Pháp: Tân Thủ tướng Francois Bayrou đối mặt thách thức nợ công
Ngày 20/12, Viện Thống kê của Pháp (INSEE) công bố số liệu cho thấy nợ công tiếp tục tăng trong quý III/2024, tạo thêm thách thức cho tân Thủ tướng Francois Bayrou.
Thủ tướng Pháp Francois Bayrou phát biểu tại Paris ngày 13/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo INSEE, trong quý III/2024, nợ công của nền kinh tế lớn thứ 2 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng thêm 71,7 tỷ euro, nâng tổng nợ công hiện tại lên 3.300 tỷ euro (3.400 tỷ USD).
Như vậy, nợ công đang chiếm 113,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2024, tăng so với mức 112,2% trong quý II/2024 và cao hơn nhiều so với giới hạn 60% mà Liên minh châu Âu (EU) đặt ra.
Hôm 19/12, Thủ tướng Bayrou bày tỏ hy vọng cuối tuần này hoặc chậm nhất là trước Giáng sinh, một chính phủ mới sẽ được bổ nhiệm để dẫn dắt đất nước vượt qua bế tắc chính trị hiện nay.
Nước Pháp đã rơi vào bế tắc chính trị từ đầu tháng này, khi phe cực hữu và cánh tả phối hợp để “lật đổ” người tiền nhiệm của ông Bayrou là ông Michel Barnier – người có thời gian nắm quyền ngắn nhất trong lịch sử Nền Cộng hòa thứ 5.
Nỗ lực kiềm chế thâm hụt ngân sách là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị tại Pháp. Khủng hoảng làm dấy lên nghi vấn Tổng thống Macron khó lòng hoàn thành nhiệm kỳ. Ưu tiên trước mắt của Thủ tướng Bayrou là thông qua một dự luật đặc biệt để đảo ngược ngân sách năm tài khóa 2024, sau đó chuẩn bị bước vào cuộc chiến khốc liệt hơn về ngân sách năm tài khóa 2025. Ngoài ra, các vấn đề nóng khác như cải cách hưu trí và chính sách nhập cư cũng sẽ là những thách thức lớn đối với tân Thủ tướng Bayrou.
Pháp tìm cách trì hoãn thời hạn nộp kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách
Ngày 8/9, tờ La Tribune du du Dimanche dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Pháp cho biết nước này đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) gia hạn thời hạn để nộp đệ trình kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách nhằm đảm bảo phù hợp với dự thảo ngân sách năm 2025.
Đồng tiền giấy mệnh giá 10 euro tại một ngân hàng ở Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Trước đó, trong một bức thư gửi Quốc hội Pháp vào đầu tháng 9, cơ quan này đã dự báo thâm hụt ngân sách của Pháp có thể tăng cao bất ngờ trong năm nay và năm tới nếu không tìm được khoản tiết kiệm chi tiêu bổ sung, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị. Trước tình hình này, Pháp đã đề nghị EC cho phép trì hoãn thời hạn nộp kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách nhằm "đảm bảo tính nhất quán của kế hoạch và dự thảo ngân sách năm 2025".
Sự thiếu hụt về tài chính cũng đồng nghĩa Chính phủ mới của tân Thủ tướng Michel Barnier có thể sẽ phải lựa chọn giữa việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế hoặc mất uy tín với các đối tác EU và các thị trường tài chính. Hiện Bộ Tài chính Pháp chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Theo người phát ngôn của EC, thời hạn chót để các nước nộp kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách là ngày 20/9. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên có thể đề nghị EC gia hạn trong một khoảng thời gian hợp lý. Quan chức này cũng cho biết hiện chưa thể xác nhận liệu EC đã nhận được yêu cầu của Pháp hay chưa.
Ông Barnier, sinh năm 1951, là thành viên của đảng Cộng hòa đại diện cho cánh hữu truyền thống. Ông được biết đến nhiều nhất trên trường quốc tế với vai trò làm trung gian cho tiến trình Vương quốc Anh rời khỏi EU, sự kiện còn được gọi là Brexit. Việc ông Barnier được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Pháp, đã giúp chấm dứt 2 tháng bế tắc trong tiến trình thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử quốc hội (Hạ viện).
Tuy nhiên, tân Thủ tướng Pháp sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là nỗ lực thúc đẩy cải cách ngân sách năm 2025, trong bối cảnh nước Pháp đang chịu áp lực từ EC và thị trường trái phiếu để giảm thâm hụt.
ECB để ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde ngày 16/12 cho biết các nhà hoạch định chính sách Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất. Trụ sở ECB tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại ngân hàng Litva, bà Lagarde giải thích rằng nền kinh tế khu vực...