Kim thân Đức Phật hiện hình làm hàng vạn người đổ xô đến chiêm bái
Chuyện Đức Phật đang phổ hiện ở Vĩnh Long đã lan đến tận miền Trung. Ngày 24-12, một đoàn phật tử từ Nha Trang đã xuống tàu ở ga Sài Gòn hỏi đường về Vĩnh Long thăm nơi Đức Phật hiển hiện kim thân. Nghe bà con ở ga có lời bàn rằng chuyện ấy không có thật, các bà cười: Phật chỉ có với người có tín. Các ông bà không tin thì làm sao thấy Phật. Thế mới biết bây giờ những tin đồn mê tín dị đoan, những chuyện kỳ ảo luôn lôi cuốn được đông người.
Đức Phật hiện kim thân ở Vĩnh Long
Mấy ngày qua người dân huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đồn thổi việc về đêm, Đức Phật hiện thân ngự trên ngọn cây sao của một hộ dân phía sau chùa Phước Sơn (xã Mỹ Thạnh Trung – Tam Bình). Những người hiếu kỳ trong khu vực đến xem rồi dần lan truyền đến các nơi khác trong và ngoài tỉnh, làm mất trật tự an ninh địa phương. Chỉ trong mấy ngày, hàng vạn người đã đến chùa Phước Sơn chiêm bái Đức Phật.
Mỗi đêm, trên đoạn tỉnh lộ 904, cách cổng chùa khoảng 500m, đông nghịt người hiếu kỳ, có cả một dãy ôtô đỗ. Lực lượng CAH Tam Bình phải cử cán bộ túc trực để giữ trật tự và điều tiết giao thông. Đã xuất hiện các dịch vụ bán nước, thuê ghế ngồi chờ và có cả dịch vụ bán ảnh chụp Đức Phật hiện trên tàn cây. 22-12 là ngày tập trung đông nhất những người hiếu kỳ. Theo những người dân địa phương, đêm đó có tới 3.000 người chen nhau từ trong chùa ra đến ngoài đường. Có người chen nhau đến mức ngất đi, phải gọi xe đưa đi cấp cứu. Nhiều người bày lễ hương hoa ra mấy khoảng đất trống sì sụp khấn lễ. Người cầu tài, người cầu phúc. Có anh trông vẻ dân văn phòng cúi mặt khấn ra tiếng mong Đức Phật phù hộ cho thăng quan tiến chức ở cơ quan.
Quả là có hình Đức Phật trên vòm cây sao sau chùa. Vầng ánh sáng từ trong chùa soi vào cây sao làm vầng cây sáng mờ trên nền trời. Trong gió nhẹ, vầng cây sao trông như hình người ngồi vòng chân. Đến khoảng 21h, một lớp sương mờ vờn lên vầng cây, hình người như phát ra một viền hào quang xung quanh vầng cây.
Những tiếng xít xoa, những tiếng niệm Phật râm ran. Nhiều người quỳ ngay xuống đất khấn lia lịa, mặt úp vào đất nhọ thỉu. Vừa lúc ấy, một đoàn người từ trong chùa chen ra, hỏi tới tấp. Thì ra trong chùa, dù có ở ngoài sân, sát với vầng cây cũng không nhìn ra hình Đức Phật. Chỉ có đứng ngoài đường mới tưởng tượng tán cây ra hình người. Đến khoảng 22h, chùa tắt điện ngoài sân, vầng sáng tắt, trời trở lại tối đen, tàng cây cũng không nhìn thấy, làm sao tưởng ra Đức Phật. Hàng nghìn người lại chen nhau về, tiếng xe máy ôtô, tiếng người nói xôn xao một vùng.
Chủ nhân của rặng cây sao là chị Trần Thạch Gồng đã đưa chúng tôi ra tận hàng cây. Đó là 3 cây sao lớn đã đến độ cổ thụ, đường kính hơn nửa mét. 3 cây sao mọc sát bụi tre, tán cây như cái phông chắn sáng phát ra từ phía chùa. Chính chị Gồng cũng nói: Tôi đã ra đường nhìn vào tàng cây nhà mình. Nhưng nhìn mãi cũng thấy không giống Đức Phật. Nhưng nhiều người nói nên cứ tự tưởng tượng ra thôi.
Tại chùa, ni sư Như Thắng – đại diện trụ trì chùa Phước Sơn cho biết, thông tin Đức Phật hiện ra trên cây sao nhà chùa cũng chỉ nghe người dân nói lại. Nhưng đông người đến tụ tập cũng làm ảnh hưởng đến việc thanh tu tại chùa.
Video đang HOT
Phật phổ hiện nhờ lễ Khánh đản Đức Phật A Di Đà
Theo báo cáo của UBND huyện Tam Bình, từ ngày 13-12 đến ngày 18-12 (tức ngày rằm và 16 tháng 11 năm Quý Tỵ), chùa Phước Sơn ở ấp Mỹ Phú 1 tổ chức lễ Khánh đản Đức Phật A Di Đà nên trang hoàng lễ đài với khoảng 200 đèn lồng và 2 đèn cao áp mắc ở cổng sau của chùa. Một đèn lớn chiếu vào bảng có hàng chữ: “Lễ khánh đản Đức Phật A Di Đà”, một đèn nhỏ chiếu thẳng về phía 3 cây sao nhà bà Trần Thạch Gồng ở ấp Mỹ Phú 1, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình và 162 đèn dây chiếu vào tượng Phật . Khi nhà chùa bật đèn lên, từ xa hàng mấy cây số vẫn thấy sáng rực một góc trời. Ngoài các nghi lễ thờ Phật, ngày 17-12 chùa Phước Sơn còn tổ chức một đêm nhạc long trọng. Tại đêm nhạc, đông đảo Phật tử gần xa đã quy tụ về trước khuôn viên chùa Phước Sơn. Sau lời thuyết giảng của sư trụ trì, nối tiếp chương trình là những ca khúc ca ngợi Đức Phật A Di Đà, giáo lý Phật giáo hướng thiện và Quê hương đất nước, được ca sĩ Phật tử nổi tiếng từ TP.HCM thể hiện. Các ca sĩ đã bày tỏ niềm tôn kính của mình thông qua lời ca, tiếng hát cúng dường Chư Phật và bà con miền quê. Đêm nhạc tạo nên một không khí đón mừng ngày Khánh Đản Đức Phật A Di Đà vô cùng hoan hỷ, âm cúng và thắm tình đạo vị. Tuy nhiên ngay sau đêm nhạc, tiếng đồn về Đức Phật phổ hiện kim thân trên tàng cây sao đã lan ra khắp các tỉnh miền Tây, sau đó lan cả ra TP.HCM và xa hơn, kéo hàng vạn người về chiêm bái.
Ngay sau khi tin đồn loang ra, chính quyền địa phương đã vào cuộc điều tra, xác minh sự thật để ổn định tình hình trật tự trị an. Ngay lập tức, ngoài việc cử cán bộ, công an thường trực giữ trật tự và phân luồng giao thông, lãnh đạo chính quyền địa phương và Ủy ban MTTQ địa phương đã đến chùa Phước Sơn gặp gỡ các ni sư và nhân dân trong vùng. Nguyên nhân của hiện tượng có hình Đức Phật trên tàng cây sao đã được làm rõ. Ánh sáng đèn chiếu từ trong chùa lên tàng cây sao làm cho tàng cây hiện lên trên nền trời đêm trông như một đụn mây trắng mờ. Tàng cây sao trên nhỏ dưới to dần, cùng các cành lá, làm cho người ta dễ tưởng tượng là hình người đang ngồi, sau đó với những niềm tin tâm linh, lại thấy gần chùa đang cử lễ trọng liền cho đó là hình ảnh Đức Phật. Nhiều kẻ lợi dụng sự nhẹ dạ và tín ngưỡng của người dân, thêu dệt những câu chuyện không đúng thực tế, lan truyền tin đồn dẫn đến việc người dân hiếu kỳ từ các nơi đổ về xem hàng đêm. Chính quyền địa phương đã yêu cầu nhà chùa tắt đèn và thực tế, ngay sau khi tắt đèn, hình ảnh trên tàng cây sao không còn nữa.
Ông Trần Văn Thạch, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tường Lộc, huyện Tam Bình cho biết: “Chúng tôi khẳng định với bà con nguyên nhân dẫn đến người dân nhìn bóng cây ra tượng Phật là do nhà chùa đang thắp hơn 200 cái đèn lồng. Từ ánh sáng này đã hắt lên cây sao làm người dân nhìn mập mờ ngọn cây sao ra tượng Phật”. Qua khảo sát của các ngành chức năng và tham khảo ý kiến nhiều người dân địa phương, UBND huyện Tam Bình khẳng định, thông tin “Phật phổ hiển” ngự trên ngọn cây sao ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình chỉ là tin đồn thổi. Hiện địa phương tiếp tục tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu, không tụ tập đông người, gây mất ANTT, ATGT trên địa bàn.
Đã có quá nhiều các tin đồn không đúng về Phật hiện
Trưa 2-7-2013, tại một vườn cao su ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, dưới nắng nóng như đổ lửa vẫn có hàng trăm người hiếu kỳ đi xe máy, ôtô đời mới đổ về để xem một tổ mối đùn có hình người ngồi mà người ta nói là Phật hiện lên từ dưới đất. Dù lực lượng địa phương chốt chặn hai đầu đường chính, nhưng do khu vườn cao su rộng bạt ngàn nên người dân đã luồn lách đến hiện trường để xem nơi “Phật hạ thế”. Trong những lời đồn thổi về tượng Phật còn có thông tin những người đi xem về trúng xổ số, trúng đề, kéo nhiều người tìm tới quỳ rạp cúng vái để xin số đánh đề. Để dập những tin đồn nhảm, công nhân đã phải cuốc phá ụ đất này. Trước mắt rất đông người, một tổ mối lớn với cả mối chúa phơi bày. Lúc đó những người mê tín mới tỉnh ngộ.
Ngày 18-6-2013 tại chùa Bắc Nga nằm trên địa bàn xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) ông Dương Văn Hữu, Trưởng Ban quản lý di tích chùa Bắc Nga đã phát hiện ra một đôi bướm lạ có kích thước khoảng 5cm, một con màu nâu sậm, một con màu nâu vàng. Cả hai con đều đậu trên thân cây hoa đại trước sân nhà chùa. Điều khá lạ là trên thân và cánh đôi bướm có hình thù khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh đức Phật. Sau khi hay tin, người dân trong vùng đã đổ xô đến chùa “mục sở thị”. Đa số đến xem vì hiếu kỳ, nhưng cũng không ít người chuẩn bị cả tiền, nhang, lễ vật để cúng… hai con bướm lạ. Chỉ sau khi hai con bướm chết, những tin đồn mới chấm dứt, nhưng địa phương cũng khốn khổ một thời gian vì mất trật tự.
Niềm tin về Đức Phật hiển linh của các phật tử thuộc về tín ngưỡng, không ai can thiệp. Tuy nhiên nếu Đức Phật hiển hiện là để tạo ra điềm lành, là khuyến khích, giáo hóa tấm lòng thương người và chắc chắn không hiển hiện dưới những hình thức trần tục như vậy. Từ tinh ba Phật dạy trong kinh Pháp hoa, chúng ta nhận chân được rằng ngày nay, tất cả mọi người phát tâm sống trong giáo pháp Phật, thể hiện tư tưởng cao quý và việc làm lợi ích cho đời, thì chính những hành giả này tiêu biểu cho những ứng hóa thân Phật trên cuộc đời này. Và tất cả ứng hóa thân Phật trên thế gian kết hợp lại, tạo thành sức sống Phật giáo tốt đẹp, miên viễn, thể hiện rõ nét với sự hiện hữu của giáo đoàn, của Giáo hội, của Tăng ni và Phật tử. Đó chính là pháp thân Phật vẫn luôn hằng hữu ngời sáng trên thế gian này để xóa tan thế lực vô minh, soi đường dẫn bước cho nhân loại sống trong sự hiểu biết, thương yêu, hòa bình, an lạc, bất tử.
Theo ANTD
Thực hư tin đồn Phật hiện trên cây khiến ngàn người xôn xao
Từ ánh sáng của ngọn đèn bên nhà chùa đổ bóng lên cây sao, nhiều người đã tung tin đồn có hình đức Phật hiện trên cây, khiến hàng ngàn lượt người hiếu kỳ và cả tin đổ đến xem.
Chuyện đang xảy ra tại chùa Phước Sơn (ấp Mỹ Phú 1, xã Tường Lộc, huyện Tâm Bình, tỉnh Vĩnh Long). Nhận tin báo từ người dân, PV đã đến tận nơi để tìm hiểu thực hư. Theo tin đồn thì đêm tối đức Phật mới "hiện ra" song khoảng 16 giờ chiều ngày 23.12, đã có hơn 10 người dân ở các huyện Trà Ôn, Bình Tân, Tam Bình... đến chùa chờ xem đức Phật.
Một anh thợ đẽo đá trong khuôn viên chùa chỉ ngọn cây sao - nơi được đồn là có đức Phật hiện ra vào bàn đêm.
Một người dân tên N.T.T. ở xã Mỹ Thành (huyện Tam Bình) cho biết: "Tôi nghe thông tin này đã 2 ngày qua, ban đầu cũng không tin nhưng thấy mọi người đi xem về kể lại thấy đức Phật hiện ra trên cây sao nên tui cũng đến xem. Nhưng đến 7 - 8 giờ tối đức Phật hiện!".
Anh Vinh - một thợ đẽo đá trong khuôn viên chùa Phước Sơn - cho biết: "Hai ba ngày nay, khoảng từ 18 giờ đến 23 giờ, có hàng ngàn người kéo đến chùa chờ xem Phật hiện. Riêng tui cũng thấy có một bóng mờ như hình nửa thân người, rất có thể là do hình tán cây cộng với ánh sáng hắt vào, nên mình nhìn như tượng Phật thôi".
Mấy ngày nay, đêm nào cảnh này cũng diễn ra
Cũng theo anh Vinh và một số hộ dân sống quanh chùa, khi nhà chùa tắt hết đèn thì hoàn toàn không thấy gì nữa. "Tui thấy chùa có khuôn viên rộng, nhiều vị trí "thuận lợi" để Phật hiện ra chứ sao lại hiện trên cây sao? Hơn nữa nếu Phật hiện ra thì không cần nhờ ánh đèn của chùa, càng không thể hiện ra ở một vị trí "bụi bặm" như thế này" - chị Trang ở huyện Trà Ôn sau khi đi xem Phật về nhận xét.
Từ tin đồn thất thiệt gây nên cảnh ùn tắc giao thông và mất an ninh trật tự tại địa phương.
Tiếp PV tại nhà chùa, Thích nữ Như Thắng - đại diện trụ trì chùa Phước Sơn - cho biết, thông tin đức Phật hiện ra trên cây sao nhà chùa hoàn toàn không biết, chỉ nghe người dân nói lại.
Những ánh đèn từ nhà chùa là căn nguyên gây nên bóng trên cây sao.
Trao đổi với PV xung quanh tin đồn này, ông Trần Văn Thạch - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tường Lộc (huyện Tam Bình) cho biết: "Trong ngày 20.12, tức sau lễ Phật Di đà 2 ngày, ban đầu có khoảng 200 người đến xem; sang ngày 21 - 22.12 thì số lượng tăng lên gấp 5 lần, làm mất trật tự địa phương và ùn tắc giao thông kéo dài. Qua báo tôi khẳng định với bà con nguyên nhân dẫn đến người dân nhìn bóng cây ra tượng Phật là do nhà chùa đang thắp hơn 200 cái đèn lồng. Từ ánh sáng này đã hắt lên cây sao làm người dân nhìn mập mờ ngọn cây sao ra tượng Phật".
Trong buổi chiều cùng ngày, chính quyền địa phương và UBMTTQ huyện đã đến chùa Phước Sơn vận động tắt đèn, theo đúng giấy phép UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép nhà chùa tổ chức mừng lễ Phật Di đà trong hai ngày 17 - 18.12.
Theo Dân tri
Chủ tịch thị trấn muốn từ chức để đi đòi nợ công ty vàng Chiều nay 27/12, xác nhận với PV Dân trí, ông Đỗ Ngọc Thắng - Chủ tịch thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cho biết ông dự định sẽ viết đơn xin từ chức để đi đòi nợ Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Theo xác nhận của ông Thắng, số tiền mà Công ty TNHH Vàng Phước Sơn nợ công...