Phạt chậm nộp học phí: Phải trả lại tiền phạt
Đó là quan điểm của ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi trao đổi với phóng viên về việc phạt tiền do chậm nộp học phí.
Sau khi báo điện tử Infonet đưa tin về việc trường Đại học Hà Nội phạt tiền sinh viên nộp học phí chậm không giống ai, thậm chí còn nặng hơn cầm đồ, vay nặng lãi, dư luận hết sức bất bình. PV Infonet đã có buổi trao đổi với ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng Vụ tài chính – kế hoạch Bộ GD&ĐT về vấn đề này.
Hiện nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc áp dụng các biện pháp như: không cho thi hết môn, đình chỉ học tập, … thậm chí phạt tiền đối với các sinh viên chậm nộp học phí. Vậy, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo (GD&ĐT) có đưa ra quy định về “chế tài” đối với hành vi chậm nộp học phí của học sinh, sinh viên không, thưa ông?
Ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế hoạch Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ngày 13/8/2007, Bộ GD&ĐT Quyết định số 24/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”, trong đó quy định rất rõ: sinh viên phải có nghĩa vụ nộp học phí đúng thời gian quy định.
Ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy chế cũng đưa ra các quy định chung về thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên. Nếu không thực hiện đúng quy chế, sinh viên phải chịu kỷ luật với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học tập, buộc thôi học. Việc áp dụng hình thức kỷ luật nào sẽ tùy theo quy định của nhà trường và mức độ vi phạm của học sinh, sinh viên. Ngoài 4 hình thức kỷ luật trên, không có hình thức phạt tiền.
Việc các trường yêu cầu học sinh, sinh viên đóng học phí theo học kỳ rồi phạt chậm nộp học phí trên số tiền đó có đúng quy định của ngành giáo dục, thưa ông?
Theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
Video đang HOT
Như vậy, nếu không có sự tự nguyện, các trường không được thu học phí một lần cho một học kỳ hoặc cả năm học.
Còn vấn đề phạt chậm nộp học phí, do không có quy định nên các trường không được áp dụng hình thức này.
Việc thu học phí cho cả học kỳ của Đại học Hà Nội cũng trái luật
Các trường áp dụng hình thức “phạt tiền do chậm nộp học phí” dùng khoản tiền phạt làm quỹ khen thưởng cho học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, vậy phải chăng Bộ GD&ĐT thiếu quy định về kinh phí hoạt động của các quỹ này?
Theo quy định trước đây, để khuyến khích học sinh, sinh viên nghèo học giỏi, học sinh sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, các trường có quỹ học bổng trích từ 15% quỹ học phí; hiện là 8%.
Tất cả các trường thu học phí phải trích quỹ học bổng.
Không có chuyện xử phạt rồi lấy tiền đó để thành lập quỹ học bổng, khen thưởng.
Bộ GD&ĐT có nhận được thông tin nào về việc “phạt chậm nộp học phí” tại các trường Đại học, Cao đẳng không, thưa ông?
Đến giờ phút này, bộ phận tài chính của Bộ chưa nhận được phản ánh nào của các cháu học sinh, sinh viên về việc chậm nộp học phí. Tuy nhiên, qua theo dõi, chúng tôi biết có một số trường áp dụng “phạt chậm nộp học phí” .
Với tư cách là “người quản lý tài chính” của ngành giáo dục, ông đánh giá thế nào về vấn đề phạt tiền do chậm nộp học phí tại một số trường ĐH, CĐ hiện nay? Nếu quy định này là trái luật thì các sinh viên đã nộp tiền phạt có được nhận lại khoản tiền này không?
Theo quy chế, kỷ luật cũng phải có quy trình. Không được phép phạt tiền đối với hành vi chậm nộp học phí.
Đối với các cháu chậm nộp học phí, các cơ sở đào tạo phải tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân vì sao các em chậm nộp: các em thuộc đối tượng nào, có hoàn cảnh như thế nào, có đúng là đã được bố mẹ cho tiền nhưng đã tiêu rồi hay là khó khăn đột xuất, thiên tai, lũ lụt … Các trường phải có chính sách hỗ trợ cho các em. Nếu chây ỳ thì phải xử lý, nhưng xử lý theo quy chế chứ không có chuyện phạt tiền.
Việc phạt tiền chậm nộp học phí tính theo phần trăm và số ngày chậm nộp là không ổn, bởi anh có cho vay đâu. Làm gì có chuyện tính lãi lời ở đây.
Việc phạt tiền là không đúng. Do vậy, phải trả lại khoản tiền này.
Xin cảm ơn ông!
Theo TNO
Được đặt cọc tiền để không bị giữ xe vi phạm
Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị định 115/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính vừa được Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ 18/11/2013).
Cụ thể, Điều 14 của nghị định quy định: Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong hai điều kiện sau sẽ được giữ, bảo quản phương tiện này.
Thứ nhất là cá nhân có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND cấp xã xác nhận. Những trường hợp này phải có nơi bảo quản phương tiện đủ điều kiện theo quy định.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.
Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Số tiền này sẽ được trả lại sau khi người vi phạm giao thông nộp phạt. Trường hợp quá thời hạn 10 ngày theo quyết định xử phạt mà người vi phạm chưa nộp phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành tiền phạt, phần dư sẽ được trả lại.
Có năm trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh. Đó là các phương tiện là vật chứng của vụ án hình sự; phương tiện đang đăng ký giao dịch bảo đảm; phương tiện sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối; giấy đăng ký phương tiện làm giả, biển kiểm soát bị thay đổi trái phép.
Trong thời gian phương tiện vi phạm được người vi phạm giữ sẽ không được phép lưu hành và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (cà vẹt xe) sẽ bị tạm giữ. Điểm giữ phương tiện vi phạm không được thay đổi trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu người vi phạm giao thông không chấp hành đúng quy định sẽ chuyển phương tiện vi phạm về nơi tạm giữ.
Ngoài ra, nghị định đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm như chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
Theo PLTP
Xuất hiện "hố tử thần" thông vào nhà dân Sáng 30-9, lực lượng công nhân công ty TNHH Dịch vụ công ích quận 3 đã có mặt tại hẻm số 384, đường Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3, TP.HCM) để "khai quật" và khắc phục bề mặt đường sụp lún tạo thành "hố tử thần" gây nguy hiểm cho người dân qua lại. Ghi nhận tại hiện trường, hố sâu hơn 1 mét,...