Pháp xét xử 5 sinh viên kích động thù ghét người Trung Quốc
5 sinh viên từ 19 đến 25 tuổi bị cáo buộc đăng bài viết trên Twitter đổ lỗi cho người Trung Quốc khiến Pháp phải phong tỏa Covid-19.
Trong phiên xét xử tại Paris hôm 24/3, những người này bị cáo buộc phân biệt chủng tộc và kích động thù ghét qua việc đăng bài trên Twitter, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà hồi cuối tháng 10/2020.
Sun-Lay Tan, một nghệ sĩ người Pháp gốc Campuchia và Trung Quốc, phản đối phân biệt chủng tộc chống người gốc Á tại Paris hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters
Tất cả bị cáo đều không có tiền án tiền sự. Phiên kết án dự kiến diễn ra ngày 26/5. Các bị cáo có thể bị phạt tiền chứ không phải ngồi tù. Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc, khiến nạn thù ghét người gốc Á đang gia tăng ở các nước phương Tây.
Video đang HOT
“Nhốt tôi vào lồng với một người Trung Quốc, tôi sẽ chơi đùa anh ta, hủy hoại anh ta, tôi muốn nhìn thấy mắt anh ta mờ đi hy vọng” là một bài đăng trên Twitter được đọc trước tòa.
Phản hồi lại những bài đăng này, hashtag #Tôi không phải virus và #Chấm dứt viện cớ virus gây thù ghét lập tức nổi lên nhằm chống lại định kiến về nguồn gốc virus.
Người biểu tình tụ tập trước tòa án xét xử 5 bị cáo. Một người mang biển viết chữ “Dù ở Atlanta hay Paris, hãy nói không với phân biệt chủng tộc chống người gốc Á”. Atlanta, thành phố thuộc bang Georgia, Mỹ, là nơi xảy ra vụ xả súng tuần trước khiến 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng.
“Mẹ tôi bị tấn công, dì tôi nữa. Bởi chúng tôi là người châu Á, người ta nghĩ rằng chúng tôi có tiền”, Darith Ly, 30 tuổi, người Campuchia gốc Hoa, nói khi tham gia biểu tình.
“Nếu giữa các quốc gia tồn tại bất đồng, nó nên giải quyết bằng chính trị và ngoại giao”, Bai Quan, chủ chuỗi nhà hàng Trung Quốc tại Pháp, nói.
Những người chỉ trích cáo buộc cảnh sát lơ là giải quyết đe dọa với cộng đồng người Hoa ở Pháp, cộng đồng bị nhắm mục tiêu vì định kiến họ thường giàu có và mang theo người nhiều tiền mặt.
Vụ đánh đập tới chết thợ may Zhang Chaolin ở phía bắc Paris năm 2016 đã làm nổi bật những vụ hành hung kiểu này nhằm vào người gốc Á. Zhang, 49 tuổi, bố của hai đứa trẻ, bị hai thiếu niên đeo bám khi đang trên đường tới một nhà hàng ở ngoại ô Paris. Hai tên này chỉ bỏ đi sau khi lấy được sạc điện thoại và một số đồ ngọt. Họ bị kết án tù năm 2018.
Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Quốc gia (INED) của Pháp hồi tháng 5/2020 công bố nghiên cứu liên quan giữa Covid-19 và người gốc Á, cho biết đại dịch đã dẫn tới “những khía cạnh phân biệt chủng tộc người gốc Á mới”.
Tổng thống Mỹ Biden điện đàm với người đồng cấp Pháp, mong muốn hợp tác chặt chẽ
Ngày 24/1, Nhà Trắng thông báo tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người đồng Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi điện chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/11/2020. Ảnh: Twitter/Emmanuel Macron
Thông báo cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Biden bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Pháp - "đồng minh lâu đời nhất" của Mỹ.
Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh cam kết thúc đẩy quan hệ xuyên Đại Tây Dương thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quan hệ đối tác giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron và người đồng cấp Mỹ đã nhất trí trong vấn đề biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó đại dịch COVID-19. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận "sự sẵn sàng hành động của nhau vì hòa bình tại khu vực Cận Đông và Trung Đông, đặc biệt trong vấn đề hạt nhân Iran".
Theo phía Pháp, cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ và bằng tiếng Anh. Việc Tổng thống Biden thực hiện các cuộc điện đàm với lãnh đạo của một số quốc gia đồng minh lâu năm của Mỹ như Canada, Anh và Pháp ngay trong những ngày đầu lên nắm quyền cho thấy ông đang thực hiện những chính sách đối ngoại mà ông đã cam kết, đó là phục hồi và củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh.
Tòa án Pháp xét xử cựu quan chức Rwanda liên quan đến thảm họa diệt chủng năm 1994 Ngày 21/1, tòa phúc thẩm ở thủ đô Paris (Pháp) xác nhận sẽ đưa ra xét xử ông Laurent Bucyibaruta, một cựu quan chức Rwanda, liên quan đến vụ thảm sát hơn 800.000 người, chủ yếu là người sắc tộc Tutsi, năm 1994. Ông Bucyibaruta là cựu quan chức tại tỉnh Gikongoro (miền Nam Rwanda) và sinh sống tại Pháp kể từ năm...