Pháp và Hà Lan kêu gọi EU quản lý chặt các hãng công nghệ Mỹ
Châu Âu đang tạo nhiều sức ép lên các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Facebook, Amazon… để hạn chế sức mạnh độc quyền của chúng.
Ủy viên EU Margrethe Vestager tại một cuộc họp báo về Broadcom tại Bỉ vào ngày 7.10
Theo Reuters, Pháp và Hà Lan đã kêu gọi thành lập một cơ quan có thẩm quyền của Liên minh châu Âu (EU) để điều chỉnh các công ty công nghệ lớn như Google và Facebook.
Video đang HOT
Động thái này làm gia tăng áp lực lên Ủy viên EU Margrethe Vestager, người đang thực hiện một dự thảo về quy định, được gọi là Đạo luật Dịch vụ số, nhằm đặt ra quy tắc cơ bản cho việc chia sẻ dữ liệu và cách các thị trường số hoạt động.
Ủy ban châu Âu đang thể hiện đường lối cứng rắn trước những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. Một phần là do các vụ kiện chống độc quyền nhắm vào chúng không có kết quả khả thi, khi quá trình diễn ra thường kéo dài nhiều năm, và thất bại trong việc thúc đẩy yếu tố cạnh tranh.
Trong một cuộc họp trực tuyến do Đức tổ chức hôm 15.10, các bộ trưởng phụ trách về viễn thông và kỹ thuật số của EU đã đưa sức mạnh kiểm soát của những cái tên lớn như Amazon và Google ra làm vấn đề thảo luận.
Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức Peter Altmaier, chủ trì cuộc họp, cho biết họ cũng sẽ thảo luận về các quy tắc được đề xuất cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tuyên bố hỗ trợ Liên đoàn Đám mây châu Âu, nhằm thúc đẩy các dự án tương tự như sáng kiến Gaia-X của Pháp – Đức, từ đó giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào các doanh nghiệp điện toán đám mây có sức ảnh hưởng lớn của Mỹ.
Google Meet thêm tính năng hỗ trợ thảo luận theo nhóm
Tính năng mới tên "breakout rooms" giúp chia người dùng vào các nhóm nhỏ nên hữu ích cho việc quản lý cuộc gọi với nhiều thành viên, ví dụ như trong trường hợp dạy học hoặc đào tạo.
Tối đa 100 nhóm nhỏ có thể được tạo ra trong một cuộc gọi Meet
Theo Engagdet, các lớp học trực tuyến lớn có thể tạo ra sự choáng ngợp, không chỉ với người dạy mà còn với học viên - đối tượng tiếp thu kiến thức tốt hơn khi tương tác với người khác. Để giải quyết vấn đề đó, Google Meet tung ra tính năng mới tên "breakout rooms", hỗ trợ giảng viên chia người tham gia thành các nhóm nhỏ hơn trong cuộc gọi video.
Hiện tại, tính năng này chỉ khả dụng đối với khách hàng đăng ký gói Enterprise for Education, nhưng gã khổng lồ công nghệ cho biết sẽ mở nó cho nhiều người dùng hơn (bao gồm cả khách hàng Education và Enterprise tiêu chuẩn) vào cuối năm nay.
Google nói khả năng tạo nhóm cho người tham gia cuộc gọi và đặt họ vào những phòng gọi nhỏ hơn được nhiều khách hàng yêu cầu, với lý do có tiềm năng tăng mức độ tương tác. Người tạo cuộc gọi có thể mở tối đa 100 phòng trong một cuộc gọi. Những người tham gia sẽ được phân bổ ngẫu nhiên và đồng đều vào các phòng, nhưng người tổ chức có thể tự chuyển họ vào phòng khác nhau nếu cần. Người tổ chức cũng có quyền di chuyển từ phòng này sang phòng khác để theo dõi và tham gia những cuộc thảo luận.
Google đang liên tục phát triển và phát hành công cụ mới cho Meet trong vài tháng qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu dạy học hoặc họp trực tuyến phổ biến hơn. Vào đầu năm, mọi người dùng đã có thể truy cập Meet miễn phí, và nó còn dễ tiếp cận hơn khi được Google đưa lên ứng dụng Gmail trên Android và iOS.
Nhà mạng nói gì khi nghị định chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác có hiệu lực? Tin nhắn hay cuộc gọi rác luôn là vấn đề đau đầu cho các chủ thuê bao cũng như nhà quản lý bao năm qua, nay đã có nghị định và thông tư nhằm giải quyết triệt để vấn đề này. Theo số liệu tính tới hết tháng 6.2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 126,95 triệu thuê...