Pháp Vương Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thăm Việt Nam
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thế giới – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa – sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 21/4 theo thỉnh cầu của Drukpa Việt Nam.
Trong chương trình viếng thăm, Đức Pháp Vương Gyalwang và tăng đoàn Phật giáo sẽ cử hành Pháp hội quán đỉnh cộng đồng (nghi lễ cho phép thực hành pháp tu), cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu hương linh liệt sĩ, đồng bào tử nạn, chia sẻ Phật pháp tại Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM.
Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010. Ảnh:Drukpa VN
Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan… Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á (Hong Kong, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ.
Pháp Vương Gyalwang Drukpa là người được các dân tộc trên dãy Himalaya tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm qua việc chuyển thế vào các kiếp sau, liên tục quay trở lại nhân gian. Hiện thân các kiếp sau này được gọi là Thượng sư Giác ngộ hay Tulku (trong Tạng ngữ có nghĩa là bậc Hóa thân chuyển thế).
Theo quan niệm của Kim cương thừa, các Thượng sư có khả năng đặc biệt lựa chọn cho mình hóa thân đời kế tiếp. Trước khi viên tịch, Đức Phật đều báo trước các dấu hiệu xác định hoá thân kế tiếp tại nơi sinh trước kia của mình hoặc tại quốc gia lân cận. Cứ như vậy đến Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là đời thứ 12. Ngài đã có bút tích về sự xuất hiện của mình và nhiều Thượng sư Giác ngộ cũng tiên tri như vậy. Ngày đản sinh đã có nhiều điềm may mắn, tốt lành. Thuở nhỏ, Ngài đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách, lên 3 tuổi đã nhận ra các bậc thị giả và tùy tùng đời trước khi họ tìm đến. Bậc Ấu nhi đã nhanh chóng được xác nhận là hóa thân chuyển thế đời thứ 12 của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Lên 4 tuổi, Ngài đăng quang và chính thức trở lại dẫn dắt Truyền thừa Drukpa.
Video đang HOT
Chữa bệnh cho người nghèo là một trong những hoạt động được Đức Pháp Vương tổ chức thường xuyên. Ảnh: Drukpa VN
Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng như tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa. Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) được Ngài sáng lập nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.
Với những nỗ lực không mệt mỏi vì cộng đồng, Đức Pháp Vương đã được Liên Hợp Quốc tôn vinh với nhiều giải thưởng cao quý: “Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, “Bậc bảo hộ vùng Himalaya”, “South – South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới.
Một trong những dự án tiêu biểu của Ngài là ngôi trường mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải thưởng Kiến trúc thế giới (năm 2002) và Thiết kế xuất sắc về môi trường học đường của Hội đồng Anh (năm 2009).
Ủng hộ mạnh mẽ quyền bình đẳng giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở Kathmandu, Nepal và ở Shey, Ladakh. Tại đây, ni chúng được hướng dẫn tu tập tâm linh và trao truyền những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho tăng chúng.
Đoàn hành hương nhặt rác, kêu gọi bảo vệ môi trường trên dãy Himalaya, do Pháp Vương dẫn đầu. Ảnh: Drukpa VN
Những chuyến hành hương Pad Yatra “vì môi trường” do Đức Pháp Vương tổ chức hàng năm thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, trải qua hàng trăm km. Thành viên của đoàn thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Năm 2010, các tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá kỷ lục Guinness về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.
Đức Pháp Vương đã 5 lần thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam.
Theo VNE
Tà đạo bắt gia chủ không được khóc... người chết
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mê Linh xuất hiện một đạo giáo lạ có tên gọi "đạo A di đà", lan truyền nhanh chóng và gây nên nhiều biến động, phức tạp trong đời sống dân cư. Không những yêu cầu các tín đồ phải làm trái ngược lại hoàn toàn những nghi thức cúng lễ ma chay truyền thống mà loại đạo giáo này còn đang gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ thôn xóm.
ảnh minh họa
Nghi lễ kỳ quặc, trái thuần phong mỹ tục
Cách đây hơn một năm, trên địa bàn một số xã, thị trấn của huyện Mê Linh bỗng xuất hiện những người được coi là các tín đồ đầu tiên của đạo A di đà đi truyền bá đạo giáo mới lạ này. Đạo này thuyết phục người dân nếu tin và làm theo đúng nguyên tắc, giáo lý của đạo A di đà thì sau khi chết sẽ được thành Chính quả, nên chỉ trong một thời gian ngắn, số người dân tin theo đạo giáo này đã tăng đáng kể.
Trao đổi với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Văn Thỉnh, Bí thư chi bộ tổ 3 - thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) cho biết, theo tìm hiểu của ông thì vào khoảng đầu năm 2012, có một cư sĩ ở khu Long Việt (thị trấn Quang Minh, Mê Linh) đã đến giảng và truyền đạo này cho một số bà con ở thị trấn. Những người tin theo đạo tiếp tục vận động, truyền đạo cho người khác cùng thôn xóm. Đến nay, ít nhất đã có khoảng 30 người trong thị trấn Chi Đông, cư trú rải rác ở 8 tổ dân phố tin theo đạo A di đà và tham gia vào các hoạt động của đạo. Cụ thể, mỗi khi ở địa phương có người chết, một nhóm trong số những người theo đạo này sẽ tìm đến thuyết phục gia đình tang chủ để họ cúng bái hộ niệm. Những người này cũng mặc áo tràng lam, cũng gõ khánh, lạy Phật nên bên ngoài nhìn vào dễ nhầm lẫn họ với ban hộ niệm của các chùa đến tịnh xá.
Tuy nhiên, nếu gia đình tang chủ tin và đồng ý làm theo cách thức của nhóm tín đồ đạo A di đà thì họ sẽ phải tuân thủ các nghi lễ rất kỳ lạ mà đạo giáo này đưa ra, gồm: gia đình thân nhân không được khóc thương người quá cố; phải hạ hết các di ảnh trong nhà, thậm chí nếu gia đình tang chủ có thờ Phật Thích Ca thì phải lấy vải che lại và xoay hình tượng Phật úp mặt vào tường; đặc biệt, sự có mặt của nhóm người theo đạo này và việc họ tiến hành các nghi lễ rườm rà khiến cho thời gian chờ khâm liệm của một số người chết thường kéo dài cả ngày trời...
"Chúng tôi vẫn chưa rõ mục đích, tính chất hay lợi ích tham gia đạo A di đà như thế nào song các nghi thức của đạo này rất kỳ quặc, trái với thuần phong mỹ tục địa phương khiến nhân dân rất bức xúc, phản đối. Do không can thiệp, xử lý được nên với những gia đình làm theo nghi lễ của đạo A di đà, chúng tôi đã kêu gọi, đề nghị các đoàn thể, các hội ở địa phương như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh... chỉ gửi đồ phúng viếng chứ không đến dự đưa tang người chết" - ông Thỉnh cho biết.
Tà đạo biến tướng
Ngay sau khi được nghe phản ánh của nhân dân về loại đạo giáo lạ có tên A di đà đang tồn tại ở thị trấn Chi Đông, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Thượng tọa, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện Mê Linh kiểm tra, xác minh. Qua đó được biết, không riêng Chi Đông mà một số xã, thị trấn khác trong huyện, đặc biệt ở xã Thạch Đà cũng có nhiều người theo đạo giáo này. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, đạo A di đà nói trên hoàn toàn không phải là một nhánh hay một trường phái chính thức của đạo Phật mà có thể là một sự biến tướng, mượn danh đạo Phật, thực chất là một thứ tà đạo. Tuy nhiên, do đa số tín đồ không phải là hòa thượng mà chỉ là những người dân thường, họ tu tại gia và cũng chưa phát hiện có chuyện họ làm các nghi lễ này vì lợi nhuận nên không xử lý được.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phân tích, chữ "A di đà" là một câu niệm chính thức của đạo Phật, cũng là danh hiệu của Đức Phật. Khi có người thoi thóp, khó tắt thở vì có thể còn một số trăn trở, ước vọng chưa hoàn thành trên cõi trần, những người theo đạo Phật có thể mời các nhà sư đến để trợ niệm nhằm giúp cho người chết ra đi thanh thản. Tuy nhiên, qua xem xét các nghi lễ, giáo lý của đạo A di đà có thể nhận ra ngay đó là sự biến tướng, lợi dụng đạo Phật để làm những việc hoàn toàn sai với giáo lý đạo Phật. Người Việt Nam ta vốn trọng lời mời, nếu không mời mà tự ý đến như vậy là mất lịch sự, không đúng chính phái đạo Phật. Việc người sống khóc để tỏ lòng thương tiếc người chết cũng là một truyền thống, phong tục tập quán hàng nghìn đời nay của người dân Việt Nam, đạo Phật không hề yêu cầu họ không được khóc. Việc yêu cầu gia đình tang chủ bỏ bàn thờ Phật, di ảnh xuống cũng là không đúng giáo lý đạo Phật. Càng không thể có chuyện yêu cầu gia đình tang chủ giữ thi thể người chết cả ngày không khâm liệm để cho các tín đồ theo đạo làm nghi lễ, vì thường sau khi tắt thở khoảng 6 giờ thi thể người chết bắt đầu phân hủy.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, với thứ tà đạo như vậy, chính quyền địa phương có thể can thiệp, xử lý bởi đó là hành vi sai phạm. Mặt khác, người dân cũng không nên tin theo đạo giáo này.
Theo ANTD
Kiểu sống "quái lạ" oán trách cả nắng mưa, gió rét Bạn chọn cách sống sân hận, oán trách hay vui vẻ, tri ân? Oán trách chẳng mang lại lợi ích gì, ngược lại nó thúc đẩy ta suy nghĩ, làm những việc vô ích, gây hại cho thân tâm mình, cho người thân và gây bất ổn cho xã hội. Người hãng xóm của gia đình tôi trước đây khó tính lắm. Những...