Pharmafest 2013 – hướng nghiệp dành cho sinh viên Dược
Trong tháng 4 và những ngày đầu tháng 5, được sự đồng ý và ủng hộ của Đảng uỷ – BGH, Đoàn Thanh niên Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức chuơng trình hướng nghiệp cho các bạn sinh viên trong trường, đặc biệt là những bạn sinh viên năm cuối.
Từ năm 2011, hướng nghiệp dược PharmaFest đã trở thành một hoạt động thường niên của Đoàn trường, được các sinh viên mong chờ bởi rất nhiều ý nghĩa thiết thực mà chương trình mang lại. Trong chương trình, các sinh viên được chia sẻ và trao đổi những vị trí, lĩnh vực có thể làm việc sau khi ra trường, kinh nghiệm phỏng vấn xin việc và được tiếp xúc trực tiếp với các công ty dược uy tín.
PharmaFest 2013 đã tổ chức một chuỗi các buổi hội thảo hướng nghiệp với các công ty Dược phẩm lớn: Abbott (nhà tài trợ Vàng) – ngày 18/4, AstraZeneca (nhà tài trợ Bạc) – ngày 6/4, Bayer (nhà tài trợ Bạc) – ngày 13/4, GSK (nhà tài trợ Bạc) – ngày 8/5. Tại mỗi buổi hội thảo đều nhận được sự quan tâm, có mặt của PGS.TS Thái Nguyễn Hùng Thu – Phó hiệu trưởng, các thầy cô giáo và đặc biệt thu hút đông đảo sinh viên tham dự.
Video đang HOT
Các bạn sinh viên được chơi những trò chơi vui nhộn đề cao tinh thần làm việc nhóm (hội thảo với công ty AstraZeneca), thi thuyết trình nhằm nâng cao các kỹ năng của bản thân với tổng trị giá giải thưởng lên tới 13 triệu đồng (hội thảo với công ty Abbott), được cung cấp mẫu đăng ký tuyển dụng cho các vị trí của công ty hHội thảo với công ty Bayer)…
Và quan trọng, việc được tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp cũng như được chính những nhân viên phòng nhân sự của các nhà tuyển dụng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc làm hồ sơ, viết CV và kỹ năng khi phỏng vấn là những thông tin thực sự cần thiết và hữu ích giúp các bạn sinh viên trẻ tự tin hơn khi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cũng như khi đi xin việc.
Trong khuôn khổ PharmaFest 2013, gala Hướng nghiệp dược đã được tổ chức vào ngày 18/4 để chúc mừng cho chương trình đã thành công tốt đẹp và cũng là dịp nhà trường có thể gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà tài trợ. Đêm gala được kết hợp cùng với chương trình văn nghệ Khoảnh khắc nhìn lại dành riêng cho các sinh viên khoá cuối, như một lời chia tay và tri ân sâu sắc tới thầy cô, mái trường sau 5 năm gắn bó.
Đại học Dược Hà Nội tự hào là một trường đại học lâu đời và uy tín về chất lượng giảng dạy, cũng như là ngôi trường hàng đầu về đào tạo dược sĩ đại học cho cả nước. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên tổ chức các chương trình thiết thực cho sinh viên, với kỳ vọng các bạn không chỉ được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn mà còn có sự chuẩn bị tốt nhất hành trang cho tương lai. Hoạt động hướng nghiệp PharmaFest sẽ còn được mở rộng và phát triển hơn nữa để luôn đồng hành với sinh viên Dược trên con đường tìm kiếm, lựa chọn được công việc tốt và phù hợp nhất với mình sau khi ra trường.
Tư liệu: Abbott
Theo Infonet
Sinh viên chọn nghề xong vẫn băn khoăn
75,6% sinh viên "không thoả mãn với nghề nghiệp đã chọn" là kết quả cuộc khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội là điểm rất đáng lưu ý với những thí sinh đang lựa chọn ngành nghề trước thời hạn kết thúc nhận hồ sơ dự thi ĐH ngày 22-4 sắp tới.
Nhiều sinh viên băn khoăn giữa mục đích kiếm việc với theo đuổi say mê
"Mù" thông tin về công việc tương lai
"Có không ít thí sinh tìm đến tổ tư vấn tuyển sinh của chúng em để hỏi về cách lựa chọn ngành nghề. Có những bạn cho biết, lần đăng ký dự thi này vẫn phải nộp tới 5-6 hồ sơ để tính đến hạn chót mới quyết định chọn thi vào trường nào" - Trần Tình, thành viên tổ tư vấn tuyển sinh, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội phản ánh thực tế từ đợt tư vấn gần đây nhất cho học sinh THPT của Hà Nội.
Mặc dù luôn có phương án đề phòng và lựa chọn với ít nhất 2 bộ hồ sơ nhưng với những sinh viên đã chính thức đỗ vào trường mình đăng ký thì kết quả thu được không thực sự như mong muốn. Theo kết quả khảo sát mới đây của Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý, với đối tượng là sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học thì có đến 65,4% sinh viên được hỏi chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn. Đáng quan tâm là hơn một nửa số sinh viên này hoàn toàn "mù" thông tin về công việc tương lai sau khi tốt nghiệp ngành mình đang học.
Không những thế, phần lớn sinh viên được hỏi đều đưa ra một thực tế đáng cảnh báo vào học rồi mới biết mình không hợp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới con số báo động về mức độ thoả mãn với nghề đã chọn, khi có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thoả mãn với sự lựa chọn của mình. Thậm chí có tới 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau... Những số liệu mà Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý ĐH ĐHKHXH&NV đưa ra rất đáng để hơn 1 triệu thí sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học sắp tới tìm hiểu kỹ hơn ngành nghề mình sẽ đăng ký dự thi.
Ít lo tìm hiểu ngành nghề
Một thực tế mà chuyên gia tư hướng nghiệp TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý nêu ra là khá nhiều học sinh đến năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lĩnh vực nghề nghiệp nào mà mình sẽ theo đuổi. Những học sinh này khá thụ động và chỉ biết lao vào ôn luyện với mục đích vượt qua các kỳ thi chứ không tập trung tìm hiểu những ngành nghề nào phù hợp với mình.
Chính sự hời hợt, sơ sài theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" của thí sinh khiến cho các em sớm rơi vào tình trạng luẩn quẩn giữa việc tiếp tục học hay tìm kiếm cơ hội khác hợp với nguyện vọng của mình hơn khi bắt buộc phải học tập trong môi trường đào tạo nghề không đúng theo mong muốn bản thân. Theo TS. Phạm Mạnh Hà, điều này dẫn tới rất nhiều hệ quả. "Chọn sai nghề dẫn tới bản thân không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong công việc, giảm năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó sẽ gây tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và mất đi động lực để làm việc. Muốn bắt đầu đào tạo lại nghề khác thì cá nhân ấy cũng phải chịu tốn kém thời gian, chi phí" - TS. Phạm Mạnh Hà nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề thí sinh cần tìm lời giải nhất đối với các chuyên gia tư vấn là liệu những ngành nghề phù hợp với sở thích, khả năng cá nhân có đồng nghĩa với việc kiếm được việc làm đảm bảo thu nhập sau này. Trần Tình, thành viên tổ tư vấn hướng nghiệp cho biết đây chính là điều khiến nhiều bạn băn khoăn nhất và nhiều bạn thay vì chọn ngành mình yêu thích đã quyết định chọn theo tiêu chí hàng đầu là có dễ xin việc làm hay không, có thu nhập cao hay không...
Lời khuyên đưa ra với thí sinh, theo TS. Phạm Mạnh Hà, để lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp, các bạn cần cẩn trọng tìm hiểu xem bản thân thực sự thích thú với loại công việc nào; năng lực sức khỏe, thể chất của mình ra sao... sau đó mới đi tìm kiếm loại công việc đáp ứng được nhiều nhất những mong muốn và khả năng của mình, rồi tìm và lựa chọn một cơ sở đào tạo có đào tạo lĩnh vực nghề nghiệp mà mình muốn. Với thực tế tiếp xúc và tuyển dụng thường xuyên với đối tượng sinh viên mới ra trường, TS. Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển cho biết, kết quả phỏng vấn tuyển dụng cho thấy phần lớn sinh viên quá 4, 5 năm học tập vẫn không có định hướng nghề nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên thiếu sự say mê, tâm huyết với ngành nghề đào tạo. "Các nhà tuyển dụng thường rất dễ để nhận ra những ai thực sự có định hướng, ý thức tốt, hiểu biết với nghề nghiệp của mình. Những sinh viên như vậy chắc chắn sẽ được các nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển chọn ngay" - TS. Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh.
Theo ANTD
Một số ĐH top đầu công bố đối tượng tuyển thẳng ĐH Dược HN sẽ tuyển thẳng Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua; ĐH Sư phạm TP. HCM ưu tiên học sinh khuyết tật; HV Bưu chính Viễn thông hỗ trợ 24.000 USD với thí sinh được tuyển thẳng vào lớp chất lượng cao. Vừa qua, Bộ GD - ĐT đã có công văn gửi các Sở GD - ĐT, học viện,...