Pháp xây làng riêng cho bệnh nhân Alzheimer
Việc xây dựng ngôi làng – tạm gọi là làng của những bệnh nhân Alzheimer – đã được triển khai ở miền tây nam nước Pháp nhằm giúp các bệnh nhân được sống trong một không gian sống bình thường, không phải bệnh viện.
Mục đích của việc xây ngôi làng dành riêng cho các bệnh nhân Alzheimer là để họ được sống lại cuộc sống thường nhật mình đã mất – Ảnh: AFP
Ý tưởng về xây dựng một làng riêng là để tránh cho bệnh nhân Alzheimer phải sống trong không gian bệnh viện. Y tá và bác sĩ sẽ mặc đồ bình thường khi thực hiện việc chăm sóc hằng ngày. Việc điều trị sẽ chỉ là một trong những ưu tiên bên cạnh việc củng cố và khuyến khích giao tiếp xã hội.
Mặc dù lấy ý tưởng từ mô hình thí điểm ở Hà Lan, làng cho bệnh nhân Alzheimer ở Pháp sẽ có thêm một trung tâm nghiên cứu để so sánh các kết quả của việc chăm sóc theo mô hình mới với phương pháp ở những trung tâm chăm sóc truyền thống.
Các nhà nghiên cứu cũng sẽ sống ở trong làng bên cạnh các bệnh nhân cùng với khoảng 200 hộ lý và tình nguyện viên. Những chú chó đã được huấn luyện cũng có mặt ở làng để giúp những cư dân đặc biệt của làng không bị cô đơn.
Quanh khuôn viên làng sẽ không có rào chắn nhưng nhiều lối đi an toàn được xây dựng và kết nối vào đời sống văn hóa và xã hội của thành phố.
Video đang HOT
Trên diện tích 7 hecta, xung quanh khu trung tâm sẽ là 4 khu vực với các dịch vụ phổ biến như siêu thị, làm tóc, nhà hàng,… để khuyến khích giao tiếp xã hội.
Làng sẽ trông giống như một ngôi làng truyền thống điển hình thời trung cổ – phổ biến ở vùng Landes – để duy trì một cảm giác bình thường và hài hòa với không gian xung quanh.
Làng dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019 và đón khoảng 120 bệnh nhân.
Đây là dự án đầu tiên được triển khai ở Pháp, học hỏi từ mô hình tương tự được xây dựng ở gần Amsterdam, Hà Lan.
Giáo sư Jean-Franois Dartigues, nhà thần kinh học và dịch tễ học tại bệnh viên ĐH Bordeaux CHU Pellegrin, cho biết trên tờ Le Monde: các cơ sở vật chất cần thiết sẽ được bố trí ở làng để “duy trì sự tham gia vào hoạt động xã hội của các cư dân”.
Theo Hiệp hội Alzheimer của Pháp, bệnh Alzheimer và chứng mất trí có liên quan ảnh hưởng đến hơn một triệu bệnh nhân ở Pháp. Mỗi năm, có hơn 200.000 trường hợp mới. Hiện chưa có phương pháp điều trị nào có thể ngăn chặn bệnh này.
Mô hình chăm sóc bệnh nhân mất trí nhớ đầu tiên đã được xây dựng cách đây vài năm tại Weesp, Hà Lan nhằm tạo ra một môi trường sống giống như ở nhà cho họ. Người chăm sóc mặc quần áo bình thường.
Các hoạt động xã hội được khuyến khích và duy trì hằng ngày. Nếu khi đi mua hàng ở siêu thị trong làng, bệnh nhân “quên” trả tiền, họ sẽ vẫn được mang đồ về nhà, họ có thể tập thể dục và nhiều sinh hoạt hằng ngày bình thường khác.
Theo tuoitre.vn
Giáo dục đất Tổ phát động ngày hội sách năm 2018
Ngày 20/4, tại Trường THCS Văn Lang (Việt Trì, Phú Thọ), Phòng GD&ĐT Việt Trì tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 và Hội sách Đất Tổ năm 2018.
Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ phát động
Với mục tiêu nhằm tuyên truyền và hưởng ứng các hoạt động Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 và Hội sách đất Tổ năm 2018 thực sự trở thành ngày hội của nhân dân, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa cộng đồng. Phát huy hiệu quả hệ thống thư viện trường học, thúc đẩy phong trào đọc sách, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường và cộng đồng.
Tại Lễ phát động, với các hoạt động thiết thực, bổ ích, đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của sách và đọc sách trong đời sống con người; đọc sách để có tri thức, kiến thức phục vụ mình, phục vụ cho mọi người để sống tốt đẹp hơn, có ích cho xã hội, hoàn thiện kĩ năng sống cho mỗi người; sách đóng vai trò rất quan trọng - là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn của mỗi chúng ta. Đó là mục đích, ý nghĩa cao đẹp của Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 và Hội sách Đất Tổ năm 2018.
Học sinh giới thiệu Bộ sách Kỹ năng sống tại lễ phát động
Nhiều năm qua, thư viện trong các cơ sở giáo dục của thành phố Việt Trì, nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung đã được củng cố, đa dạng hóa các loại hình thư viện: Thư viện xanh, thư viện góc lớp, thư viện điện tử... phong trào đọc sách của giáo viên, học sinh trong các nhà trường cũng dần được cải thiện, tiến tới hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Đây thực sự là một hoạt động ý nghĩa đối với phong trào tự đọc, tự học của giáo viên, học sinh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW.
Nguyễn Tuấn Anh
Theo giaoducthoidai.vn
7 cách nhận biết trẻ tự kỷ Có khoảng 80-85% trẻ tự kỷ không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, 15-20% trẻ tự kỷ có tác nhân liên quan. Và cho đến nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Trẻ tự kỷ vẫn có cơ hội quay lại cuộc sống bình thường nếu phát hiện và can thiệp sớm - Ảnh: XUÂN MAI Việc phát hiện và can thiệp...