GD-ĐT có kết quả triển khai cuộc thi hiệu quả.
Giao thông học đường là một cuộc thi được tổ chức thường niên, đến nay cuộc thi đã tổ chức qua 3 mùa giải kể từ năm 2014. Lần thứ nhất cuộc thi đã thu hút hơn 200.000 thí sinh trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc tham gia. Lần thứ II cuộc thi thu hút hơn 600.000 thí sinh là học sinh trung học cơ sở (THCS) và THPT. Lần thứ III cuộc thi thu hút tới 1.057.995 thí sinh là học sinh THCS và THPT trên toàn quốc tham gia, tăng gấp 5 lần so với mùa đầu ra mắt.
PHAN THẢO
Theo sggp
Gia Lai "Lùm xùm" chuyện cô giáo kiến nghị kiểm tra bài thi của con
Nghi ngờ bài kiểm tra con mình bị "gian lận", cô N.Đ.T.B.T (phụ huynh học sinh Đ., cũng là giáo viên trường tiểu học Cù Chính Lan, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã làm đơn kiến nghị cơ quan xem xét làm sáng tỏ. Trước sự việc trên, công đoàn nhà trường lại có đơn kiến nghị tập thể cho rằng cô T. "gây mất đoàn kết nội bộ và vi phạm văn hóa ứng xử" và đề nghị "trả về Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục"...
Cô giáo N.Đ.T.B.T. là phụ huynh em Đ. (học sinh lớp 4 trường tiểu học Cù Chính Lan, TP. Pleiku, Gia Lai). Hiện cô T cũng là giáo viên của trường này. Vừa qua, cô T. đã làm một đơn trình bày về việc kết quả bài kiểm tra của con mình không đúng với lực học và nghi vấn có sự tráo đổi bài nên yêu cầu nhà trường, Phòng Giáo dục làm sáng tỏ sự việc.
Cụ thể, theo nội dung đơn của cô T., qua đợt kiểm tra chất lượng giữa học kì I, nhà trường có tổ chức cho khối lớp 4 làm bài kiểm tra. Sau khi làm bài thi xong, cháu Đ. đã xin đi vệ sinh và thấy cô Cẩm (tổ trưởng khối 4) chấm 2 điểm cho em. Sau đó, em Đ. đã hỏi cô về việc chấm 2 điểm thì cô Cẩm đã bỏ đi. Lúc đó, cháu Đ. đã về kể với mẹ là cô giáo N.Đ.T.B.T.
Thấy nghi ngờ với kết quả về bài thi của con mình, chị T đã lên xin Ban giám hiệu (BGH) cho xem bài thi của con mình. Tại đây, chị T. đã chụp một mặt bài thi và đưa về cháu Đ. xem thì cháu bảo đây không phải bài thi của con, chữ viết cũng khác.
Thấy con khẳng định như vậy, chị T. đã lấy vở con ra so sánh thì thấy nét chữ khác nên chị T. đã kiến nghị lên nhà trường xem xét bài thi của con mình. Đồng thời, chị T. cũng xin cho cháu T. làm lại bài để đánh giá đúng năng lực của con mình nhưng BGH không đồng ý vì sai nguyên tắc.
Trường tiểu học Cù Chính Lan nơi xảy ra vụ việc.
Trước sự việc trên, BGH trường tiểu học Cù Chính Lan cùng cô giáo, tổ trưởng đã họp lại và xác định chữ viết trên là của cháu Đ. Ngoài ra, Phòng GD-ĐT TP. Pleiku cũng đã cử đại diện xuống cùng thẩm định và xác định bài kiểm tra đúng với ma trận đề, nét chữ trong bài thi của cháu Đ. Nhưng trước kết luận trên, chị T. đã không đồng ý mà yêu cầu xin bài kiểm tra đi thẩm định chữ viết nhưng BGH nhà trường không đồng ý.
Trong lúc sự việc chưa có được sự đồng thuận chung từ phụ huynh và nhà trường, Công đoàn trường tiểu học Cù Chính Lan đã làm một đơn kiến nghị tập thể để "trả" cô T về Phòng Nội vụ và Phòng GD-ĐT TP. Pleiku. Theo đơn đề nghị, Công đoàn nhà trường đã đưa ra lý do cô T. đã vi phạm nhiều lần về đánh giá học sinh; gây mất đoàn kết nội bộ và vi phạm văn hóa ứng xử trong nhà trường. Những việc làm trên của cô T. đã làm cho nội bộ nhà trường mất đoàn kết, làm mất danh dự cũng như uy tín của giáo viên trong trường. Theo đó, tập thể Công đoàn nhà trường đề nghị trả cô T. về Phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục TP. Pleiku để giáo viên và học sinh yên tâm công tác.
Theo đó, đề nghị của Công đoàn trường tiểu học Cù Chính Lan đã có chữ kí tập thể của hơn 30 giáo viên trong nhà trường. Cô Phạn Thị Hợp - Hiệu trường nhà trường cho hay: "Theo đơn kiến nghị của cô T., chúng tôi đã kiểm tra và xác định cháu Đ. bị hổng kiến thức nên kéo theo điểm cháu thấp nhất lớp như vậy. Còn nét chữ của cháu Đ. đã được nhà trường và Phòng tiến hành thẩm định và xác định nhưng cô T. vẫn không đồng ý"...
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Thức - Phó trưởng Phòng GD-ĐT TP. Pleiku cho biết: "Trước sự việc trên, chúng tôi đã cử đại diện xuống nhà trường để xác minh thông tin về đơn kiến nghị của cô T. Theo đó, kết luận nét chữ trong bài kiểm tra của cháu Đ. là của cháu. Cấu trúc trong đề thi thực hiện đúng ma trận đề, đúng với khả năng các cháu đang học. Không có việc ra đề vượt chương trình... Ngoài ra, các vấn đề liên quan của trường tiểu học Cù Chính Lan đang được Ủy ban kiểm tra thành ủy kiểm tra và sẽ có kết luận sớm...
"Việc lá đơn kiến nghị của Công đoàn trường tiểu học Cù Chính Lan, Phòng đã nhận được nhưng trong lá đơn không có chữ kí của hiệu trưởng và cô T. Theo nhận định đây đều là giáo viên trong trường kí. Nhưng góc độ của Phòng, chúng tôi đã liên hệ và đề nghị nhà trường về thông tin việc cô T. cần phải họp và tiến hành kiểm điểm họp theo nguyên tắc xem xét 3 lần rồi mới tiến hành đề nghị... Nhưng theo thông tin, nhà trường lại về lại tiếp tục làm một lá đơn khác gửi lên thành phố và các cơ quan liên quan. Chúng tôi đã yêu cầu thu hồi lại đơn để tiến hành làm theo quy trình họp và đánh giá những lỗi vi phạm của cô T. tại nhà trường...", ông Thức thông tin thêm.
Cô T. bức xúc nói: "Việc tôi mong muốn là một số cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc làm rõ chữ viết và ma trận đề chưa chính xác. Còn thông tin về việc tôi không tập trung giảng dạy trên lớp là không có cơ sở vì tôi lên lớp luôn làm tròn nhiệm vụ được giao. Với những kết luận của nhà trường và Phòng Giáo dục, tôi vẫn không đồng ý và mong muốn một cơ quan chức năng tiến hành vào cuộc thẩm định rõ...".
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
"Thánh đường" của lễ nghĩa và nhân cách Một loạt vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo xảy ra trong thời gian qua là những "hạt sạn" đáng tiếc trong giáo dục. Điều đó ít nhiều cũng liên quan đến văn hóa ứng xử giữa thầy với trò và ngược lại. Hơn bao giờ hết, văn hóa ứng xử trong trường học càng cần được quan tâm, chú trọng....