Phát động 2 cuộc thi tăng cường nhận thức về giáo dục nghề nghiệp
Ngày 30/10, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát động cuộc thi viết “Tôi chọn nghề” lần 2 và cuộc thi video clip “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, Thực hành – Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”.
Mục đích của 2 cuộc thi nhằm tăng cường nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp; giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp; giới thiệu, quảng bá các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là thông điệp “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành – Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”.
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: “Vấn đề thay đổi nhận thức về giáo dục nghề nghiệp là việc hết sức có ý nghĩa. Nhờ truyền thông tích cực, 2 năm gần đây, tuyển sinh học nghề đã vượt kế hoạch 2,2 triệu người được đào tạo nghề. Tuy nhiên điều này chưa tương xứng với lực lượng 55 triệu lao động của đất nước. Việt Nam dự tính đến năm 2025 có 4,4 triệu lao động và năm 2030 là 6,6 triệu lao động được học nghề”.
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thông tin về cuộc thi (Ảnh: NT)
Do vậy, ông Dũng cho rằng, để nâng cao nhận thức về hướng nghiệp dạy nghề, không ai làm truyền thông tốt hơn các thanh niên qua kết quả học nghề của chính họ.
Cuộc thi viết “Tôi chọn nghề” lần 2 dành cho các học viên đang theo học hoặc người đã tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước; học sinh các trường THPT, THCS dự định sẽ chọn trường nghề để học; phụ huynh có con đã, đang và dự định sẽ cho con học trường nghề và cả những người quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Nội dung của cuộc thi viết “Tôi chọn nghề” lần này là những bài viết kể về những câu chuyện, suy nghĩ có thật về lựa chọn nghề, lựa chọn giáo dục nghề nghiệp của cá nhân, nhân vật khi xã hội vẫn coi trọng con đường đại học; tình yêu nghề nghiệp, những thành công của các nhân vật, cá nhân khi lựa chọn học nghề, giáo dục nghề nghiệp; giáo dục nghề nghiệp là con đường dẫn đến thành công, tương lai tươi sáng.
Sản phẩm dự thi đạt yêu cầu, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trên Fanpage cuộc thi của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Thời gian nhận bài dự thi đến hết ngày 29/2/2020.
Trường Giang
Theo vietnamnet
Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp chỉ ra những "bê bối" tại trường CĐ Kỹ nghệ II
Mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đã có công văn chỉ rõ các nội dung đáng báo động trong hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II ở quận 9, TPHCM
Theo đó, công văn do Phó vụ trưởng Vụ pháp chế- Thanh tra, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) Vũ Văn Hà ký trả lời về việc Trường CĐ Kỹ nghệ II đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với 8 ngành hệ CĐ, 8 ngành hệ trung cấp và 4 ngành hệ sơ cấp. Nội dung công văn của Tổng cục chỉ rõ những nội dung đáng báo động trong hoạt động đào tạo của trường này. Về hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Tổng cục khẳng định mã 2 ngành, nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ trình độ trung cấp không đúng theo quy định tại Thông tư 04/2017 của Bộ LĐTB-XH.
Tổng cục cũng cho rằng, nhà trường không báo cáo cụ thể chuyên môn được đào tạo của từng giáo viên được bố trí giảng dạy các ngành nghề đăng ký bổ sung, không báo cáo các điều kiện đảm bảo hoạt động GDNN đối với 4 ngành trình độ sơ cấp, báo cáo không chính xác về trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề của giảng viên.
Về đội ngũ nhà giáo, Trường CĐ Kỹ nghệ II bổ sung 32 giáo viên (19 cơ hữu, 13 thỉnh giảng) tham gia giảng dạy các ngành nghề bổ sung, nhưng trong đó 8 nhà giáo không có hồ sơ minh chứng, 8 nhà giáo không xác định rõ là nhà giáo thỉnh giảng hay cơ hữu, 1 hợp đồng thử việc đã hết hạn. Hợp đồng thỉnh giảng của nhà giáo không xác định số giờ thỉnh giảng, đơn vị công tác. Đặc biệt, về chuẩn chuyên môn, có đến 14 nhà giáo không đạt chuẩn.
Về chương trình đào tạo, trường không có chương trình đào tạo 4 ngành sơ cấp, chương trình đào tạo trình độ trung cấp, CĐ chưa cập nhật 6 môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH. Chương trình đào tạo trình độ trung cấp, CĐ của 3 ngành (Bán hàng trong siêu thị, Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành) đều có cùng thời gian đào tạo 2 năm...
Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, Tổng cục khẳng định hồ sơ của nhà trường không minh chứng đủ điều kiện phòng học lý thuyết, phòng xưởng thực hành thực tập cho sinh viên, không đảm bảo 5,5m2/chỗ học. Đáng nói hơn là nhà trường không có minh chứng về thiết bị, dụng cụ đào tạo đối với các ngành, nghề đăng ký bổ sung theo quy định.
Công văn của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) chỉ ra những "bê bối" của trường CĐ Kỹ nghệ II
Đặc biệt, với ngành nghề Dược trình độ Cao đẳng, căn cứ biên bản kiểm tra ngày 4/8/2018, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) khẳng định tại thời điểm kiểm tra, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ đào tạo và đội ngũ giáo viên của Nhà trường không đảm bảo để tổ chức đào tạo và đề nghị Nhà trường hoàn thiện hồ sơ trong tháng 8/2018. Tuy nhiên, Nhà trường đã không hoàn thiện hồ sơ theo biên bản kiểm tra.
Đáng chú ý, về nội dung đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe của trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cũng có vấn đề. Công văn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nêu rõ: " Nhà trường báo cáo ký hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành với Bệnh viên Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM để đưa sinh viên ngành, nghề Dược đến thực hành, thực tập. Tuy nhiên, nhà trường không có hồ sơ chứng minh Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng đủ điều kiện là cơ sở thực hành của Nhà trường theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP".
Được biết, hàng chục sinh viên học chuyển đổi, học văn bằng 2 ngành Dược sĩ của trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tốt nghiệp từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bằng nên không thể đi xin việc cũng như học liên thông.
Liên quan vụ việc này, Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đã nắm được thông tin và yêu cầu Ban giám hiệu Nhà trường gấp rút báo cáo để có hướng xử lý phù hợp. Theo đại diện Bộ LĐTB&XH, thực chất có 13 sinh viên vướng chuyện chưa thể cấp bằng (học chuyển đổi, học văn bằng 2 ngành dược sĩ). Nhà trường cũng đã gặp gỡ trực tiếp từng sinh viên và phụ huynh để làm việc, trao đổi và tìm giải pháp phù hợp nhất cho các em này.
Lan Phương
Theo Dân trí
Xây dựng môi trường giáo dục nghề nghiệp an toàn, lành mạnh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ảnh minh họa Theo dự thảo quy tắc ứng xử chung là: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp...