Pháp sẽ bơm hàng trăm xe bọc thép VAB và tên lửa Aster sang Ukraine
Nhằm đảm bảo khả năng cơ động trong duy trì phòng tuyến biên giới kéo dài hàng trăm km với Nga, Pháp mới đây thông báo sẽ chuyển giao số lượng lớn xe bọc thép chở quân (VAB) sang Ukraine.
France 24 hôm 31/3 (giờ địa phương) dẫn lời phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết, nước này đang chuẩn bị một gói viện trợ mới cho Ukraine. Đây là yêu cầu của Tổng thống Emmanuel Macron sau cuộc hội đàm gần đây với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.
Theo Bộ trưởng Sebastien Lecornu, Paris đang xem xét việc cung cấp hàng trăm xe bọc thép VAB sang Kiev trong năm 2024 và đầu năm 2025, khẳng định dù số thiết bị đã cũ nhưng vẫn hoạt động được.
Pháp dự kiến chuyển số lượng lớn xe bọc thép VAB sang Ukraine trong năm 2024 và đầu năm 2025. Ảnh: RTL
“Quân đội Ukraine cần phải bảo vệ một chiến tuyến dài hàng trăm km, đòi hỏi họ phải có xe bọc thép. Điều này cực kỳ quan trọng đối với khả năng di chuyển của quân đội và là một phần trong yêu cầu từ phía Ukraine”, ông Sebastien Lecornu nhấn mạnh.
Một nguồn thạo tin cho hay, các xe bọc thép VAB dự kiến chuyển giao sang Ukraine đã được Pháp sử dụng từ cách đây hơn 40 năm và đang được dần thay thế bằng xe bọc thép thế hệ mới Griffon.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu. Ảnh: LP/Olivier Lejeune
Được biết, trong lần viện trợ sắp tới, Paris cũng bơm thêm 30 tên lửa phòng không Aster với tầm bắn lên tới 100 km để sử dụng cho Tổ hợp phòng không SAMP-T mà Pháp cung cấp trước đó, tương tự như hệ thống phòng không Patriot do Mỹ cung cấp.
Ngoài ra, ông Sebastien Lecornu còn tiết lộ việc Pháp đang phát triển các loại vũ khí điều khiển từ xa trong một khoảng thời gian rất ngắn để chuyển chúng đến Ukraine bắt đầu từ mùa hè này.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban chia sẻ rằng người dân ở châu Âu không vui khi chính phủ của họ muốn cung cấp thêm hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Theo Viện Kiel của Đức, kể từ khi xung đột bùng phát, phía Liên minh châu Âu (EU) đã phân bổ 77 tỷ Euro (83 tỷ USD) viện trợ Kiev, đồng thời cam kết sẽ chi thêm 144 tỷ Euro. Tuy vậy, không giống các quốc gia EU khác, Hungary không gửi bất kỳ vũ khí nào tới Kiev.
Ông Viktor Orban cho rằng hiện tại là thời điểm thích hợp để ngừng bắn, đàm phán về việc thiết lập vùng đệm cạnh biên giới Nga như một gỉai pháp hòa bình lý tưởng cho Ukraine. Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh, Nga sẽ không bao giờ chấp nhận để Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ukraine biến thành 'bãi rác' của vũ khí phương Tây?
Tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, các loại vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine 'không khác gì đồ bỏ đi'.
Theo National Interest, xung đột Ukraine được bao quanh bằng những lời "biện minh dối trá" mà trong đó các phương tiện truyền thông và giới chính trị gia phương Tây đã tạo nên một "huyền thoại lâu dài" về tính hiệu quả của những loại vũ khí được gửi cho Kiev.
Pháp đã cung cấp cho Ukraine các xe bọc thép AMX-10RC hay còn gọi là xe tăng bọc thép hạng nhẹ. Tuy nhiên, thiết bị này có từ đầu những năm 1980, và lần nâng cấp cuối cùng là vào năm 2000. Quân đội Pháp đã ngừng sử dụng những chiếc xe tăng này vào năm 2021. Khi xe tăng AMX-10RC được triển khai ở vùng xung đột Ukraine, Nga được cho đã giúp Pháp hoàn tất quá trình loại biên phương tiện này.
Xe tăng của Ukraine bị phá hủy trong giao tranh với quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Cũng theo National Interest, các xe tăng chiến đấu Challenger-2 của Anh trao cho Ukraine cũng đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ hoạt động, và không có tác dụng trong quá trình giao tranh với quân đội Nga.
Ngoài ra, việc Mỹ hứa hẹn cung cấp hơn 30 xe tăng chiến đấu M1 Abrams đã khiến Ukraine vui mừng, song đây không phải là những phiên bản nâng cấp hiện đại.
Tương tự, các chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất vốn được cường điệu hóa là có thể "thay đổi cuộc chơi" trong xung đột Nga - Ukraine cũng đã ở cuối vòng đời sử dụng. Trong khi đó, Nga đã sở hữu các máy bay phản lực thế hệ thứ 5 có thể đánh bại tiêm kích Mỹ.
Điều này khiến một số nhà bình luận đặt câu hỏi liệu xung đột Ukraine có phải là công việc kinh doanh đơn thuần của chính phủ phương Tây.
"Người hoài nghi có thể kết luận đây là một phần trong âm mưu lớn hơn nhằm tiêu hao kho vũ khí bị coi là lỗi thời để buộc chính phủ các nước phải mua những hệ thống hiện đại, đắt tiền hơn từ các nhà thầu quốc phòng phương Tây", National Interest viết.
Tuy nhiên, tình hình xung đột Ukraine cũng khó có thể xoay chuyển, ngay cả khi Kiev nhận được những vũ khí hàng đầu của phương Tây. Nguyên nhân là quân đội Ukraine không được đào tạo để sử dụng thiết bị đúng cách. Theo một cựu binh Mỹ dày dạn kinh nghiệm, Washington "có thể cung cấp cho Ukraine những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới, nhưng Kiev cũng sẽ mất chúng vì không biết cách sử dụng".
Kể từ khi xung đột bùng nổ, giới chức Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không gửi vật tư quân sự tới Ukraine. Theo Moscow, hành động này chỉ kéo dài xung đột, mà không thể làm thay đổi kết quả.
Nga công bố video mổ xẻ siêu tên lửa Storm Shadow còn nguyên của Ukraine Lực lượng Nga thu được một tên lửa Storm Shadow còn khá nguyên vẹn của Ukraine, sau đó mổ xẻ chúng để nghiên cứu đặc tính kĩ thuật. Hãng thông tấn Nga RiaNovosti hôm nay (29/3) công bố video ghi lại cảnh các chuyên gia Nga tháo rời một tên lửa hành trình phóng từ máy bay Storm Shadow của Ukraine mà lực...