Pháp trong đêm không tưởng và điên rồ của Euro
Tuyển Pháp được đánh giá là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch, nhưng đã phải dừng bước ở vòng 1/8 Euro sau thất bại 4-5 trước Thụy Sĩ trong loạt sút luân lưu.
Trong cái đêm không tưởng và điên rồ của Euro, khi trước đó Tây Ban Nha đã đánh bại Croatia tới 5-3 trong một trận đấu kỳ lạ, Pháp, đương kim vô địch World Cup và ứng viên số một cho chức vô địch Euro, đã như con tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi có tên Thụy Sĩ và chứng kiến ảo mộng đăng quang của họ chìm sâu vào biển khơi thất vọng.
Khoảnh khắc ấy thật khó quên với những ai không ngủ và đã chứng kiến: Thủ thành Thụy Sĩ Sommer, sau khi đẩy được quả luân lưu của Mbappe, sững người lại trong tích tắc như thể chưa tin được anh đã làm gì, rồi bỗng nhiên tỉnh ra, gào lên sung sướng và giơ hai tay ăn mừng chiến thắng như một kẻ mất trí.
Mbappe thất bại khi thực hiện cú sút 11 m trong loạt đá luân lưu. Ảnh: Reuters.
Nỗi buồn của Mbappe
Trong giây phút ấy, camera chĩa vào mặt Mbappe. Ngôi sao 22 tuổi của đội tuyển Pháp, người đã có chức vô địch World Cup khi mới 19 tuổi, tạo ra hàng loạt kỳ tích ở độ tuổi còn rất trẻ và được tung hô như là người kế tục Messi và Ronaldo, dường như hóa đá. Hình như anh không nghe thấy gì hết, không nhìn thấy gì hết, cả sân Bucharest bỗng hóa thành một nghĩa địa lạnh tê người.
Cú sút ấy đã khiến Pháp thất bại.
Cú sút ấy giống như một cú đá của người đao phủ vào cái ghế dưới chân của kẻ tội đồ đang bị tròng dây thừng dưới giá treo cổ. Cú đá ấy khiến cho những hy vọng vào anh tan biến như bọt xà phòng và có thể khiến anh chào tạm biệt luôn một Quả bóng Vàng mà người ta tin là ứng cử viên. Quả là thất vọng cho anh và cho đội áo lam biết bao.
Chỉ có một sự an ủi ít ỏi cho một đêm đầy thất vọng: Mbappe đã gia nhập danh sách những siêu sao bóng đá làm hỏng những quả penalty quan trọng ở những giải đấu lớn và do đó, khiến đội mình thất bại. Danh sách ấy có Zico, Platini, Roberto Baggio và cả Beckham nữa. Danh sách ấy rất dài.
Nhưng nếu như chúng ta nói Mbappe đã có một mùa bóng đen tối với việc cùng PSG bị loại ở Champions League và bây giờ dừng bước sớm đến thế, từ vòng 1/8, thành tích tệ nhất của Pháp ở các giải Euro và World Cup kể từ năm 2010, mọi điều với Pháp cũng như thế, kinh khủng, đau đớn, thất bại, sụp đổ và rơi vào vòng xoáy của sự thất vọng. Nếu như việc Croatia bị Tây Ban Nha loại trong một trận đấu điên rồ vẫn có thể hiểu được, cái cách mà Pháp bước vào trận đấu này khiến người ta ngạc nhiên.
Họ đã gọi lại Benzema để làm tăng thêm sức công phá của kho thuốc súng vốn đã có 2 khẩu đại bác Griezmann và Mbappe. Họ đã phô trương thanh thế bằng việc hạ Đức 1-0 mà không thực sự quá tốn năng lượng. Nhưng con gà trống Gaulois bắt đầu viêm họng và không thể gáy tốt từ trận hòa Hungary, và dù trận hòa Bồ Đào Nha 2-2 của Ronaldo sau đó vẫn cho thấy Pháp nắm giữ số phận của mình, thì việc họ chết chìm trước Thụy Sĩ vẫn gây sốc cho không ít người, trong đó có tôi.
Cầu thủ Thụy Sĩ hạnh phúc khi đánh bại tuyển Pháp ở vòng 16 đội Euro. Ảnh: Reuters.
Còn đâu hình ảnh nhà vô địch thế giới?
Thật khó có thể nhận ra đấy là đội Pháp của chức vô địch thế giới 2018. Hồi ấy, đi lên đỉnh vinh quang, họ có cá tính, có bản lĩnh, có những giây phút thăng hoa mạnh mẽ. Bây giờ là một đội tuyển Pháp mạnh hơn về các cá nhân, nhưng cũng có vẻ chỉ còn là tập hợp của các cá nhân xuất chúng không hơn không kém. Một thảm hoạ.
Video đang HOT
Bốn trận đấu là 4 đội hình chiến thuật khác nhau của Deschamps, và ở trận đấu tưởng dễ dàng với Thụy Sĩ này là một thử nghiệm khác, 3-4-1-2, và nó đã thất bại đau đớn, bởi có vẻ như nó khiến cho nhiều cầu thủ Pháp mất phương hướng, nhất là lúc bóng bắt đầu và điều đó chỉ tạo cơ hội cho đối thủ chơi chủ động hơn, đẩy Pháp vào khó khăn.
Pháp đã chơi dở từ đầu trận với việc để thua bàn đầu tiên từ pha dứt điểm bằng đầu của Seferovic, và họ đã phải đợi đến lúc Rodriguez phung phí cơ hội đưa Thụy Sĩ dẫn trước 2-0 khi đá hỏng quả penalty mới thoát khỏi sự hôn mê kéo dài gần một tiếng đồng hồ. Benzema ghi 2 bàn, Pogba 1 bàn và khi người Pháp có vẻ như đã lấy lại được niềm vui và chuẩn bị ăn mừng một chiến thắng hú vía, thì người Thụy Sĩ vùng lên dữ dội.
Điều gì xảy ra khi ấy, vì một thái độ ngạo mạn như đã thấy ở đầu trận gặp Hungary, hay chính sơ đồ chiến thuật của Deschamps khiến Pháp không thể kiểm soát được thế trận, kể cả khi ông điều chỉnh thành 4-3-1-2 với việc đưa Coman vào sân? Không khó nhận ra tuyến giữa của Pháp, thật ngạc nhiên đã chơi dở, các hậu vệ còn dở hơn nữa và để Thụy Sĩ gỡ hòa 3-3 trong 9 phút cuối trận.
Liệu có ai đó có thể đổ lỗi cho việc thiếu may mắn, nên Pháp đã không thắng? Liệu có là quá bất công với Thụy Sĩ không nếu nói rằng vì Pháp có vấn đề nên họ mới thắng? Thụy Sĩ của HLV Petkovic chơi tuyệt vời, nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, Pháp không còn là chính họ.
Điều may mắn không hát lên khúc ca La Marseillaise khi Coman sút trúng xà ngang ở phút 94 và Mbappe bỏ lỡ 2 cơ hội tuyệt vời chỉ cách nhau mấy phút ở hiệp phụ thứ 2. Những sai lầm chết người ấy đã đưa Pháp vào loạt luân lưu, và ở loạt luân lưu ấy, chúng ta đã biết kết cục của nó, với Mbappe là nhân vật chính.
Benzema (phải) tỏa sáng nhưng người đàn em Mbappe của anh không làm được điều đó. Ảnh: Getty.
Ở giải này, Griezmann đã ghi bàn. Benzema cuối cùng cũng đáp lại sự tin tưởng của Deschamps và người hâm mộ bằng 4 bàn thắng trong 2 trận đấu. Nhưng như thế vẫn không đủ, bởi Mbappe, người được kỳ vọng và ngợi ca trong mấy năm qua, đang sống trong năm tệ nhất của mình, nhờ nhờ giữa sáng và tối.
Anh và PSG đã loại Barca và Bayern để rồi gục ngã trước Man City ở bán kết của một giải Champions League mà anh không để lại quá nhiều ấn tượng. Ở Euro, anh có vài khoảnh khắc thiên tài (như pha chuyền bóng để Benzema gỡ hòa 1-1 với Thụy Sĩ), nhưng bao trùm tất cả vẫn là những sai lầm và không ghi được bàn nào ở giải đấu này.
Đấy là sự kết thúc của một mùa bóng bất ổn, khi anh liên tục chối từ gia hạn hợp đồng với PSG và đặt tương lai của mình vào sự không rõ ràng. Đấy đã là một Mbappe khác xa với Mbappe của năm 2018. Khi ấy, anh đang bước chân vào ánh sáng của thiên tài, đang khao khát chứng tỏ mình. 2021 là một Mbappe khác, đã no nê danh tiếng và tiền tài, và có vẻ như đang rất thiếu động lực, thiếu khát vọng.
Một thất bại như thế này thực ra có ích cho anh, có ích cả cho Deschamps và đội tuyển Pháp. Để đến Euro 2020, họ mạnh đến mức gạt ra ngoài nhiều tài năng, đã đẩy Laporte sang Tây Ban Nha mà chẳng thèm tiếc nuối và hừng hực khí thế vào giải với tư cách của một đội mạnh nhất. Nhưng họ lại thiếu một khát vọng, sự kết dính, một ngôi sao là cả đội chứ không phải là số cộng của các cái tên. Họ cần đội hình mới, tinh thần mới cho chặng đường tới. Nhanh lắm, năm sau là World Cup rồi.
Nói đến World Cup, lại nhớ Pháp đã lên đỉnh vinh quang ở World Cup 1998 và Euro 2000 thế nào để rồi xuống đáy khi bị loại từ vòng bảng World Cup 2002 dù đội hình đầy ắp ngôi sao. Hồi ấy, họ thất bại vì sự tự mãn, sự bảo thủ của HLV Lemerre và những lục đục nội bộ. Bây giờ, các lục đục nội bộ cũng có, sự tự mãn cũng có và cả sự thiếu nhất quán của Deschamps.
Trong số ra của tạp chí France Football đầu tháng 6 này, có một bài phỏng vấn rất dài với Mbappe. Anh nói về những ước mơ muốn biến thành hiện thực, trong đó có chức vô địch Euro. Anh khẳng định: “Tôi muốn ghi dấu ấn trong lịch sử”. Dấu ấn ấy hóa ra là một thất bại, trong một Euro đang xác định những trật tự mới, những ngôi sao mới, những ứng cử viên mới cho ngôi vương.
Bồ Đào Nha thất bại dù có nhiều ngôi sao hơn hồi họ đã đăng quang ở Euro 2016. Pháp đã thất bại dù mạnh hơn đội hình vô địch ở World Cup tại Nga 3 năm trước. Họ có chung một mẫu số chung cho sự thất bại: Khi các ngôi sao nhiều lên, tập thể trở nên yếu đi, và những ảo mộng nhanh chóng tan tành.
Để vô địch Euro, Tây Ban Nha cần một thủ lĩnh như Ramos
Việc để thủng lưới 3 bàn trong trận gặp tuyển Croatia khiến nhiều người nhận ra rằng tuyển Tây Ban Nha đang thiếu một trung vệ đẳng cấp và có tố chất thủ lĩnh như Sergio Ramos.
Sau khi gạch tên Ramos ra khỏi danh sách các cầu thủ tham dự Euro 2020, HLV Luis Enrique chia sẻ: "Quyết định này không dễ dàng. Ramos rất chuyên nghiệp, đóng góp của cậu ấy cho tuyển quốc gia rất lớn và vẫn có thể diễn ra trong tương lai. Tuy nhiên, tôi chọn lợi ích của tuyển quốc gia".
HLV Enrique khẳng định tất cả vì lợi ích của tuyển Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông không thể ngờ rằng sức mạnh của "La Roja" (biệt danh của tuyển Tây Ban Nha) sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi thiếu vắng thủ lĩnh 35 tuổi.
Aymeric Laporte và các hậu vệ tuyển Tây Ban Nha có ngày thi đấu tệ hại. Ảnh: Reuters.
Tố chất của một thủ lĩnh
Phút 90 2, trong cuộc chạm trán với tuyển Tây Ban Nha, Mario Pasalic khiến một góc khán đài sân Parken như bùng nổ sau khi mang về bàn thắng cân bằng tỷ số 3-3 cho tuyển Croatia. Trái ngược với niềm vui của tuyển Croatia, vẻ mặt thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt các cầu thủ Tây Ban Nha.
Thời gian thi đấu vẫn còn 4 phút và 2 đội đều có thể ghi thêm bàn thắng. Trong khoảnh khắc ấy, tuyển Tây Ban Nha cần một người thủ lĩnh như Ramos.
Nếu cựu trung vệ Real Madrid còn xuất hiện trên sân, anh sẽ nhanh chóng xốc lại tinh thần của các đồng đội. Sau đó, Ramos có thể cầm bóng chạy về vòng tròn giữa sân để trận đấu được tiếp tục và tuyển Tây Ban Nha sẽ dồn lên tấn công để tìm kiếm bàn thắng trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại.
Trong trận đấu tại sân Parken, Sergio Busquets được đeo băng thủ quân của "La Roja". Với kinh nghiệm dày dặn, tiền vệ của Barca xứng đáng nhận được sự tin tưởng.
Busquets phần nào thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, trong khoảnh khắc tuyển Tây Ban Nha cần tố chất của một thủ lĩnh, anh không làm được điều đó.
So với Ramos, tầm ảnh hưởng của Busquets chưa đủ lớn. Khi đồng đội sút hỏng penalty, trung vệ 35 tuổi thường chạy đến nói lời động viên. Khi đội nhà gặp bất lợi, anh nhanh chóng xốc lại tinh thần hoặc gây áp lực với các trọng tài.
Khi đội bóng của mình cần bàn thắng để giải tỏa sức ép, Ramos sẵn sàng làm thay nhiệm vụ của các tiền đạo. Một cú đánh đầu thành công hay một quả penalty được thực hiện chính xác của anh có thể làm thay đổi kết quả trận đấu.
Trong thời gian khoác áo tuyển Tây Ban Nha, Ramos có 23 bàn thắng, đứng thứ 8 trong danh sách những tay săn bàn hàng đầu của "La Roja". Hầu hết bàn thắng của anh đều có tính chất quan trọng. Ramos có rất nhiều tố chất của một thủ lĩnh, điều không một cầu thủ nào của tuyển Tây Ban Nha ở thời điểm hiện tại sở hữu.
Pau Torres vào sân nhưng không thể giúp hàng thủ "La Roja" chắc chắn hơn. Ảnh: Reuters.
Người chỉ huy hàng thủ
Tuyển Tây Ban Nha giành chiến thắng trong trận 5-3 trước tuyển Croatia và giành vé tiến vào tứ kết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hàng phòng ngự của "La Roja" có một trận đấu tệ hại. Việc thiếu thủ lĩnh nơi hàng phòng ngự như Ramos là một trong những lý do dẫn đến kết quả tệ hại đó.
Jose Luis Gaya, Eric Garcia, Aymeric Laporte, Cesar Azpilicueta chưa có nhiều thời gian được thi đấu cùng nhau và không phối hợp ăn ý, để lộ quá nhiều khoảng trống. Quyết định tung Pau Torres vào sân trong hiệp 2 càng khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hệ quả, tuyển Tây Ban Nha phải nhận thêm 2 bàn thua ở những phút cuối trận.
Khi tuyển Tây Ban Nha dẫn trước 5-3, hàng phòng ngự của họ tiếp tục để lộ những lỗ hổng. Nếu Nikola Vlasic dứt điểm tốt hơn trong tình huống ở đầu hiệp phụ thứ 2, rất có thể khung thành của "La Roja" sẽ bị đặt trong tình trạng báo động ở những phút còn lại.
Trong trường hợp Ramos có mặt ở trên sân, bằng kinh nghiệm và khả năng chỉ huy hàng thủ của mình, anh sẽ không để những khoảng trống lộ ra. Chính anh sẽ trực tiếp lao vào điểm nóng để ngăn chặn hoặc phạm lỗi khi cần thiết.
Bên cạnh đó, sự tinh quái của Ramos có thể khiến cho sự hưng phấn của đối thủ giảm xuống. Người hâm mộ Real Madrid vẫn chưa thể quên pha phạm lỗi kín của trung vệ sinh năm 1985 với Mohamed Salah ở trận chung kết Champions League 2017/18, khiến ngôi sao sáng nhất bên phía Liverpool phải rời sân trong nước mắt.
Với khả năng của mình, Ramos đủ sức giúp hàng thủ của tuyển Tây Ban Nha đứng vững và "La Roja" có thể sẽ không cần đến 2 hiệp phụ để giành vé vào tứ kết.
Tuyển Tây Ban Nha đang rất nhớ Ramos. Ảnh: Eurosports.
Bản lĩnh trên chấm phạt đền
Phút thứ 12 trong trận đấu giữa tuyển Slovakia và Tây Ban Nha tại vòng bảng, Alvaro Morata đối diện với thủ môn Martin Dubravka trên chấm phạt đền. Nét mặt của anh lộ rõ sự căng thẳng. Cuối cùng, cú sút của anh dễ dàng bị người gác đền bên phía đối thủ chặn lại và tỷ số vẫn chưa được mở.
Trong khoảnh khắc ấy, nhiều CĐV Tây Ban Nha bỗng nhớ đến Ramos. Theo Transfermarkt , trong sự nghiệp của mình, cựu thủ quân tuyển Tây Ban Nha thực hiện tổng cộng 35 quả penalty và chỉ có 5 lần anh không đưa bóng vào lưới đối phương.
Ở những thời khắc quan trọng, Ramos càng thể hiện bản lĩnh của mình. Nhiều CĐV tuyển Tây Ban Nha chắc hẳn còn nhớ quả panenka của trung vệ Real Madrid trong loạt penalty cân não ở trận bán kết Euro 2012 (gặp tuyển Bồ Đào Nha). Quả panenka ấy giúp tinh thần các đồng đội của anh trở nên thoải mái hơn và họ dễ dàng giành vé vào chơi ở trận chung kết.
Bây giờ, việc sút penalty đang trở thành điểm yếu của tuyển Tây Ban Nha. "La Roja" không thể ghi bàn trong 2 tình huống sút penalty liên tiếp ở Euro 2020.
Trước đó, Gerard Moreno không thể đưa bóng vào lưới tuyển Ba Lan từ chấm phạt đền. "La Roja" cũng là đội tuyển đầu tiên sút hỏng 2 quả penalty liên tiếp ở ngày hội bóng đá châu Âu.
Morata là người được giao nhiệm vụ thực hiện quả penalty trong trận đấu với tuyển Slovakia. HLV Enrique có cơ sở để đưa ra sự lựa chọn này. Theo thống kê từ Transfermarkt , trước cuộc chạm trán ở Sevilla, Morata thực hiện thành công 11 quả penalty và chỉ sút hỏng đúng một lần. Không cầu thủ nào của "La Roja" ở hiện tại làm tốt hơn Morata.
Tuy nhiên, vào thời điểm tuyển Tây Ban Nha cần một bàn thắng để giải tỏa sức ép và mở ra cơ hội vượt qua vòng bảng, Morata lại lộ rõ sự lo lắng. Chứng kiến nét mặt của cậu học trò 28 tuổi, HLV Enrique chắc hẳn đang cảm thấy rất đau đầu khi nghĩ đến việc lựa chọn người thực hiện quả penalty tiếp theo.
Bước vào vòng knock-out, các đối thủ của tuyển Tây Ban Nha sẽ thi đấu thận trọng hơn. Kết quả các trận đấu của "La Roja" rất có thể sẽ được định đoạt bằng loạt penalty cân não. Khi đó, họ cần một cầu thủ thể hiện bản lĩnh trên chấm phạt đền, tạo niềm tin cho các đồng đội.
Một trung vệ có tố chất thủ lĩnh, kinh nghiệm dày dặn, khả năng chỉ huy hàng thủ, bản lĩnh trên chấm phạt đền là điều tuyển Tây Ban Nha đang thiếu ở Euro 2020. Đến lúc này, liệu HLV Enrique có cảm thấy nhớ Ramos?
Cặp tứ kết thứ ba ở Euro 2020 Tây Ban Nha và Thụy Sĩ giành quyền vào tứ kết Euro 2020 sau những trận thắng theo kịch bản khó tưởng tượng. Cặp tứ kết thứ 3 Euro 2020 là màn chạm trán giữa Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Trước đó, 2 cặp tứ kết được xác định là Italy gặp Bỉ và Đan Mạch đối đầu CH Czech. Cặp tứ...