Pháp và Na Uy nới lỏng các hạn chế phòng dịch
Ngày 2/2, Pháp bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19, trong đó có cả quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời.
Đây là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường, nhưng cũng đang gây nhiều tranh cãi khi mà mới tháng trước, Pháp còn ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục do biến thể Omicron dễ lây lan.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các buổi hòa nhạc, thi đấu thể thao và các sự kiện khác sẽ không còn giới hạn số lượng khán giả. Làm việc từ xa không còn là bắt buộc nhưng vẫn được khuyến khích thực hiện. Đây là bước đầu trong lộ trình 2 giai đoạn dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch mà Chính phủ Pháp đã công bố vào cuối tháng 1, khi mà nhiều quốc gia châu Âu khác như Anh và Đan Mạch đã có những động thái tương tự. Tháng trước, Thủ tướng Jean Castex tuyên bố: “Pháp sẽ có thể dỡ bỏ phần lớn các hạn chế phòng dịch trong tháng 2″ nhờ thẻ vaccine mới, thay thế cho thẻ y tế.
Giai đoạn 2 sẽ cho phép các hộp đêm mở cửa trở lại từ ngày 16/2, các khu vực ghế đứng cũng được phép ở các buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, quán bar. Dịch vụ ăn uống tại các sân vận động, rạp chiếu phim, giao thông công cộng cũng sẽ được phép kể từ mốc thời gian trên.
Video đang HOT
Giới chức Pháp cho rằng mối đe dọa từ biến thể Omicron là “có giới hạn”, dù lây nhiễm mạnh hơn nhưng không nguy hiểm bằng các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2. Trong 7 ngày qua, số ca mới trung bình là 322.256 ca so với 366.179 ca của 1 tuần trước đó.
Cùng ngày 2/2, Na Uy thông báo sẽ dỡ bỏ phần lớn các hạn chế phòng dịch COVID-19, nói rằng xã hội phải sống chung với virus. Biến thể Omicron khiến số ca mới tăng mạnh ở quốc gia Bắc Âu này nhưng số bệnh nhân bị nặng phải nhập viện điều trị không tăng nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine cao.
Trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store tuyên bố: “Cuối cùng chúng ta cũng đến thời điểm có thể dỡ bỏ rất nhiều các biện pháp y tế đã phải áp dụng trong mùa Đông này. Chúng ta sẽ sống chung với dịch bệnh dù tỷ lệ lây nhiễm có thể cao”.
Cụ thể, những người tiếp xúc gần với một ca mắc giờ đây không phải cách ly, cho dù việc xét nghiệm hàng ngày được khuyến nghị trong 5 ngày trong khi thời gian cách ly các ca mắc cũng giảm từ 6 xuống 4 ngày. Làm việc từ xa không còn là bắt buộc và các hộ gia đình có thể đón tiếp số lượng khách không hạn chế. Những sự kiện thể thao cũng không còn giới hạn về khán giả. Du khách nhập cảnh không còn phải xét nghiệm. Hạn chế về bán đồ uống có cồn ở quán bar, nhà hàng cũng được dỡ bỏ. Các quy định mới có hiệu lực từ 23h ngày 1/2 (theo giờ địa phương). Việc đeo khẩu trang vẫn sẽ là bắt buộc ở một số nơi như giao thông công cộng và các cửa hàng nơi không thể thực hiện khuyến nghị về giãn cách 1 mét.
Trước đó, ngày 1/2, nước láng giềng của Na Uy là Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế phòng dịch COVID-19.
Mọi người xuống đường ăn mừng việc chấm dứt các hạn chế COVID-19, ở Oslo. Ảnh tư liệu: AP
Tính từ đầu dịch, Na Uy ghi nhận hơn 781.000 ca mắc và 1.440 ca tử vong vì COVID-19. Gần 91% dân số nước này đã tiêm chủng đầy đủ và giới chức y tế Na Uy ước tính rằng khoảng 3-4 triệu người trong tổng số 5,4 triệu dân có thể bị mắc COVID-19 tính đến mùa Hè năm nay.
Taliban bắt đầu đàm phán với các phái đoàn phương Tây tại Na Uy
Ngày 24/1, phái đoàn Taliban đã bắt đầu đàm phán với các đoàn ngoại giao phương Tây tại Oslo (Na Uy) để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan.
Ông Amir Khan Muttaqi (giữa, trái), người được lực lượng Taliban chỉ định làm Ngoại trưởng, và Đặc phái viên Anh về Afghanistan Nigel Casey (giữa, phải) tại cuộc đàm phán giữa phái đoàn Taliban và các đoàn ngoại giao phương Tây ở Oslo, Na Uy ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên Taliban cử phái đoàn đến châu Âu kể từ khi lực lượng này trở lại nắm quyền ở Afghanistan từ tháng 8/2021. Phái đoàn Taliban do ông Amir Khan Muttaqi, người được lực lượng Taliban chỉ định làm Ngoại trưởng, dẫn đầu đã bắt đầu vòng đàm phán với các đại diện ngoại giao của Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italy, Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy. Các cuộc thảo luận diễn ra chiều 24/1 (giờ Việt Nam) dưới hình thức họp kín tại khách sạn Soria Moria, ngoại ô thủ đô Oslo.
Tình hình nhân đạo tại Afghanistan đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền và cộng đồng quốc tế tạm dừng các hoạt động viện trợ cho nước này. Hàng triệu người dân Afghanistan vốn đã khốn khổ vì nạn đói do hạn hán kéo dài tiếp tục đối mặt với các tình huống khẩn cấp khác.
Đặc phái viên Mỹ về AfghanistanThomas West chia sẻ trên mạng xã hội Twitter ngày 23/1 khẳng định Washington sẽ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo cùng các đồng minh và tiếp tục theo đuổi con đường ngoại giao sáng suốt với Taliban. Na Uy nhấn mạnh các cuộc đàm phán diễn ra không đồng nghĩa rằng các nước phương Tây công nhận chính quyền do Taliban dẫn đầu tại Afghanistan.
Tuần trước, Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt nhận định đàm phán với Taliban là việc phải làm để tránh tình hình chính trị dẫn tới một thảm họa nhân đạo tồi tệ hơn.
Kể từ tháng 8/2021, các hoạt động viện trợ nhân đạo, vốn mang đến 80% ngân sách cho Afghanistan, đã tạm dừng và Mỹ cũng đã đóng băng 9,5 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Afghianstan. Tỷ lệ thất nghiệp tại Afghanistan đã tăng vọt và nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng đã không nhận được lương trong nhiều tháng dù trước đó cuộc sống đã rất khó khăn vì hạn hán kéo dài.
Theo Liên hợp quốc, nạn đói đang đe dọa 23 triệu người Afghanistan (khoảng 55% dân số). Tổ chức này ước tính các nước cần quyên góp 4,4 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan.
Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tới đây giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây sẽ là cơ hội để "chuyển đổi bầu không khí chiến tranh" sau hai thập kỷ chiến tranh chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Zabihullah Mujahid - người phát ngôn của Taliban tại...