Phạt do chậm nộp học phí
Nhiều trường ĐH, CĐ đang thực hiện nghiêm quy định về việc buộc sinh viên phải đóng học phí đúng thời hạn, nếu không sẽ bị cấm thi, hủy kết quả học tập…
Thực tế những thông tin về quy định này đã được các trường công bố ngay từ đầu cho sinh viên, nhưng có rất nhiều sinh viên không nắm bắt và đã bị nhà trường xử lý.
Hủy điểm thi
Nhiều sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM phản ảnh “học phí của trường ngày càng tăng, nhưng sinh viên đóng tiền trễ lại bị hủy điểm thi”.
Ông Nguyễn Quốc Anh, trưởng phòng tư vấn tuyển sinh – truyền thông Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, giải thích thông báo về thời gian đóng học phí được nhà trường công bố vào trước mỗi học kỳ trên website và gửi đến các lớp. Thời gian đóng học phí sẽ vào bốn tuần đầu tiên của học kỳ.
Trong trường hợp sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa thể hoàn thành học phí trong thời hạn trên mà muốn đảm bảo quyền lợi học tập thì phải làm đơn xin gia hạn học phí có xác nhận của phụ huynh và chứng thực của địa phương, sau đó nộp trực tiếp tại phòng kế hoạch – tài chính trong thời gian quy định đóng học phí. Sau thời gian quy định trên, nhà trường sẽ không chấp nhận đơn xin gia hạn học phí.
Sau khi kết thúc thời hạn đóng học phí (học kỳ, học lại, học vượt, học kỳ hè), phòng đào tạo sẽ lập danh sách chính thức của lớp học chỉ gồm những sinh viên đã đóng đủ học phí. Danh sách này được sử dụng để tổ chức, quản lý giảng dạy, cho điểm và đánh giá kết quả học tập. Tất cả sinh viên chưa đóng đủ học phí sẽ không có tên trong danh sách lớp chính thức (trừ trường hợp sinh viên có đơn xin gia hạn đóng học phí được phê duyệt).
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xếp hàng chờ đóng học phí – Ảnh: Như Hùng
Còn Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM quy định thời gian thu học phí từ tuần thứ nhất đến tuần thứ tư của mỗi học kỳ đối với hệ chính quy và từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba đối với hệ liên thông, vừa làm vừa học. Nhà trường cũng quy định cụ thể việc xử lý đối với trường hợp đóng học phí không đúng hạn. Sau thời hạn đóng học phí chính khóa, phòng đào tạo sẽ lập danh sách chính thức lớp học chỉ gồm những HSSV đã đóng học phí (tối thiểu là học phí chính khóa đợt 1).
Danh sách này là cơ sở để trường tổ chức, quản lý giảng dạy và cho điểm đánh giá quá trình học. HSSV chưa đóng học phí sẽ không có điểm đánh giá quá trình. Sau thời hạn đóng học phí bổ sung (học lại, học thêm hoặc học vượt) và học phí học kỳ phụ, phòng đào tạo sẽ lập danh sách HSSV học lại, học vượt hoặc học kỳ phụ chỉ gồm những HSSV đã đóng đủ 100% học phí. HSSV chưa đóng học phí sẽ không có tên trong danh sách thi hết môn.
Đóng học phí mới được học
Trong khi đó, một số trường quy định “cứng” việc đóng học phí, theo đó buộc sinh viên phải đóng học phí trước mới được học. Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM quy định đồng thời việc đăng ký học phần và đóng học phí. Theo đó thời gian đăng ký học phần thường kéo dài khoảng một tháng. Ngay sau khi hết thời hạn đăng ký học phần, sinh viên phải đóng học phí đợt 1 (trong khoảng hai tuần).
PGS.TS Nguyễn Đức Minh – trưởng phòng đào tạo nhà trường – cho biết: “Cho đến ngày đóng học phí lần 1, những sinh viên đã đăng ký vào lớp học phần mà không đóng học phí sẽ bị xóa tên khỏi danh sách lớp học phần. Phần mềm sẽ mở lại lớp học phần này để sinh viên tự đăng ký lần 2 và đóng học phí (kể cả các sinh viên chưa kịp đăng ký đợt 1 vào lớp học phần).
Video đang HOT
Thời gian đăng ký và đóng tiền đợt 2 là sáu ngày. Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí sau khi đã hết hạn đóng học phí lần 2 thì phần mềm sẽ xóa tên khỏi danh sách lớp học phần và xử lý theo quy chế học vụ”. Sinh viên bị xóa tên do nộp học phí trễ phải chờ đến khi nhà trường mở lại môn học đó vào học kỳ sau hoặc năm sau.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng yêu cầu sinh viên phải đóng học phí đồng thời với đăng ký môn học theo học chế tín chỉ. Nhà trường không giải quyết các trường hợp đăng ký và đóng học phí trễ hạn.
ThS Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh, phó trưởng phòng quản lý đào tạo, công tác sinh viên nhà trường, cho biết: “Hai tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới nhà trường thông báo để sinh viên đăng ký học phần qua mạng, đồng thời phải đóng học phí. Sau khi học hai tuần sinh viên chưa đóng học phí sẽ bị xóa tên khỏi danh sách lớp. Những sinh viên khó khăn phải làm đơn để được Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp nhà trường giải quyết cho vay tiền để nộp học phí. Trường hợp khó khăn đột xuất sinh viên phải nộp đơn tại phòng quản lý đào tạo xin gia hạn trong 1-2 tuần”.
Theo Trần Huỳnh (Tuổi Trẻ)
Sinh viên thức trắng đêm lạnh đăng ký tín chỉ
Đêm 1/12, hàng loạt sinh viên năm nhất ĐH Nông nghiệp đã thức trắng ôm máy tính, vật vã chờ đăng ký tín chỉ, một số bạn còn thức đến chiều hôm sau mới hoàn tất.
Vật vã trắng đêm đăng ký tín chỉ
Theo quy định, các sinh viên sẽ tự đăng ký môn học cho mình từ kỳ thứ hai của năm đầu tiên. Đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch học tập cũng như các dự định của cá nhân.
Tuy nhiên, khi các trường áp dụng vào thực tế, sinh viên rất vất vả để có thể đăng ký được môn học, chưa nói đến việc đăng ký được những môn mình dự định học và lớp học mình thích.
Trước khi kỳ học mới bắt đầu, các sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ phải tự đăng ký môn học, lớp học, thời gian học. Vì vậy, việc các bạn buộc phải túc trực, chờ đợi để có thể đăng ký được sớm nhất sẽ đảm bảo được học đầy đủ các môn mình mong muốn, được học giảng viên mình thích và thời gian học phù hợp.
Theo phản ánh của một số sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vào tối 1/12 vừa qua, các bạn đã phải thức trắng đêm, "canh" hệ thống đăng ký môn học của trường từ lúc bắt đầu mở, vậy mà nhiều khi vẫn không thể đăng ký được ngay mà phải chờ đến sáng thậm chí thức đến chiều 2/12.
Các sinh viên K57 ĐH Nông nghiệp tụ tập rất đông tại trường đêm 1/12 để chờ đăng ký.
Bạn Minh (sinh viên ĐH Nông nghiệp) cho biết: "Bạn nào may mắn thì tầm 2h sáng là đăng ký xong, còn chúng em phải chờ đến tận sáng". Có bạn sinh viên còn chia sẻ "bạn em phải thức đến tận chiều chờ đăng ký xong mới được đi ngủ, nên rất mệt".
Mỗi sinh viên phải mang ít nhất một laptop để túc trực đăng ký
Việc đăng ký tín chỉ của sinh viên còn dẫn đến rất nhiều tình huống "dở khóc dở cười". Bạn Lan (sinh viên ĐH Nông nghiệp) chia sẻ: "Nhà trường cho chúng em đăng ký bắt đầu từ 0h ngày 1/12. Đêm hôm đó, từ ký túc xá, đến thư viện, giảng đường đâu cũng thấy các bạn sinh viên ngồi chờ đăng ký".
Các hành lang thư viện, giảng đường chật kín sinh viên.
Lý do các sinh viên đưa ra đó là do mạng của trường tốt hơn, đăng ký được nhanh hơn mạng ở nhà nên dù không ở ký túc xá, đêm hôm đó các bạn vẫn túc trực ở xung quanh trường.
Sinh viên tận dụng mọi nơi có thể ngồi chờ đăng ký.
Đợi chờ trong mưa lạnh mùa đông
Nữ sinh này còn cho biết có nhiều bạn mang theo chăn, chiếu đến ngồi túc trực, có bạn mang đài đến nghe cả đêm, thậm chí một số người bán hàng khi thấy sinh viên thức đêm ở trường còn mang đồ ăn vào bán...
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các bạn sinh viên, nhất là sinh viên năm đầu, đều có tâm lý lo lắng nếu không đăng ký nhanh sẽ hết lớp, không học được môn cần học.
Hoàn tất nhưng chưa đúng như mong muốn
Tuy nhiên, theo phản ánh chung của các bạn sinh viên đa phần các bạn đều đã đăng ký được các môn học của mình cho kỳ tới.
Bạn Minh cho biết: "Nhà trường cũng tạo điều kiện cho chúng em đăng ký bằng nhiều cách, nếu bạn nào không đăng ký được ngay thì sau một tuần sẽ có đợt đăng ký bổ sung, các bạn còn có thể đăng ký offline".
Đặc biệt các bạn cho biết, hiện tại nhà trường cũng đã nâng cấp mạng và hệ thống nên việc đăng ký tín chỉ cũng dễ dàng hơn nhiều.
Mặc dù vậy, dù đăng ký thành công nhưng nhiều sinh viên vẫn phải ngậm ngùi vì không được học đúng giảng viên mà mình mong muốn và đành phải lựa chọn lớp học khác.
Khi nhận được phản ánh từ sinh viên, chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Dung - phụ trách Ban Quản lý Đào tạo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để tìm hiểu về sự việc.
Lý giải về việc này, ông Nguyễn Văn Dung khẳng định tất cả các sinh viên của trường đều đăng ký được môn học và việc sinh viên chưa đăng ký được môn học theo ý muốn ví như "buổi sáng đi chợ chỉ đông một lúc thôi".
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Dung cũng cho biết hiện tại đã không có tình trạng sinh viên vật vã trắng đêm để đăng ký môn học.
Trong những năm gần đây, không chỉ sinh viên ĐH Nông nghiệp mà ở một số ĐH khác cũng diễn ra tình cảnh tương tự khi thời gian "mở mạng đăng ký" tín chỉbắt đầu.
Clip: Sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội đăng ký tín chỉ lúc 2h sáng vào tháng 5, để chuẩn bị cho các môn đầu năm học mới.
* Tên sinh viên đã được thay đổi.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Những lý do khiến sinh viên ra trường muộn Hãy cùng nghía qua một vài lý do khiến sinh viên chúng mình ra trường muộn nhé! Các trường ĐH thường đạo tào hệ 4 năm, cho dù không phải là sinh viên cá biệt, không học kém nhưng cũng vẫn có nhiều bạn chưa thể ra trường đúng hạn. Vì không đăng ký được môn học Việc học theo tín chỉ có...